Lợi ích của vitamin D đối với mụn trứng cá
Tuy nhiên, chỉ riêng vitamin D không thôi thì không đủ để chữa trị được bất kì vấn đề nào và ở một mức độ nào đó, vitamin D thậm chí còn có thể gây hại.
Vitamin D1, D2, Và D3
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về vitamin D, chúng ta cần hiểu được sự khác nhau giữa vitamin D1, D2, và D3.
Vitamin D1 là loại vitamin D có trong nấm, giun đất và tảo xoắn.Loại vitamin này là hỗn hợp của hai chất lumisterol và ergocalciferol. Những dạng sống đơn giản kể trên có thể lọc vitamin D1 thành dạng ergocalciferol, hay còn được gọi là vitamin D2. Đây cũng là loại vitamin có trong các loại thuốc vitamin D liều cao.
Cơ thể người có thể sử dụng vitamin D2 tuy nhiên còn có thể tạo ra một chất khác là cholecalciferol , hay còn gọi là vitamin D3. Vitamin D3 là dạng vitamin D mà cơ thể tạo ra từ cholesterol và tồn tại ở dạng mà cơ thể có thể sử dụng ngay.Nếu cơ thể không có đủ cholesterol thì sẽ không thể tạo ra vitamin D3.
Cholesterol là chất cần thiết cho mọi tế bào trong cơ thể.Các tế bào dùng cholesterol vào quá trình tạo ra lớp màng bên ngoài để bảo vệ cho tế bào không bị phân hủy thành huyết tương trong máu.Lớp tế bào nền của da – nơi sản sinh ra tế bào mới – chuyển hóa cholesterol thành 7-dehydrocholesterol. Khi tia UV-B trong ánh nắng (loại tia gây ung thư da) tiếp xúc với 7-dehydrocholesterol, da sẽ chuyển hóa nó thành tiền chất vitamin D3.
Tiền chất vitamin này sau khi bám lấy các protein dẫn và được đưa đến gan thì trở thành vitamin D3.Gan tập hợp các đoạn phân tử vitamin D3 từ phân tử tiền chất vitamin và đưa chúng đi khắp cơ thể trên một loại phân tử vận chuyển khác.Một số tiền chất vitamin D3 được tạo ra trong da sẽ lại trở về đa.
Tia UV kích thích sự sản sinh vitamin D trong da và sau đó vitamin D lại quay trở lại da để bảo vệ da khỏi tác hại gây ung thư của tia UV. Vitamin D còn giúp điều chỉnh quá trình các tế bào da phân chia và làm chậm sự phát triển của ung thư da để giúp cho hệ miễn dịch có thể dễ dàng kiểm soát tình hình. Ngoài ra, vitamin D còn giúp chống lại sự nhiễm khuẩn trên da.
Vitamin D và sự nhiễm khuẩn da
Vitamin D kích hoạt một loại tế bào bạch cầu gọi là đại thực bào.Những tế bào này có kích thước lớn và đôi khi còn có nhiều nhân tế bào với nhiều bản sao của các ADN được dùng để mã hóa protein. Những tế nào này di chuyển theo thành mạch máu, dò tìm các tế bào chết, cholesterol thừa và các vi sinh vật gây nhiễm trùng. Khi gặp các mảnh vụn tế bào, vụn cholesterol hay vi khuẩn, đại thực bào sẽ vây quanh và “ăn” tác nhân gây hại và chuyển hóa chúng thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Vitamin D kích thích các đại thực bào. Ở trong da, các đại thực bào ăn vi khuẩn gây mụn p.acnes bằng cách tấn công trực tiếp chứ không tiết ra các chất gây viêm. Đây là một đặc tính có lợi trong việc chống lại vikhuẩn vì các tế bào bạch cầu khác thường tiêu diệt vi khuâẩn bằng cách tạo ra phản ứng viêm. Khi đó, vi khuẩn có thể tiết ra các chất khiến cho phản ứng viêm hủy diệt chính các tế bào da. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm và sưng đỏ ở mụn mủ. Các đại thực bào được kích thích bởi vitamin D không tiết ra các chất gây viêm mà thay vào đó tấn công trực tiếp và loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn, không cho vi khuẩn có cơ hội tiết ra các chất gây hại.
