Co thắt bao xơ: quy trình điều trị chuẩn?
Đây là câu hỏi khó có thể trả lời cho mọi trường hợp vì mỗi người mỗi khác. Nhìn chung, nếu đây là lần đầu tiên bệnh nhân bị co thắt bao xơ và túi độn được đặt ở trên cơ thì có thể chỉ cần giải phóng, bóc tách bao xơ ra và đặt túi độn xuống dưới cơ.
Nếu túi độn đang ở dưới cơ và bị co thắt nhẹ thì có thể chỉ cần cắt/xẻ bao xơ ra.
Nhưng nếu đây là lần thứ hai và bao xơ bị co thắt nhiều hơn thì nên cắt bỏ lấy ra hẳn.
Co thắt bao xơ xung quanh túi độn có thể là một vấn đề gây rất nhiều phiền phức và vẫn chưa có giải pháp về lâu dài. Khi tình trạng này xảy ra, phẫu thuật sẽ mang lại thành công trong thời gian ngắn nhưng nguy cơ tái phát rất cao (50%) sau vài năm. Cắt bỏ hết hoặc gần hết bao xơ là lựa chọn thường được các bác sĩ thực hiện để giảm thiểu nguy cơ tái phát. Tuy nhiên trong một số trường hợp, rất khó có thể cắt bỏ hoàn toàn bao xơ và có thể dẫn đến chảy máu nhiều, chấn thương thành ngực hoặc làm mỏng mô vú quá mức.
Giống như nhiều vấn đề khác trong phẫu thuật, bác sĩ cần sử dụng óc phán đoán của mình để xem việc cắt bỏ hoàn toàn bao xơ có mang lại lợi ích lớn hơn lợi ích khi để nó lại hay không. Di chuyển túi độn đến một khoang chứa mới hoặc thay đổi loại túi độn cũng có thể giảm nguy cơ tái phát nhưng điều này cũng buộc bệnh nhân phải đánh đổi một số vấn đề khác.
Rất tiếc là, matxa, hay các loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn đều không thể kiểm soát hoặc cải thiện được tình trạng này. Các liệu pháp mới hiện vẫn đang được giới chuyên môn đánh giá về độ hiệu quả bao gồm sử dụng mô sinh học trong quá trình chỉnh sửa và liệu pháp điều trị bằng laser năng lượng thấp. Thời gian sẽ nói cho chúng ta biết liệu chúng ta có thể ngăn chặn được nó hay không.
Nhìn chung, phương pháp phẫu thuật chỉnh sửa tối ưu là một quy trình đáng để bệnh nhân thử một hoặc hai lần. Nếu tình trạng lại tái phát mặc dù đã áp dụng các phương pháp chỉnh sửa tối ưu, bạn nên nghiêm túc xem xét việc gỡ bỏ hẳn túi độn.
Đọc thêm: co thắt bao xơ sau nâng ngực
Chúng ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng co thắt bao xơ và quy trình điều trị cũng không được chuẩn hóa. Nếu tình trạng co thắt xảy ra ở túi độn đã đặt được vài năm hoặc túi độn bị rò rì thì chúng ta sẽ cắt bỏ hoàn toàn bao xơ trong quá trình thay túi độn.
Nếu tình trạng này xảy ra sau khi mới nâng ngực thì chúng ta sẽ giải phóng/xẻ bao xơ ra, tức là mở rộng giống như bác sĩ của bạn nói, kết hợp tráng rửa bằng dung dịch kháng sinh. Tuy nhiên tình trạng này sau đó chắc chắn sẽ tái phát, khi đó chúng ta có thể xem xét cắt bỏ hẳn.
Giống như các bác sĩ khác, chúng tôi vẫn ước mình có thể biết được biện pháp nào hiệu quả nhất để có thể điều trị triệt để không tái phát tình trạng co thắt bao xơ.
Đây là một chủ đề rất phức tap. Vì túi độn đang nằm ở dưới cơ, nên rất khó có thể lấy bao xơ ra khỏi xương sườn và cơ. Nên tôi sẽ thực hiện quy trình cắt bỏ bao xơ một phần. Sau đó tạo một khoang chứa mới ở một vị trí hoàn toàn mới: bằng cách để bao xơ lại ở đó và mở một khoang chứa mới nằm giữa phần trên của bao xơ và phần dưới cơ ngực để đặt túi độn vào.
