Liệu hiện tượng gò ngực kép có tự hết không?
Bạn đang gặp phải hiện tượng biến dạng gò vú kép (double bubble). Đây là hậu quả do nếp gấp dưới vú của bạn được điều chỉnh thấp xuống trong quá trình phẫu thuật và túi độn tụt xuống bên dưới nếp gấp tự nhiên, khiến cho mô vú tự nhiên nằm ở vị trí cao hơn bên trên túi độn. Rất tiếc, hiện tượng này sẽ không tự hết theo thời gian, túi độn thậm chí còn có thể xuống thấp hơn nữa và làm cho hình dạng vú trở nên tệ hơn. Bạn nên chờ thêm và tháng nữa rồi mới đưa ra quyết định nhưng theo kinh nghiệm của tôi, khả năng là bạn sẽ cần phải phẫu thuật chỉnh sửa.
Một cách nữa là tiến hành phẫu thuật tách sự liên kết giữa da và cơ cũng giống như khi chuyển túi độn lên khoang chứa túi nằm trên cơ, chỉ khác là vẫn để nguyên túi độn ở dưới cơ. Đây là vấn đề xảy ra khá thường xuyên và dễ khắc phục.
Hiện tượng biến dạng gò ngực kép (double bubble) là kết quả do khoang chứa túi độn tạo thành một nếp gấp mới nằm bên dưới nếp gấp tự nhiên. Hay nói cách khác, túi độn của bạn xuống thấp hơn nếp gấp dưới vú tự nhiên nhưng phần bên trong vú lại không giãn ra để trùm lên túi độn.
Hầu hết các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đều từng gặp vấn đề này, nó thường xảy ra trong những trường hợp mà bệnh nhân có ngực chảy xệ và da ngực chùng nhão, chỉ tiến hành nâng ngực bằng túi độn mà không treo ngực sa trễ. Trong những trường hợp như của bạn, chúng tôi vừa phải lựa chọn túi độn có kích cỡ phù hợp để lấp đầy phần vú chảy xệ (nhằm không phải tiến hành phương pháp treo sa trễ) và đồng thời vừa phải cố gắng khắc phục tình trạng núm vú nằm ở vị trí thấp hơn bình thường. Trong trường hợp này, quá trình phẫu thuật có thể được thực hiện theo hai cách, thứ nhất là tạo khoang chứa túi độn ở ngang vị trí nếp gấp dưới vú nhưng với cách này, bầu vú của bạn sẽ bị quá cao và đầy ở nửa trên, trong khi tổ hợp núm vú – quầng vú lại quá thấp (thậm chí còn hướng xuống dưới); hoặc cách thứ hai là tạo khoang chứa túi độn ở chính giữa đằng sau tổ hợp quầng – núm vú, dịch nếp gấp dưới vú xuống và kéo da vú xuống thấp để tạo hình dạng bầu ngực mới. Với trường hợp của bạn, bác sĩ có thể đã áp dụng cách thứ hai. Đa phần thì cách này có hiệu quả nhưng không may lại không có hiệu quả trong trường hợp của bạn dẫn đến biến chứng gò vú kép.
Mặc dù sau khi vú mềm ra và lành lại, vấn đề gò vú kép có thể sẽ biến chuyển khá hơn một chút nhưng sẽ không biến mất hoàn toàn. Bạn sẽ cần phẫu thuật lại để co bớt và nâng khoang chứa túi độn lên vị trí cao hơn, đồng thời bạn nên cân nhắc lựa chọn túi độn có kích cỡ nhỏ hơn hoặc tiến hành phương pháp nâng ngực chảy xệ.
Bạn có thể yên tâm, vấn đề này không phải là do quá trình phẫu thuật được tiến hành không đúng cách mà là do bác sĩ đã quá cẩn thận trong việc lựa chọn một phương án phù hợp với cấu tạo cơ thể của bạn để đem lại kết quả tốt nhất. Không may là phương án này không phải khi nào cũng có tác dụng.
