Cách chăm sóc vảy mụn để không bị sẹo
Cách chăm sóc vảy mụn
Khi bạn cạy hoặc nặn mụn trứng cá, da sẽ bị tổn thương và có thể đóng vảy. Thực tế, hình thành vảy là cơ chế bảo vệ vết thương trong quá trình lành lại. Việc chăm sóc vảy mụn cũng giống như chăm sóc vảy do các dạng vết thương khác. Theo thời gian, vết thương sẽ lành và vảy sẽ tự bong ra nhưng có một số cách mà bạn có thể thực hiện để giúp vết thương mau lành và bong vảy nhanh hơn.
Sử dụng thuốc mỡ, băng dán hydrocoloid hay chỉ cần băng keo cá nhân thông thường sẽ giúp giữ độ ẩm và yếu tố tăng trưởng lại bên trong vết thương và giúp cho quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn. Điều này còn giúp bảo vệ vết thương không bị nhiễm trùng.
Thoa thuốc bôi hay dán băng keo sẽ giữ các cytokine và yếu tố tăng trưởng được giải phóng bởi tiểu cầu, đại thực bào và các tế bào khác tham gia vào quá trình chữa lành vết thương. Làm vậy sẽ giữ cho các chất này ở nồng độ cao ở xung quanh khu vực bị tổn thương.
Môi trường ẩm ướt còn tạo điều kiện lý tưởng cho sự di chuyển và tăng sinh tế bào mới trên khắp vết thương. Dán băng keo hay thuốc mỡ giúp ngăn ngừa sự mất nước của tế bào và mô (tế bào và mô mất nước sẽ làm chậm quá trình biểu mô hóa).
Ngoài ra, băng dán còn bảo vệ lớp vảy không bị bong ra quá sớm. Điều này giúp các nguyên bào sợi có thời gian để xây dựng lại mạng lưới collagen và các tế bào biểu mô có thể hình thành và gắn kết với nhau.
Thuốc mỡ kháng sinh sẽ ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở bên dưới lớp vảy. Điều này giúp giảm viêm và tạo điều kiện cho vết thương lành lại nhanh hơn.
Tóm lại, việc che phủ kín vết thương bằng băng keo giúp củng cố và bảo vệ vảy mụn trong khi việc duy trì độ ẩm giúp cho vết thương có điều kiện lý tưởng để lành lại. Điều này giúp quá trình lành vết thương diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng và giảm nguy cơ hình thành sẹo.
Cần sử dụng những sản phẩm nào để vảy mụn nhanh lành hơn?
Che phủ lên vết thương sẽ giúp vết thương mau lành hơn. Bạn có thể che vết thương bằng băng keo cá nhân, miếng dán trị mụn, băng dán hydrocoloid, băng Tegaderm, gel bạc hay thuốc mỡ đều được.
Thuốc mỡ
Nói chung, tất cả các loại thuốc mỡ, bao gồm cả Vaseline và Aquaphor đều có thể giúp giữ ẩm cho vết thương và tạo lớp bảo vệ để vết thương lành lại. Tuy nhiên, cần tránh các loại thuốc mỡ chữa thành phần khiến vết thương chậm lành trong danh sách bên dưới.
Serum
Serum không chứa vitamin C (axit ascorbic), retinol và axit hydroxy có thể đẩy nhanh quá trình lành vảy mụn.
Sản phẩm làm sạch da
Bạn có thể sử dụng sản phẩm làm sạch da chuyên dụng sau phẫu thuật để làm sạch vùng da có vảy mụn. Những sản phẩm này có chữa chất tẩy rửa nhẹ nhàng hơn nhiều so với những sản phẩm làm sạch da thông thường. Khi rửa, không nên chà xát mạnh để tránh làm cho vùng da có mụn bị tổn thương nặng thêm. Hoặc bạn cũng có thể dùng sữa rửa mặt kháng khuẩn lên vùng da bị mụn.