Một vị trí mới khác là đặt túi độn lên trên cơ. Bằng cách di chuyển túi độn lên “lãnh thổ hoàn toàn mới” sẽ giảm nguy cơ co thắt bao xơ, đặc biệt là nếu bạn đã từng có tiền sử bị tình trạng này.
Không có phương pháp điều trị tiêu chuẩn nào cho chứng co thắt bao xơ. Nhìn chung, việc điều trị sẽ liên quan đến chỉnh sửa khoang chứa. Có thể tạo một khoang chứa dưới cơ và chuyển túi độn xuống đó nếu chúng đang nằm trên cơ hoặc cắt bỏ bao xơ để tạo một không gian “mới” cho túi độn ở dưới cơ. Sử dụng vật liệu hỗ trợ mô sinh học cũng là một phương pháp đầy hứa hẹn để điều trị chứng co thắt bao xơ nếu túi độn đã được đặt dưới cơ, nhưng cách làm này khá tốn kém.
Hoặc có thể tạo một khoang chứa mới dưới cơ nằm giữa bao xơ cũ và cơ.
Nếu bao xơ vẫn mới và khá mềm thì có thể chỉ cần tách/xẻ nó ra như bác sĩ của bạn gợi ý.
Vấn đề cần xác định là tình trạng co thắt bao xơ của bạn nghiêm trọng đến mức nào? Thông tin này sẽ giúp xác định quy trình điều trị tốt nhất cho bạn.
Tuy nhiên tất cả các quy trình đều trị này đều vẫn liên quan đến tình trạng tái phát có thể xảy ra sau đó.
Co thắt bao xơ là tình trạng các mô sẹo xơ cứng xuất hiện xung quanh túi độn ngực, tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng phòng vệ, cố gắng bảo vệ bệnh nhân trước sự xâm nhập của vật thể bên ngoài (túi độn) vào ngực họ. Có hai nguyên nhân chính trong quá trình phẫu thuật gây ra hiện tượng co thắt bao xơ:
- chảy máu xung quanh túi độn
- xuất hiện vi khuẩn xung quanh túi độn.
Mỗi bác sĩ đều có cách điều trị co thắt bao xơ riêng. Nhưng cá nhân tôi thường phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn bao xơ. Ngoài ra vì có thể dùng mô sinh học để hỗ trợ rất tốt trong việc ngăn chặn tái phát co thắt bao xơ, nên sau khi lột bỏ bao xơ, tôi lót mô sinh học vào và đặt túi độn mới. Tôi nghĩ việc tạo khoang chứa mới nằm ở vị trí bên trên bao xơ cũ và dưới cơ ngực chẳng có tác dụng gì, ngoài ra còn tiềm ẩn nhiều hậu quả không mong muốn.
Với trường hợp dễ chảy máu nhiều trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân nên sử dụng Arista hoặc một số thuốc cầm máu khác kết hợp đặt ống dẫn lưu trong 3 ngày sau mổ.
Ngoài ra, tôi thấy nếu kết hợp chế độ chăm sóc trên trong quá trình phẫu thuật cùng với việc duy trì dùng Accolate để phòng ngừa giảm nguy cơ co thắt bao xơ, bệnh nhân có thể có được bộ ngực mềm mại đến bất ngờ.
Như bạn thấy đấy tôi dùng Accolate với mục đích dự phòng chứ không phải để điều trị như nhiều bác sĩ khác. Tôi nghĩ chặn quả cầu tuyết ở trên đỉnh đồi sẽ dễ dàng hơn ở lưng chừng dốc đồi, cũng giống như phòng bệnh còn hơn chữa bệnh.
Điều này còn phụ thuộc vào vị trí bao xơ và mức độ nghiêm trọng của tình trạng co thắt. Nếu phải xử lý tình trạng co thắt bao xơ nặng do rò rỉ silicone cũ (được đặt từ những năm 1970) thì tôi sẽ cắt bỏ hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn bao xơ vì nó thường đã bị vôi hóa hoặc có kết cấu dạng vỏ trứng. Nếu bạn vẫn để lại bao xơ và thay thế túi độn xuống vị trí mới, thường là dưới cơ, thì sẽ có nguy cơ nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy bao xơ đó.
