Độn cằm và hút mỡ cằm cùng một lúc có nguy hiểm không
Mặc dù không có phương pháp nào là hoàn toàn không có rủi ro nhưng việc kết hợp hút mỡ cằm cổ và đặt miếng độn cằm là một quy trình khá an toàn. Mỗi một phương pháp đều tiềm ẩn những rủi ro như bạn nói nhưng việc thực hiện cả hai cùng một lúc sẽ không làm tăng nguy cơ xảy ra các rủi ro này.
Nếu được thực hiện bởi một bác sĩ thẩm mỹ giỏi thì nguy cơ này còn thấp hơn nữa. Sau ca phẫu thuật, có thể bạn sẽ bị một vài vết bầm tím, sưng và tê nhưng đây đều là những hiện tượng bình thường và chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn chứ không phải biến chứng. Tổn thương dây thần kinh là một rủi ro cực kỳ hiếm gặp nếu quá trình phẫu thuật được thực hiện đúng cách.
Đặt miếng độn cằm là quy trình khá đơn giản và thường được thực hiện qua một đường rạch bên dưới cằm. Miếng độn được đặt bên dưới màng xương của xương hàm dưới nên nó sẽ không bị xô lệch. Phương pháp này hoàn toàn có thể được kết hợp cùng với hút mỡ cằm cổ hoặc căng da cổ.
Quy trình căng da cổ cũng có thể được thực hiện qua đường rạch đặt miếng độn cằm để loại bỏ mỡ thừa, thắt chặt cơ cổ để định hình lại đường nét cho vùng cổ cũng như là đường viền hàm dưới. Sau khi phẫu thuật xong vùng cằm và cổ sẽ bị tê tạm thời nhưng thường sẽ tự khỏi trong vòng 6 đến 8 tuần. Liệt dây thần kinh là vấn đề cực kỳ hiếm gặp và nếu có xảy ra ở môi dưới thì đa phần cũng chỉ là tạm thời. Môi sẽ có thể cử động bình thường trở lại trong vòng khoảng 8 tuần.
Phẫu thuật độn cằm và hút mỡ là hai phương pháp riêng biệt và mỗi phương pháp lại có những rủi ro riêng.
Hút mỡ có một số rủi ro như nhiễm trùng, mất cảm giác, lồi lõm không đều, tụ máu hoặc tụ dịch dưới da nhưng nếu thực hiện đúng cách, dùng thuốc kháng sinh sau khi hút mỡ và đeo băng thun/gen nịt thì sẽ tránh được nguy cơ xảy ra những vấn đề này.
Miếng độn cằm có thể được đưa vào từ đường rạch bên ngoài da hoặc đường rạch bên trong miệng. Nếu đưa vào từ bên ngoài thì sẽ phải mở rộng đường rạch hút mỡ vì nếu hút mỡ không thôi thì chỉ cần rạch một đường khoảng 2 mm còn để đặt miếng độn thì phải cần đường rạch 2 cm.
Hiện tượng tê bì, mất cảm giác có thể xảy ra nếu mô bị bóc tách quá rộng sang hai bên cằm để tạo khoang chứa miếng độn. Điều này thường dễ xảy ra khi sử dụng miếng độn kéo dài dọc theo đường viền hàm. Loại miếng độn này khiến cho cằm bị vuông và không phù hợp với phụ nữ. Do đó, đối với phụ nữ thì nên dùng loại miếng độn ngắn, chỉ nằm ở cằm để tránh phải bóc tách mô quá rộng và giảm thiểu rủi ro gây tổn thương đến các dây thần kinh.
Mặc dù vậy nhưng nếu được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm thì cả hai phương pháp này đều rất an toàn với tỉ lệ biến chứng thấp.
Việc kết hợp cả hai sẽ không làm tăng nguy cơ rủi ro. Quá trình thực hiện thường mất khoảng một tiếng dưới phương pháp gây tê tại chỗ cùng với gây mê tĩnh mạch, và thời gian phục hồi chỉ mất một vài ngày.
Đây là hai phương pháp thường được kết hợp cùng một lúc với nhau vì cằm lẹm thường đi đôi với nọng cằm hay mỡ thừa ở phía trước cổ. Nguy cơ rủi ro sẽ không tăng lên khi thực hiện cùng lúc cả hai phương pháp này. Những vấn đề không mong muốn như mất cảm giác, tê, không cân xứng ít khi xảy ra và kể cả có xảy ra thì cũng thường tự khỏi sau vài tuần.
Hầu hết các biến chứng liên quan đến dây thần kinh đều chủ yếu xảy ra trong các trường hợp đặt miếng độn cằm qua đường rạch trong miệng chứ rất hiếm khi xảy ra nếu đường rạch được tạo bên dưới cằm.