Những điều cần tránh khi bị vảy mụn
Vảy là cơ chế bảo vệ vết thương trong thời gian vết thương lành lại. Do đó, bạn cần phải giữ lại và bảo vệ lớp vảy, tuyệt đối không được bóc vảy. Việc bóc vảy sẽ làm chậm quá trình lành vết thương.
Hãy cố gắng bảo vệ lớp vảy trên da càng lâu càng tốt. Mặc dù vết thương có thể bị ngứa và lớp vảy khô cứng khiến bạn muốn bóc ra nhưng hãy nhớ điều này sẽ khiến vết thương lâu lành hơn và còn có thể bị sẹo.
Dưới đây là những điều mà bạn cần tránh để bảo vệ lớp vảy trên vết thương.
Tránh cọ xát
Tránh các hành động dưới đây để lớp vảy tồn tại lâu hơn:
- Tẩy tế bào chết bằng hạt, cọ rửa mặt
- Rửa mặt bằng khăn
- Gãi
Tránh các sản phẩm thúc đẩy sự bong da chết
Các tế bào da chết sẽ bong khỏi bề mặt da một cách tự nhiên. Đôi khi, chúng ta cần đẩy nhanh quá trình này để các tế bào chết không tích tụ trên bề mặt da và trong lỗ chân lông. Tuy nhiên, đây lại là điều không nên khi da có vết thương đóng vảy.
Bạn cần tránh sử dụng các sản phẩm thúc đẩy sự bong tế bào da chết lên vùng da có vảy như:
- Vitamin C (axit ascorbic)
- Sữa rửa mặt, sữa tắm có độ pH thấp
- Axit hydroxy
- Retinoid
Tránh các thành phần khiến vết thương lâu lành
Việc thúc đẩy sự bong tế bào da chết tự nhiên sẽ giúp quá trình thay tế bào da diễn ra nhanh hơn và điều này mang lại nhiều lợi ích cho da như giúp da mịn màng hơn, ngăn ngừa mụn trứng cá và làm mờ vết thâm. Tuy nhiên, việc tăng tốc độ bong tế bào chết tự nhiên khi có vết thương đóng vảy sẽ khiến vảy bong ra quá sớm và điều này sẽ làm chậm quá trình lành vết thương. Vì vậy, khi có vết thương đóng vảy, bạn cần tránh bôi các thành phần làm tăng tốc độ bong tế bào chết. Bạn có thể sử dụng những thành phần này trước khi bị mụn trứng cá để ngăn ngừa mụn nhưng khi có vảy mụn thì không nên sử dụng nữa.
Dưới đây là những thành phần mà bạn cần tránh.
Chiết xuất cây phỉ (witch hazel)
Có ý kiến cho rằng nên bôi chiết xuất cây phỉ (witch hazel) lên vảy mụn để vảy mụn mau lành hơn nhưng điều này thực sự không tốt cho tổn thương do mụn trứng cá vì chất tannin trong cây phỉ có thể gây co mạch và giảm lưu lượng máu đến vùng bị thương. Witch hazel sẽ làm chậm quá trình lành vết thương và còn có thể gây châm chích, ngứa, khiến bạn gãi và làm bong vảy. Tóm lại, không thoa chiết xuất phỉ lên vảy mụn.
Chiết xuất cây phỉ có chứa tannin và các hợp chất thực vật khác có thể làm gián đoạn quá trình lành vết thương, bao gồm cả tổn thương do mụn trứng cá. Dưới đây là một số tác động tiêu cực của chiết xuất cây phỉ đến quá trình lành vết thương:
- Co mạch: Các chất trong chiết xuất cây phỉ có thể làm cho các mạch máu co lại. Điều này làm giảm lưu lượng máu đến vết thương, giảm tiểu cầu, tế bào miễn dịch và chất dinh dưỡng – những yếu tố cần thiết cho sự chữa lành vết thương. Kết quả là vết thương sẽ lâu lành lại hơn.
- Gây độc tế bào: Tannin và các hợp chất khác trong cây phỉ có thể gây độc trực tiếp cho các tế bào như nguyên bào sợi đang phát triển và phục hồi các mô bị tổn thương. Điều này làm chậm giai đoạn tăng sinh.