Nếu bao xơ mềm và ở dưới tuyến vú (trên cơ), tôi sẽ chuyển túi độn xuống vị trí dưới cơ và cứ để bao xơ như thế vì nó sẽ tự tiêu sạch đi.
Khi xử lý bao xơ đặt dưới cơ, tôi thấy chỉ cần thực hiện thủ thuật giải phóng/xẻ/mở bao xơ – hoặc cắt bỏ một phần bao xơ ở vị trí gần đường mổ là đủ. Cố gắng cắt bỏ hoàn toàn bao xơ tại vị trí dưới cơ là việc không đáng làm khi phải đánh đổi với tình trạng tăng nguy cơ, rủi ro.
Có vẻ trong trường hợp của bạn, túi độn chưa được đặt vào khoang chứa lâu. Nếu đúng như thế, chỉ cần xẻ mở rộng khoang chứa ra một chút là đủ (để cho phép túi độn ngồi vào vị trí tốt hơn).
Nếu hình dáng vú bị thay đổi do co thắt bao xơ thì bác sĩ có thể cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần bao xơ để cải thiện dáng vú. Việc bóc tách, cắt bỏ bao xơ sẽ gây chảy máu trong quá trình thực hiện và máu bị đọng lại quanh túi độn có thể lại dẫn đến tái phát. Do đó, tôi thường thao tác cắt bỏ bao xơ một cách tỉ mỉ và hết sức thận trọng trong các trường hợp bệnh nhân đã bị co thắt.
Với quy trình thay đổi túi độn, có thể không nhất thiết phải loại bỏ toàn bộ bao xơ. Tuy nhiên, với quy trình điều trị tình trạng co thắt bao xơ nặng, bác sĩ thường yêu cầu loại bỏ hoàn toàn bao xơ vì một số lý do. Một trong những lý do chính là vì các bác sĩ tin rằng nhiều trường hợp, không phải tất cả, tình trạng co thắt bao xơ gây ra do lớp màng sinh học hình thành từ các vi trùng dính bám trên túi độn (biofilm). Điều này khiến cho mô xung quanh phản ứng và co thắt thại.
Bằng cách thay thế túi độn cũ, loại bỏ bao xơ bị nhiễm trùng và tưới rửa khoang chứa và túi độn bằng dung dịch kháng sinh, bệnh nhân có thể giảm đáng kể tỉ lệ tái phát. Ngoài ra cũng có các phương pháp giảm tái phát khác bằng cách thay đổi vị trí đặt túi độn và thay loại túi độn (chuyển sang loại túi độn có bề mặt nhám, thay vì bề mặt trơn).
Tôi thường cắt bỏ hẳn bao xơ ở những bệnh nhân bị co thắt bao xơ, nhưng nếu túi độn nằm dưới cơ tôi sẽ để lại một phần bao xơ bị dính vào xương sườn. Đôi khi tôi để lại cả bao xơ, và tạo một khoang chứa mới gọi là khoang “neosubpectoral” - nằm ở vị trí dưới lớp cơ ngực và ngay trên mặt phẳng bao xơ (hai lớp trước và lớp sau của bao xơ đã được khâu lại thành một mặt phẳng). Bất kể phương pháp nào, tôi nghĩ điều quan trọng là phải đặt túi độn mới vào một vị trí gần như hoàn toàn mới, chứ không nên đặt vào lại khoang chứa cũ đã từng bị co thắt trước đó.
Cắt bỏ hoàn toàn bao xơ có tỉ lệ biến chứng cao hơn như chảy máu và làm mỏng mô vú so với việc chỉ giải phóng ( xẻ bao xơ). Vì bao xơ mới sẽ hình thành bất cứ khi nào túi độn mới được đặt vào, do đó tôi thường để lại bao xơ trừ khi nó quá dày hoặc đã bị vôi hóa. Tôi sẽ sử dụng loại túi độn có thể điều chỉnh kích cỡ được trong các trường hợp tái phát, sau khi xẻ/cắt bao xơ ra tôi sẽ tạm thời bơm quá kích cỡ túi độn lên, sau đó giảm về kích cỡ tối ưu.
