Đội mũ bảo hiểm kín đầu sau tiêm botox có ảnh hưởng gì không?
Nếu ngày đầu tiên sau tiêm bạn không đội mũ bảo hiểm thì kết quả sẽ hoàn toàn an toàn. Sau 1 tuần botox đã hấp thụ vào mô từ lâu rồi, do đó tác động từ mũ bảo hiểm sẽ không gây ảnh hường gì. Tôi có một bệnh nhân (phụ nữ 55 tuổi) đã đi xe 2 giờ sau tiêm và đội mũ bảo hiểm khít vào đầu. Cuối cũng cô ấy đã bị sụp mí một bên và phải mất 6 tuần mới hết. Trước đây cô ấy chưa từng bị như vậy và cũng chưa bao giờ gặp lại vấn đề này kể từ khi chúng tôi yêu cầu cô ấy không đội mũ sau vài ngày tiêm.
(Đọc thêm: Tiêm botox xóa nếp nhăn trán; Sụp mí do tiêm botox)
Ngay sau khi tiêm vài giờ bạn cần tránh các hoạt động gây tác động, cọ xát vào vùng điều trị, bao gồm cả đội mũ bảo hiểm kín đầu khi đi xe máy. Một số bác sĩ tiêm một lượng khá lớn dung dịch botox vào vùng điều trị, do đó nếu gây áp lực lên những vùng này sau khi mới tiêm sẽ khiến botox có thể bị di chuyển vào các vị trí không mong muốn. Sau vài giờ mọi thứ sẽ trở nên an toàn. Và để an toàn hơn cả, hãy đợi khoảng 1 ngày trước khi đội mũ lại. Trường hợp của bạn đã chờ cả tuần nên mũ bảo hiểm chắc chắn không gây ảnh hưởng gì đến kết quả.
Trên thực tế giờ đầu tiên sau tiêm botox (hoặc các sản phẩm độc tố botulium loại A khác) là quan trọng nhất. Bệnh nhân cần tránh tạo áp lực hoặc cọ xát vào các vị trị tiêm trong 1 giờ sau điều trị để tránh botox bị dịch chuyển ra khỏi vị trí khác. Ngoài ra trong giờ đầu tiên sau tiêm ,bệnh nhân cũng nên cố gắng tập luyện các cơ được điều trị vì các đầu dây thần kinh trên cơ sẽ hấp thụ botox hiệu quả hơn nếu chúng đang hoạt động chăm chỉ. Bạn đeo mũ sau 1 tuần thì không có vấn đề gì phải lo ngại.
Tôi thường khuyên bệnh nhân tránh đội mũ bảo hiểm ít nhất 2 ngày (một tuần như của bạn sẽ có độ an toàn cao hơn) sau khi tiêm botox. Áp lực tại vị trí tiêm có thể khiến botox di chuyển đến cơ nâng mi, gây hiện tượng sụp mí, sụp mày. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tránh xoa bóp các vị trí được tiêm botox.