- Gây khô: Đặc tính làm se của cây phỉ có thể làm khô vết thương. Điều này gây ra sự tích tụ mô chết và làm bong tróc lớp vảy bảo vệ quá sớm. Môi trường khô còn gây cản trở sự phát triển tế bào mới.
- Ức chế sự tổng hợp collagen: Cây phỉ có thể cản trở quá trình tổng hợp collagen ở nguyên bào sợi. Điều này làm giảm đi tính toàn vẹn cấu trúc của vết thương đã lành và làm tăng nguy cơ để lại sẹo.
- Giảm tiết dầu: Dầu (bã nhờn) rất cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương. Cây phỉ có thể làm giảm sự tiết dầu ở tuyến bã nhờn, từ đó làm chậm quá trình tái biểu mô hóa ở nang lông bị tổn thương.
Như vậy, mặc dù cây phỉ có thể tạm thời làm giảm viêm do đặc tính chống oxy hóa và chống kích ứng nhưng lại có thể cản trở các giai đoạn lành vết thương sau này. Tổn thương do mụn trứng cá sẽ lành nhanh hơn khi được giữ ẩm và bảo vệ, những điều này giúp quá trình lành vết thương tự nhiên diễn ra một cách thuận lợi.
Retinoid
Các loại retinoid như tretinoin làm tăng tốc độ thay tế bào da và sản xuất collagen trong da. Tuy nhiên, khi bôi lên vết thương hở hoặc vảy mụn, retinoid có thể làm gián đoạn quá trình lành vết thương.
Retinoid ức chế một số loại matrix metalloproteinase nhất định như collagenase – enzyme cần thiết để tái tạo collagen trong giai đoạn tăng sinh. Retinoid còn làm giảm transglutaminase, một loại enzyme giúp liên kết ngang các sợi collagen để củng cố độ chắc của các sợi collagen. Điều này làm suy yếu cấu trúc nền ở vết thương.
Retinoid còn làm suy giảm khả năng di chuyển của tế bào sừng và sự giải phóng yếu tố tăng trưởng biểu bì – những điều cần thiết cho quá trình tái biểu mô hóa. Điều này làm trì hoãn sự tái tạo bề mặt ở vết thương.
Ngoài ra, retinoid đẩy nhanh tốc độ bong tế bào chết nên sẽ khiến cho vảy bong ra quá sớm và do đó, vùng mô bên dưới không được bảo vệ cho đến khi lành hẳn. Điều này loại bỏ đi “bộ khung” mà các tế bào mới cần để đóng vết thương.
Khi sử dụng trước khi bị thương, retinoid sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ thay tế bào da và giúp vết thương nhanh lành hơn. Nhưng thoa retinoid khi đã có vết thương sẽ gây ra vấn đề.
Tóm lại, retinoid gây cản trở sự hình thành collagen, làm chậm sự phát triển của tế bào và bong vảy quá sớm khi bôi lên khu vực bị tổn thương do mụn trứng cá. Điều này làm chậm quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ để lại sẹo. Vì vậy, tốt nhất không nên thoa retinoid lên vết thương hở do mụn cho đến khi vết thương lành hẳn.
Axit salicylic
Axit salicylic là một chất tẩy da chết hóa học và thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, khi bôi lên khu vực đang bị tổn thương do mụn hoặc vảy mụn, axit salicylic có thể làm chậm tốc độ lành vết thương do những nguyên nhân dưới đây:
- Axit salicylic có độ pH thấp nên có thể phá hủy hoặc làm bong vảy trước khi vết thương se lại. Điều này khiến vùng mô bên dưới không được bảo vệ.
- Axit salicylic có đặc tính chống viêm bằng cách ức chế prostaglandin. Nhưng phản ứng viêm lại là điều cần thiết để báo cho các tế bào miễn dịch và yếu tố tăng trưởng tạo điều kiện cho vết thương lành lại.
