Khối hoại tử mỡ lớn sau cấy mỡ mông
Ngay cả trong những điều kiện tốt nhất thì một nửa số mỡ được cấy vào mông có thể cũng không tồn tại được lâu và bị chết đi. Lượng mỡ chết này sẽ hóa lỏng, biến thành những nang dầu và cuối cùng được cơ thể tái hấp thu hoặc có thể để lại mô sẹo cứng hoặc khối vôi hóa. (Đây cũng là lý do cấy mỡ vào ngực không được khuyến khích – vì mô sẹo hay khối vôi hóa có thể cản trở việc phát hiện ung thư vú thông qua chụp X quang). Với bệnh nhân BBL, thậm chí lượng mỡ chết còn nhiều hơn nếu mỡ cấy được tiêm vào cùng lúc với khối lượng lớn, thay vì tiêm cẩn thận từng giọt theo nhiều “đường hầm” nhỏ được thiết kế để tạo độ tiếp xúc tối đa giữa các tế bào mỡ cấy với mô sống, giúp tăng khả năng sống sót của chúng. Những khối mỡ lớn ban đầu khi được tiêm vào có thể trông đầy đặn nhưng phần lớn lượng mỡ được cấy kém kỹ thuật như này sẽ chết đi, biến thành một vùng hoại tử mỡ lớn như bạn mô tả. Mỡ chết/hoại tử phải được cơ thể tái hấp thụ trong một khoảng thời gian rất dài, hoặc phải được phẫu thuật hút bỏ hoặc cắt bỏ hoặc điều trị bằng cách khác, nhất là khi khối mỡ đó bị nhiễm trùng thì sẽ nguy hiểm hơn. May mắn là bạn không bị.
Hiện tại, nếu mông bạn không bị sưng tấy, đỏ, hoặc chảy dịch (những hiện tượng này sau đó có thể đi kèm với sốt, ớn lạnh – là dấu hiệu nhiễm trùng) thì sau thời gian nhiều tháng tình trạng này sẽ tự cải thiện tốt hơn (nhưng KHÔNG trở lại bình thường được). Chỉ có điều trong khoảng thời gian này bạn sẽ thấy khó chịu khi phải ngồi lên những khối mỡ hoại tử cứng. Nếu bị nhiễm trùng, hoặc sau này nhiễm trùng xảy ra thì sẽ cần phải can thiệp phẫu thuật. Lúc đó hãy tìm một bác sĩ thực sự có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực này để xử lý.
Một nguy cơ lớn sau cấy mỡ mông đó là hoại tử mỡ. Cái tên nghe khá đáng sợ nhưng thực chất chỉ là khối mô cứng, rắn hình thành từ những tế bào mỡ cấy bị chết đi do không tái tạo được nguồn cung cấp máu. Do đó mỡ này không còn mềm và bông xốp, thay vào đó cứng lại. Bạn nên thảo luận trực tiếp với bác sĩ có đủ trình độ chuyên môn để có phương án xử lý tốt nhất. Thông thường, với bệnh nhân của mình, tôi thường yêu cầu họ chờ một khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng để để xem những mô này thay đổi như nào trước khi can thiệp. Các lựa chọn xử lý có thể bao gồm từ những thủ thuật nhỏ tại phòng khám đến những quy trình lớn hơn tại phòng phẫu thuật để loại bỏ khối mô cứng này. Lúc đó bạn cần được kiểm tra trực tiếp để xác định mức độ hoại tử mỡ rồi mới xác định phương pháp xử lý phù hợp được.
Nếu hiện tại bạn chỉ thấy vùng mô cứng, không thấy có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào thì có thể chưa cần can thiệp gì. Theo thời gian, cơ thể bạn sẽ hấp thụ đi một lượng mỡ hoại tử nhất định, do đó kích thước ổ mỡ này sẽ giảm dần đi. Bạn nên kiên nhẫn đợi mọi thứ ổn định hơn. Nếu sau vài tháng vẫn thấy khó chịu thì có thể tiến hành hút mỡ để loại bỏ khối mỡ hoại tử này. Quá trình này có thể sẽ khiến mông phải bị biến dạng và hai bên không cân đối nhau. Tuy nhiên sau khi xử lý và chờ một thời gian bạn có thể tiến hành cấy mỡ lại để mông cân đối hơn.