Co thắt bao xơ xảy ra ở 25% bệnh nhân nâng ngực và có thể do các nguyên nhân phổ biến như nhiễm trùng (biểu hiện lâm sàng hoặc cận lâm sàng), tụ máu hoặc đọng dịch huyết tương kéo dài. Đôi khi, nguyên nhân dẫn đến co thắt bao xơ không rõ ràng, tình trạng này có thể xuất hiện sớm nhất trong khoảng một tháng sau phẫu thuật hoặc vài năm sau đó. Quá trình điều trị thường bắt đầu bằng các phương pháp bảo tồn như matxa, siêu âm, chống viêm vv... Tuy nhiên, phẫu thuật sẽ là phương pháp điều trị chính cho tình trạng tái phát co thắt bao xơ. Vấn đề cơ bản là do phản ứng viêm kéo dài do một số yếu tố bên trong bao xơ.
Mục tiêu phẫu thuật để bóc tách, cắt bỏ bao xơ là nhằm giảm thiểu nguy cơ tái phát. Cắt bỏ hoàn toàn bao xơ (bao gồm cả gờ bên trên) có hoặc không kết hợp đặt mô sinh học (như Alloderm hoặc Strattice), chuyển vị trí túi độn (nếu có thể) và matxa hậu phẫu tích cực có thể mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân. Tuy nhiên, ngay cả khi đã thực hiện tất cả những kỹ thuật này, bệnh nhân vẫn có thể bị tái phát co thắt bao xơ. Ở một số phụ nữ, cách duy nhất là gỡ bỏ vĩnh viễn túi độn.
Có rất nhiều lý thuyết giải thích về phản ứng viêm kéo dài gây co thắt bao xơ. Trong một số trường hợp, viêm nhiễm có thể tự hết tuy nhiên bao xơ vẫn còn ở đó. Trong những trường hợp này, phẫu thuật cắt/xẻ bao xơ (quy trình mà bác sĩ của bạn đã mô tả) có thể sẽ hiệu quả. Cái khó là khi chúng ta để lại bao xơ, nghĩa là vẫn để lại các yếu tố gây kích thích, viêm nhiễm ở đó, và không biết khi nào chúng sẽ lại bùng phát, gây tái phát co thắt bao xơ. Vì không biết chắc được điều này cũng như sẽ tốn nhiều phí phẫu thuật (bao gồm cả thời gian phục hồi và nghỉ dưỡng của bệnh nhân) nên tôi tin là phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn bao xơ là lựa chọn chính đáng hơn cả.
Chỉnh sửa túi nước muối bị xẹp, co thắt bao xơ
Tôi cao 1m76 nặng 68kg. Cách đây 6 năm tôi đã đặt túi nước muối có độ nhô trung bình, size 550 cc qua đường mổ ở nách. Tuần trước một bên túi bị xẹp và tôi đã đi kiểm tra 4 bác sĩ và được biết bị co thắt bao xơ, tôi cảm giác túi độn chưa bao giờ nằm vào đúng trong khoang chứa. Bây giờ kích cỡ ngực của tôi đang là 36D, tôi muốn tăng lên cỡ 36DD. Khi tham vấn, bác sĩ khuyên tôi tăng size túi độn lên 700, 750, 775 và 800 cc để đạt được kích cỡ vú như mong muốn. Tuy nhiên tôi không biết nên chọn túi độ nhô cao hay trung bình. Loại nào sẽ mang lại kích cỡ vú như tôi mong muốn?
- 11 trả lời
- 1313 lượt xem
Túi độn có độ nhô cao trông thật và tự nhiên hay gây vú giả tạo?