- Đặc tính tẩy tế bào chết của axit salicylic khiến cho các tế bào da xung quanh vết thương bị bong tróc. Điều này có thể sẽ làm mất đi các tế bào còn sống đang cố gắng phát triển và tái tạo bề mặt vết thương.
- Axit salicylic có thể làm suy giảm chức năng nguyên bào sợi và giảm sự sản xuất collagen mà collagen lại rất cần thiết cho sự lành lại của vết thương.
- Axit salicylic làm khô da nên sẽ gây cản trở sự phát triển mô mới và quá trình biểu mô hóa.
Mặc dù axit salicylic giúp ngăn ngừa mụn trứng cá nhưng thoa axit salicylic khi đang bị mụn có thể làm trì hoãn các giai đoạn trong quá trình lành vết thương, đặc biệt là giai đoạn di cư và giai đoạn tăng sinh. Điều này làm tăng nguy cơ bong vảy sớm, thâm và hình thành sẹo.
Tóm lại, tốt nhất không nên thoa axit salicylic lên vết thương hở do mụn trứng cá cho đến khi vết thương lành hoàn toàn. Hãy để vết thương lành lại tự nhiên.
Vitamin C
Không nên bôi vitamin C (axit ascorbic) lên vết thương hở do mụn trứng cá hoặc vảy mụn vì:
- Vitamin C có độ pH thấp, thường là từ 2 – 3, có nghĩa là có tính axit. Môi trường axit sẽ gây châm chích, nóng rát ở vùng da bị tổn thương và cản trở quá trình lành vết thương.
- Độ pH thấp của vitamin C có thể gây kích ứng và làm bỏng vết thương hở bên dưới lớp vảy. Điều này gây viêm nặng hơn và trì hoãn quá trình chữa lành vết thương.
- Tính axit của vitamin C còn làm mất đi sự ổn định và làm bong sớm lớp vảy bảo vệ vết thương. Điều này khiến cho vùng mô bên dưới không được bảo vệ cho đến khi lành lại.
- Nếu bôi quá sớm, vitamin C có thể gây độc tế bào đối với các sợi collagen mới hình thành và mô hạt bên trong vết thương. Điều này làm gián đoạn giai đoạn tăng sinh.
- Sự kích ứng và viêm do axit sẽ tạo ra nhiều gốc tự do hơn. Điều này làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương oxy hóa và làm mất đi lợi ích chống oxy hóa của vitamin C.
- Ngoài ra, vitamin C có thể làm giảm sự tiết dầu tự nhiên xung quanh vết thương và khiến da bị khô. Điều này sẽ cản trở quá trình biểu mô hóa.
Tóm lại, độ pH thấp và đặc tính gây kích ứng của vitamin C có thể làm chậm tốc độ lành tổn thương do mụn trứng cá nếu sử dụng quá sớm. Tốt nhất nên chờ đến khi vảy bong ra một cách tự nhiên rồi mới dùng vitamin C để làm mờ vết đỏ và thâm do mụn
Các giai đoạn lành vết thương
Quá trình chữa lành vết thương mụn trứng cá gồm có 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn viêm (1 - 3 ngày)
Khi mụn trứng cá vỡ ra, nang lông và tuyến bã nhờn bị tổn thương sẽ chảy máu. Tiểu cầu di chuyển đến khu vực này và tạo thành các sợi fibrin để cầm máu. Các tế bào miễn dịch như bạch cầu trung tính di chuyển đến để chống lại vi khuẩn và dọn sạch các mảnh vụn. Điều này gây ra hiện tượng sưng tấy, đỏ và mủ.
- Giai đoạn tăng sinh (4 - 10 ngày)
Các nguyên bào sợi hình thành mô hạt bên trong tổn thương do mụn trứng cá. Các mạch máu mới hình thành để cung cấp chất dinh dưỡng và oxy. Nguyên bào sợi tạo ra collagen để củng cố nang lông bị tổn thương và sửa chữa tuyến bị đứt. Các tế bào biểu mô từ nang lông và tuyến bã nhờn tái tạo và di chuyển để làm liền miệng vết thương.
