Chỉnh sửa khoang chứa và thay thế túi độn- tôi muốn cực trên vú tròn đầy, chứ không chảy xệ như quả dưa hấu
Có vẻ bạn bị lồi đáy vú. Điều này có nghĩa là trọng lượng túi độn đã kéo giãn cực dưới vú tạo ra khoảng cách quá xa từ núm vú đến nếp gấp chân ngực.
Có thể bạn sẽ cần thực hiện một quy trình treo ngực sa trễ vì khi bạn co người lại trông quầng vú có vẻ ở vị trí thấp, ngoài ra bạn cũng cần thu gọn bao xơ ở dưới và đẩy nó lên, điều này sẽ đòi hỏi phải cắt bỏ một phần da ở cực dưới vú (giống như bạn thực hiện trong quy trình treo sa trễ) để rút ngắn khoảng cách mở rộng do bị kéo giãn ra.
Bạn bắt buộc phải đến gặp bác sĩ để được kiểm tra trực tiếp, giúp đánh giá chi tiết tình trạng của mình.
Đúng là túi độn của bạn quá to và đang nằm ở vị trí thấp trên bầu vú. Vấn đề là: Tại sao nó lại xuống thấp thế? Hoặc là bác sĩ đã đặt nó quá thấp, hoặc là có nhiều khả năng khoang chứa theo thời gian đã bị kéo giãn quá mức và cuối cùng túi độn xuống thấp hơn mong đợi.
Đây chính là vấn đề: ngay cả khi khoang chứa đã được chỉnh sửa, nó vẫn sẽ bị kéo giãn, vì thế cần tiến hành gia cố nó bằng kỹ thuật khâu nhỏ khoang chứa. Một số bệnh nhân tự nhiên đã có khoang chứa túi độn hoặc bao xơ khá mỏng, do đó với những bệnh nhân này trong khi phẫu thuật sẽ cần đặt thêm vật liệu hỗ trợ, thường là các mô sinh học, để khoang chứa không bị giãn ra một lần nữa. Vật liệu này sẽ được kéo giãn từ cơ ngực đến thành ngực, do đó khoang chứa sẽ có một cái “mỏ neo” gia cố vững chắc và duy trì ổn định tại chỗ theo thời gian.
Tôi không cho rằng bạn chỉ cần một quy trình treo ngực sa trễ vì bạn chỉ bị lồi đáy vú.
Rõ ràng kiểm tra trực tiếp là thủ tục rất quan trọng và cần thiết để thiết lập kế hoạch điều trị chuẩn xác. Dựa vào hình ảnh của bạn cho thấy, bạn sẽ cần thay thế sang loại túi gel silicon có kích cỡ lớn hơn và độ nhô rất cao, khâu nhỏ khoang chứa ở phía bên và phía dưới và thực hiện một quy trình treo chảy xệ với đường mổ dọc hình kẹo mút.
Tôi hoàn toàn không đồng ý với những ý kiến cho rằng bạn có thể nhận được kết quả mình muốn mà không cần phải thực hiện treo chảy xệ. Bạn bị tình trạng da chảy xệ nghiêm trọng và tình trạng này sẽ không thể cải thiện nếu chỉ thực hiện khâu nhỏ khoang chứa túi độn ở phía dưới.
Ngoài ra, việc đặt lưới sinh học hỗ trợ túi độn cũng không giúp thu nhỏ khoang chứa hay thay đổi tình trạng này. Hơn nữa, tôi cũng muốn chỉnh sửa tình trạng lõm ở góc trên bên phải bụng bằng cách cắt bỏ các mô sẹo và cấy mỡ tự thân.
Túi độn hình tròn, vỏ trơn thường có xu hướng trôi lệch đi theo thời gian, đặc biệt là loại túi kích cỡ lớn và có độ nhô cao, đôi khi thay đổi rất nhanh chóng giống như trường hợp của bạn. Rãnh chữ V mà bạn nhìn thấy là túi độn phồng ra ở bên dưới lớp cơ ngực bị dính vào xương ức; túi độn của bạn cũng nằm ở vị trí quá thấp do đó việc tăng thêm size sẽ không giúp ích được gì.