Cách để bổ sung vitamin D
Trong suốt hàng trăm năm, người ta vẫn cho rằng ánh nắng mặt trời có thể làm khô mụn và càng tiếp xúc nhiều với nắng thì càng tốt. Ngày nay, chúng ta đã hiểu được rằng việc làm khô da thực chất chỉ khiến cho mụn viêm nặng hơn và thậm chí khi tiếp xúc với nắng quá lâu còn có thể bị ung thư da. Tuy nhiên, việc cho da tiếp xúc với ánh nắng vẫn là điều cần thiết để da tạo ra vitamin D giúp kiểm soát vi khuẩn gây mụn.
Trong khi để ánh nắng trực tiếp tiếp xúc với da, bạn không được dùng kem chống nắng. Ngay cả một sản phẩm kem chống nắng có chỉ số SPF thấp hơn 10 vẫn có thể cản trở đến 98% quá trình tạo ra vitamin D trong da. Mặc dù bạn cần tia UV-B trong ánh nắng để da tạo ra vitamin D nhưng không nên tiếp xúc quá lâu để tránh da bị bỏng rát và gây ra một loạt các vấn đề cho da như bệnh dày sừng quang hóa, ung thư tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy hay ung thư hắc tố.
Để tránh những vấn đề này, bạn nên:
- Để da tiếp xúc với nắng vào trước 10 giờ sáng.
- Tiếp xúc với nắng không quá 20 phút.
- Không nên dùng kem chống nắng trong khi tắm nắng.
Diện tích da tiếp xúc với nắng càng rộng thì thời gian tiếp xúc càng cần phải giảm đi. Nếu bạn chỉ cần bổ sung vitamin D cho da mặt và tay thì bạn có thể thực hiện mỗi ngày nhưng nếu bạn tắm nắng toàn thân thì chỉ nên thực hiện 1 lần/tuần.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tắm nắng để da sản xuất vitamin D. Trong trường hợp này, bạn có thể uống bổ sung vitamin D, tốt nhất là vitamin D3, với liều lượng tối thiểu là 1000 IU và tối đa là 5000 IIU mỗi ngày. Việc bổ sung quá nhiều vitamin D sẽ khiến cho da nhạy cảm với nắng, tuy nhiên điều này thường chỉ xảy ra khi bổ sung quá 50.000 IU mỗi ngày trong 4 tuần liên tục.
Bên cạnh các loại thuốc, bạn cũng có thể bổ sung vitamin D từ thực phẩm nhưng điều này thường khá khó khăn. Dầu gan cá tuyết la một nguồn vitamin D dồi dào nhưng bạn sẽ rất dễ bị thừa vitamin A khi ăn loại dầu này, vì thế bạn không nên ăn quá 1 muỗng canh (15ml) dầu mỗi ngày. Ngoài ra, nấm và các loại rau xanh cũng có thể cung cấp vitamin D nhưng chỉvới một lượng rất nhỏ, do đó bạn sẽ phải ăn rất nhiều mỗi ngày mới có đủ lượng vitamin D cần thiết. Vì thế, khi cần bổ sung vitamin D thì lựa chọn tốt nhất vẫn là ánh nắng mặt trời và các loại thuốc bổ sung.
Xem thêm: cách trị mụn
Vitamin nếu được dùng đúng cách có thể trị được mụn cả từ bên trong và từ bên ngoài. Tuy nhiên không phải dạng vitamin nào da cũng sử dụng được để chống lại mụn và các tổn thương do mụn gây ra.
Vitamin A dưới các thể khác nhau là một chất phổ biến được dùng trong trị mụn. Các loại thuốc như retin–A, Isotretinoin hay Differin thực chất là những dạng tổng hợp của vitamin A, có tác dụng kích thích sự phát triển của da.
Mụn trứng cá là một tình trạng bệnh lý ở da ảnh hưởng đến hầu hết mọi người trong một khoảng thời gian nào đó trong cuộc đời của họ.
Mụn xuất hiện khi các tuyến tiết dầu (gọi là tuyến bã nhờn) trong các nang lông trở nên hoạt động quá mức. Những tuyến này tạo ra bã nhờn- là một chất dầu giúp ngăn chặn sự khô da.
Tuổi dậy thì và thanh niên là nhóm tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mụn trứng cá. Có khoảng tám phần mười (80%) người từ 11 đến 30 tuổi có mụn trứng cá.
- 3 trả lời
- 2527 lượt xem
Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?
- 5 trả lời
- 3772 lượt xem
Tôi năm nay 30 tuổi, và thường bị mụn ở vùng dưới cằm, quanh quai hàm- phần dưới của mặt, thỉnh thoảng lan xuống cổ. Mụn cũng thường nặng hơn khi tôi gần đến chu kỳ kinh. Liệu đó có phải là mụn trứng cá do nội tiết không ?