Tôi 71 kg, cao 1m8, có dáng người thể thao, với 17% lượng mỡ cơ thể. Không biết lồng ngực của tôi như nào nhưng kích cỡ áo ngực hiện tại của tôi là 36C. Tôi hiện đang đặt túi nước muối dưới cơ, size 215 cc, độ nhô trung bình, vỏ nhám. Dự định sắp tới tôi sẽ thay thế bằng túi gel silicon dưới cơ, vỏ trơn, size từ 350 -400 cc. Bác sĩ cứ nói tôi phải đặt túi độn có độ nhô cao nhưng tôi không muốn. Tôi thấy chúng trông rất không tự nhiên, hình dáng quá nhọn chẳng khác gì hai trái “ngư lôi” trên ngực. Tôi lo mình sẽ không hài lòng với kết quả. Xin hãy giúp tôi! Cập nhật Tôi xin thông báo thêm, túi ngực bên trái đã bị xẹp, ngực phải có hai vết sưng do túi độn co bóp (co thắt bao xơ). Đây là lý do tại sao tôi dự định thay thế bằng túi gel silicone. Sau vài lần gọi điện tôi đã thuyết phục được bác sĩ của mình đặt vài cặp túi gel silicone tròn, vỏ trơn có độ nhô trung bình với nhiều kích cỡ khác nhau từ 300 cc trở xuống để có thể thử khi tham vấn. Tôi muốn bộ ngực của mình trông thật tự nhiên.
- 5 trả lời
- 1280 lượt xem
Ngực bị co thắt bao xơ sau 25 năm đặt túi gel silicon – có nên thay túi độn không?
Tôi đã đặt túi gel silicone trên cơ được 25 năm và hiện nó đang bị co thắt bao xơ phân loại theo Baker là ở cấp độ II (vú hơi cứng, kém mềm mại, có thể sờ thấy túi độn nhưng nhìn bề ngoài chưa thấy biến dạng). Tôi mới chụp X quang tuyến vú nhưng không thấy nó bị vỡ. Tôi đang băn khoăn không biết có nên thay không vì hai bên vú trông vẫn tươi trẻ, đầy sức sống nhưng có cảm giác hơi cứng một chút.
- 7 trả lời
- 1434 lượt xem
Dùng lại túi độn cũ sau khi khắc phục co thắt bao xơ và cấy mỡ tự thân có được không?
Tôi mới thực hiện treo sa trễ kết hợp đặt túi gel silicone 375 cc. Nhưng 3 tháng qua vú phải đột nhiên trở nên cứng hơn, bác sĩ ban đầu của tôi không chịu giải quyết tình trạng này, nên tôi đã gặp một bác sĩ khác. Ông ấy nói sẽ phẫu thuật tháo túi độn ra, rồi cắt bỏ bao xơ, sau đó lại đặt túi độn đó vào. Theo ông, cặp túi độn của tôi hoàn toàn chất lượng, thậm chí còn chưa đến 1 năm “tuổi” và tôi rất hài lòng với kích cỡ vú hiện tại. Ông ấy cũng muốn cấy mỡ tự thân vào xung quanh túi độn. Các bác sĩ nghĩ sao về những điều này?
- 9 trả lời
- 1305 lượt xem
Thay đổi túi độn có làm tăng nguy cơ co thắt bao xơ không?
Tôi đã nâng ngực bằng túi độn cách đây 7.5 năm và không nhận thấy có vấn đề gì. Tuy nhiên, túi độn của tôi có kích thước lớn nên nhìn không cân đối so với cơ thể vì lồng ngực của tôi rất nhỏ. Trước kia ngực tôi chỉ có kích thước cup B nhưng giờ tăng lên đến 32DD. Tôi chỉ muốn ngực mình tăng lên cup C và thấp hơn một chút nên tôi đang cân nhắc đến việc thay thế túi độn nhỏ hơn. Túi độn của tôi hiện tại được đặt trên cơ vì tôi là huấn luyện viên thể thao và không muốn túi độn bị lộ khi gồng cơ ngực. Tôi muốn hỏi ý kiến các bác sĩ là tôi nên giữ nguyên hay thay đổi vị trí túi độn? Ngoài ra, còn một vấn đề nữa là liệu nếu đặt túi độn mới trong khoang chứa túi độn cũ có làm tăng nguy cơ co thắt bao xơ không?
- 8 trả lời
- 1258 lượt xem
Co thắt bao xơ là biến chứng thường gặp nhất sau nâng ngực, quan trọng là cần nhận biết các dấu hiệu để xử lý sớm