Ảnh chụp cho thấy bạn bị hiện tượng gò vú kép. Đây là biến chứng không mong muốn xảy ra khi vú không có sự điều chỉnh cho phù hợp với hình dạng túi độn, dẫn đến sự xuất hiện của hai nếp gấp, một là phần đáy của túi độn và một là nếp gấp dưới vú ban đầu của bệnh nhân. Trong một số ít trường hợp, hình dạng của vú sẽ tự cải thiện sau vài tháng nhưng đa phần đều phải tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa. Trong quá trình phẫu thuật chỉnh sửa, bác sĩ sẽ “nâng” nếp gấp dưới vú bằng cách khâu bên trong vú (capsulorraphy). Hoặc còn có một cách khác nữa là tiến hành ghép khung da không tế bào (acellular dermal matrix), đây là lựa chọn phù hợp khi da/mô vú quá mỏng.
Vì mới mổ được 6 tuần nên bạn vẫn đang trong quá trình hồi phục. Bạn có thể chờ cho đến khi hồi phục hồi toàn để xem tình hình có tiến triển không. Nếu tình trạng tiếp tục kéo dài hoặc tệ đi thì bạn sẽ cần phải phẫu thuật lần hai.
Mặc dù hiện tại vẫn còn quá sớm để nói chính xác nhưng có thể bạn sẽ cần tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa để cải thiện hình dạng ngực của mình.
Hiện tại, tôi khuyên bạn nên tiếp tục làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu việc phẫu thuật chỉnh sửa là cần thiết, bạn cần đảm bảo bác sĩ của mình có kinh nghiệm với loại phẫu thuật này hoặc nếu không thì nên tìm đến một bác sĩ khác.
Biến chứng này có thể được khắc phục bằng một phương pháp phẫu thuật chỉnh sửa đơn giản nhưng bạn cần đợi ít nhất 3 - 6 tháng trước khi tiến hành phẫu thuật và tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ thẩm mỹ của bạn.
Trong lúc chờ, bạn có thể quấn băng thun hoặc mặc áo ngực hỗ trợ tuy nhiên cách này chỉ có thê cải thiện phần nào vấn đề, không thể điều trị hoàn toàn.
Sau 2 tuần khi mô vú dần lành lại và nang cứng hình thành xung quanh túi độn, bạn nên bắt đầu mát-xa ngực để làm mềm các mô xung quanh túi độn. Mặc dù không có tác dụng ngăn ngừa hay điều trị tình trạng gò vú kép nhưng điều này sẽ giúp làm các đường nét trên ngực đều nhau hơn.
Nguyên nhân gây hiện tượng gò vú kép là do rìa bên dưới cơ ngực lớn hoặc đôi khi là các mô liên kết bị tách ra, kéo phần dưới của vú lên trên và để lộ ra đáy của túi độn. Nếu như cơ ngực lớn được tách ra khỏi phần dưới của vú đúng cách bằng kỹ thuật Dual Plane thì hiện tượng gò vú kép sẽ không xảy ra trừ khi các mô liên kết ở phần dưới của vú thật sự bị giới hạn. Điều này thường xảy ra phổ biến trong những trường hợp dùng túi độn có đường kính quá lớn so với chiều rộng đáy ngực.
Quá trình phẫu thuật chỉnh sửa được thực hiện qua đường rạch ở nếp gấp dưới vú, bác sĩ sẽ kiểm tra khoảng cách chuẩn từ núm vú đến nếp gấp dưới vú, cố định nếp gấp dưới vú, tách cơ ngực lớn hoàn toàn khỏi phần dưới của vú và đảm bảo rằng không có sự giới hạn mô liên kết ở phần vú bên dưới bằng đường rạch dọc.
Việc thay thế bằng túi độn khác có đường kính đáy nhỏ có thể sẽ có ích nhưng cũng không cần thiết và vì nguyên nhân không phải do ngực chảy xệ nên phương pháp nâng ngực chảy xệ cũng không cần thiết. Mặc dù hiện tượng gò vú kép thường xảy ra hơn ở những trường hợp mà ngực tương đối chảy xệ nhưng theo tôi, đây không phải là nguyên nhân gây ra vấn đề. Trong mọi ca phẫu thuật, tôi luôn thực hiện đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa biến chứng gò vú kép ví dụ như chọn kích cỡ túi độn phù hợp, tách cơ ngực lớn theo kỹ thuật Dual Plane và kiểm soát nếp gấp dưới vú. Nếu không, một số vấn đề khác có thể sẽ phát sinh ví dụ như túi độn không vừa hoặc trông không tự nhiên.