Bạn thực sự cần đến gặp một vài bác sĩ phẫu thuật chuyên về chỉnh sửa ngực. Tôi không thể nói gì nhiều về các thao tác tiềm năng giúp khắc phục tình trạng của bạn ngoài một vài kỹ thuật có thể thực hiện trong quá trình sửa chữa khoang chứa – khâu nhỏ khoang chứa túi độn/đặt lưới hỗ trợ, “gia cố”; ngoài ra cũng nên cân nhắc chuyển sang túi vỏ nhám, có size nhỏ hơn.
Cuối cùng, có thể bạn cần thực hiện một số sửa đổi ở lớp da vú như phẫu thuật treo ngực sa trễ. Tất cả những điều này đều được xác định thông qua một cuộc kiểm tra thể chất trực tiếp.
Nói chung nếu núm vú nằm thấp hơn nếp gấp dưới vú thì bệnh nhân có thể cần nâng ngực chảy xệ. Nếu núm vú nằm ngang hoặc trên nếp gấp dưới vú thì có thể chỉ cần nâng ngực bằng túi độn tùy theo kích cỡ túi độn mà bệnh nhân muốn. Tôi thường kết hợp đặt túi độn khi thực hiện nâng ngực chảy xệ vì nó giúp tạo độ đầy đặn nhiều hơn cho cực trên vú.
Một số bệnh nhân sẽ có dáng ngực đẹp hơn như tăng nét căng tràn, đầy đặn cho cực trên vú nếu kết hợp sử dụng túi độn trong quá trình nâng ngực chảy xệ. Đây được gọi là quy trình nâng ngực chảy xệ kết hợp với đặt túi độn. Quy trình này cũng có thể được kết hợp với một quy trình thu gọn vú mức độ nhẹ để giảm thiểu chiều rộng vú nếu muốn, tạo ra đường viền vú trẻ trung hơn, cao hơn, ngoài ra còn tạo ra núm vú và quầng vú với kích cỡ mong muốn và đặt chúng ở vị trí cao phù hợp.
Chỉnh sửa ngực hư hỏng giá bao nhiêu?
Một năm trước tôi đã thực hiện nâng ngực bằng túi độn, nhưng tôi nghĩ một bên vú của mình đã bị tình trạng lồi đáy vú. Tôi đặt túi độn kích cỡ 430 cc ở dưới cơ. Vậy mức chi phí chỉnh sửa trung bình là bao nhiêu?
- 19 trả lời
- 2518 lượt xem
Đi máy bay sau phẫu thuật chỉnh sửa ngực hỏng?
Bao lâu sau khi chỉnh sửa nâng ngực thì tôi có thể đi một chuyến bay kéo dài 2,5 giờ đồng hồ? Tôi hẹn bác sĩ mổ để chỉnh sửa ngực hư hỏng của mình và không biết thời điểm nào an toàn để có thể bay về?
- 13 trả lời
- 3095 lượt xem
Sau bao lâu thì vết mổ chỉnh sửa ngực mới lành lại?
Mới đây tôi đã chỉnh sửa ngực qua đường mổ ở nếp gấp dưới vú ở một bên ngực. Vì da tôi siêu mỏng nên tôi sợ túi độn sẽ làm “rách” các lớp da đã được khâu lại ở vết mổ. Có cách nào tránh áp lực từ túi độn tác động lên vết mổ trước khi nó lành hoàn toàn không? Tôi vẫn đang mặc áo ngực chuyên dụng hỗ trợ mặc dù nó không thoải mái vì phần đai nịt lại nằm trên đúng vị trí vết mổ ở nếp gấp dưới vú. Thông thường phải mất bao lâu vết mổ mới lành hẳn?
- 17 trả lời
- 10264 lượt xem
Nâng ngực bị hỏng, bao lâu sau có thể chỉnh sửa?
Mới đây tôi đã phẫu thuật ngực nhưng không hài lòng với kích cỡ đạt được. Tôi phải chờ bao lâu mới có thể chỉnh sửa lại?
- 17 trả lời
- 6443 lượt xem
Đặt túi gel silicone 3 tuần nhưng không hài lòng, bao lâu sau thì chỉnh sửa được?
Tôi đã thực hiện nâng ngực đặt túi gel silicone được 3 tuần nhưng không hài lòng với kết quả. Ước gì trước đó tôi chọn túi độn có kích cỡ lớn hơn. Phải đợi bao lâu mới có thể nâng ngực lại?
- 11 trả lời
- 1655 lượt xem