Vị trí trong cơ tức là phải mở khối cơ mông ra để chèn túi độn vào?
Tôi đã thảo luận với bác sĩ của mình về một số kỹ thuật đặt túi độn mông. Ông ấy nói sẽ đặt túi độn vào trong cơ để túi được cơ bao phủ từ cả hai phía. Vậy mà ban đầu tôi cứ nghĩ ông ấy sẽ đặt ở dưới cơ. Liệu có phải đặt trong cơ nghĩa là sẽ phải mở khối cơ mông ra, sau đó chèn túi độn vào?
- 3 trả lời
- 669 lượt xem
Mỡ bị hoại tử và vón cục sau nâng mông bằng mỡ tự thân
1 năm trước tôi đã phẫu thuật nâng mông bằng mỡ tự thân, nhưng hiện tại bên má mông phải của tôi có 2 chỗ bị cứng và nổi cục. Ngay sau phẫu thuật bác sĩ nói hiện tượng này là bình thường, nhưng sau khi tìm hiểu và sau suốt 1 năm lành thương tôi biết tình trạng này là do kỹ thuật của bác sĩ. Hiện tại tôi đang thực hiện liệu pháp trẻ hóa da meso và liệu pháp sóng âm để điều trị các vùng lõm và cứng ở mông. Có cách nào khác trị hoại tử mở không? Liệu tiếp tục thực hiện BBL thì có an toàn không?
- 4 trả lời
- 1008 lượt xem
12 tuần sau cấy mỡ: mông xuất hiện cục cứng nhỏ, liệu có phải là hoại tử mỡ không?
12 tuần trước tôi đã nâng mông bằng mỡ tự thân nhưng hai bên mông bây giờ không đều nhau, bên trái nổi một cục cứng nhỏ, không đau nhưng có ở đó từ ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Liệu đó có phải mỡ hoại tử không? Tôi muốn cấy lại mông bên phải cho cân với bên trái, nhưng lại sợ bên trái bị hoại tự mỡ sau này cần xử lý sẽ nhỏ hơn. Ngoài ra bác sĩ cũng không hút mỡ vùng hông của tôi, hông bên trái quá cao.
- 4 trả lời
- 1095 lượt xem
Sau BBL: nếu mỡ bị hoại tử không được loại bỏ sau nhiều năm thì có nguy hiểm không?
Tôi đã cấy mỡ mông được 1 năm rồi nhưng hình như mỡ cấy bị hoại tử (vì thấy mỡ bên trong mông rất cứng). Một bác sĩ đã cố gắng làm tan để hút bỏ chúng nhưng không được, ông ấy chỉ hút được phần mỡ xung quanh bị nhiễm trùng (đây là một khối áp xe do vùng này bị viêm). Việc chọc hút như này đã khiến tôi bị viêm mô tế bào. Sau đó tôi bắt đầu bị sốt nặng, rồi vùng hông bị viêm và rất đau khi chạm vào. Bác sĩ nói rằng ông ấy đã làm lây lan vi khuẩn do dùng ống thông hút mỡ.
- 2 trả lời
- 792 lượt xem
Sau BBL 6 tuần: đây là hoại tử mỡ hay nhiễm trùng?
Vài ngày trước tôi bị nổi một nốt sưng/u nang màu đỏ và hơi đau trên mông phải. Nó rất mềm và cảm giác như có một lỗ sâu, rỗng bên dưới nốt này. Cái “lỗ” này bây giờ cảm giác cũng hơi rộng ra hơn. Tôi không bị sốt, chỗ đó chỉ đỏ và đau nhức. Liệu đây là hoại tử mỡ hay là nhiễm trùng? Hay chỉ là do mông tôi đang phản ứng quá mức. Sau 6 tuần sau BBL liệu có thể phát triển các biến chứng nữa không?
- 3 trả lời
- 851 lượt xem
Hoại tử mỡ là một trong những vấn đề được nhắc tới nhiều nhất sau nâng mông bằng mỡ tự thân kiểu Brazil.