Chọn túi nước muối Mentor có độ nhô ở mức nào để tránh hiện tượng gợn sóng?
Tôi sắp tiến hành nâng ngực bằng túi nước muối và muốn tránh tối đa hiện tượng túi độn bị gợn sóng. Tôi muốn hỏi là liệu tôi nên chọn túi độn Mentor có độ nhô thấp hay trung bình? Tôi không muốn túi độn có độ nhô cao. Tôi nặng 51 cân, đang dùng áo ngực size 34b và muốn túi ngực có thể tích 400 – 450cc.
- 5 trả lời
- 1542 lượt xem
Bị đau nhói vài tháng sau nâng ngực có phải là hiện tượng bình thường không?
Chào bác sĩ, tôi đã nâng ngực được gần 6 tháng rồi, đặt túi độn trên cơ và đường mổ ở nếp gấp dưới vú nhưng vẫn có cảm giác tê tê, đôi khi lại hơi châm chích rất lạ ở xung quanh và bên dưới hai bên núm vú. Ngoài ra thi thoảng tôi còn bị các đơn đau nhói, không kéo dài nhưng khá đau. Hiện tượng này có phải là bình thường sau một thời gian dài như vậy không?
- 1 trả lời
- 24640 lượt xem
Túi độn mentor 375cc liệu có quá to so với cơ thể tôi không?
Tôi nặng 47kg cao 1m55 và đang mặc áo ngực cup A. Tôi đã có một con nên ngực của tôi bị xẹp. Tôi muốn nâng ngực bằng túi gel silicone và muốn ngực tăng lên cup C nhưng vẫn phải tự nhiên. Bác sĩ của tôi đề xuất nên dùng túi độn Mentor 375 – 400 cc. Liệu kích cỡ này có quá to và khiến ngực tôi tăng lên cup D không?
- 7 trả lời
- 2263 lượt xem
Đặt túi độn dưới lớp cơ ngực cứng như thế liệu có cho cảm giác mềm mại tự nhiên không?
Chào bác sĩ, sắp tới cháu dự định nâng ngực đặt túi gel silicon ở dưới cơ. Tuy nhiên cháu băn khoăn không biết liệu túi độn khi được đặt dưới một lớp cơ cứng như thế thì liệu có cho cảm giác mềm mại tự nhiên như thật được không ạ?
- 1 trả lời
- 1166 lượt xem
Có thể thực hiện kỹ thuật đặt túi độn Dual Plane qua đường mổ quanh quầng vú không?
Chào bác sĩ, cách đây vài tháng tôi đã nâng ngực đặt túi độn nước muối, nhưng bây giờ lại cảm nhận được phần gờ dưới túi độn ở một bên ngực, ngoài ra trông hai bên ngực cũng không đều lắm. Tuy nhiên hiện tại tôi khá hài lòng với kết quả đạt được. Tôi nói với bác sĩ gia đình rằng túi độn được đặt theo kỹ thuật Dual plane qua đường mổ quanh quầng vú nhưng ông ấy bảo đường mổ quầng vú không thể đặt túi độn ở vị trí đó được. Liệu tôi có nghe nhầm không? Liệu sau này tôi có dễ dàng sờ thấy gờ túi độn nữa không, có nên chỉnh sửa không. Ngoài ra tôi cũng có cảm giác như sủi tăm, bong bóng ở dưới một bên núm vú
- 6 trả lời
- 1468 lượt xem
Phẫu thuật thẩm mỹ cung cấp cho chúng ta nhiều lựa chọn và ít nhất là một mức độ kiểm soát nào đó khi nói đến hình dáng cơ thể. Túi độn nâng ngực đã trở nên phổ biến trong suốt nhiều thập kỷ …với vô số phụ nữ đang tìm cách nâng đôi gò bồng đào của mình lên thông qua phẫu thuật nâng ngực.
Hầu hết phụ nữ chúng ta đều có cảm giác yêu, ghét bộ ngực của mình, chúng cũng là biểu tượng của sự nữ tính, đầy đặn và quyến rũ.
FDA đã gửi thông báo đến hãng sản xuất túi độn Allergan yêu cầu thu hồi các túi vỏ nhám Natrelle Biocell do liên quan đến ung thư.