- Giai đoạn trưởng thành (10 - 14 ngày)
Các nguyên bào sợi tiếp tục tạo ra collagen để đóng vết thương. Lớp biểu mô bao phủ các mô đang lành lại và tăng cường sự gắn kết giữa các lớp da. Lớp vảy hình thành từ máu khô, collagen và các mảnh vụn tế bào. Khi quá trình lành vết thương hoàn tất, lớp vảy sẽ bong ra nhưng vùng da bên dưới vẫn còn màu hồng hoặc đỏ
Độ dài của các giai đoạn này và của toàn bộ quá trình vết thương phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương.
Các giai đoạn này của quá trình lành vết thương ngăn sự hình thành sẹo bằng cách khôi phục cấu trúc và chức năng của nang lông. Cạy hoặc nặn mụn có thể làm gián đoạn các giai đoạn lành vết thương, làm chậm quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ hình thành sẹo.
Tại sao vảy mụn lâu bong?
Vết thương và vảy mụn trứng cá sẽ lâu lành nếu bị cọ sát, tiếp tục bị tổn thương hoặc tiếp xúc với các thành phần kể trên. Ngoài ra, khi có tuổi, vết thương sẽ chậm lành hơn so với khi còn trẻ.
Hệ vi sinh vật và các vấn đề về da khác cũng có thể là nguyên nhân khiến vết thương và vảy mụn chậm lành.
Hệ vi sinh vật trên da và quá trình lành vết thương
Vết thương và vảy mụn trứng cá có thể sẽ chậm lành nếu hệ vi sinh vật tự nhiên trên da bị mất cân bằng. Hệ vi sinh vật cân bằng là điều cần thiết để vết thương lành lại bình thường sau khi mụn trứng cá bị vỡ. Tuy nhiên, sự mất cân bằng hệ vi sinh vật có thể gây cản trở quá trình lành vết thương. Các vi khuẩn có hại như tụ cầu vàng có thể phát triển quá mức trong vết thương hở và hình thành màng sinh học gây viêm mạn tính. Điều này ngăn chặn các tế bào miễn dịch dọn sạch các mảnh vụn và ức chế giai đoạn tăng sinh, từ đó làm chậm tốc độ lành vết thương. Mặt khác, các vi khuẩn có lợi như Staphylococcus epidermidis giúp bắt đầu các con đường giảm viêm đồng thời đẩy nhanh quá trình tái tạo mô. Do đó, hệ vi sinh vật trên da bị mất cân bằng, thiếu vi khuẩn có lợi để điều hòa phản ứng miễn dịch và thúc đẩy quá trình lành vết thương có thể khiến vảy mụn lâu bong. Chăm sóc vết thương do mụn trứng cá đúng cách sẽ giúp duy trì hệ vi sinh vật cân bằng để tạo điều kiện cho vết thương lành lại bình thường.
Không bao giờ là quá muộn cho việc phòng chống lão hóa, kể cả các biện pháp ngăn ngừa hay điều trị các dấu hiệu lão hóa đã xuất hiện trên da.
Như bạn đã biết, da nhạy cảm là loại da dễ gặp phải nhiều vấn đề về da, từ mụn trứng cá và bệnh trứng cá đỏ đến hiện tượng châm chích hay kích ứng.
Trên thực tế, vùng da ở mu bàn tay không hề khác biệt so với da mặt.
Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị eczema (bệnh chàm)
Mô tả ngắn gọn về loại da này, gồm có 4 yếu tố: da dầu- nhạy cảm- không nhiễm sắc tố-căng
- 0 trả lời
- 3153 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi cách chăm sóc da lỗ chân lông to với thâm mụn với ạ? Tự dưng dạo này vùng mũi và gần 2 bên gò má lỗ chân lông e to quá. K biết phải làm sao. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ!
- 0 trả lời
- 1161 lượt xem
Thưa bác sĩ, emnăm nay 28t. Da cũng thuộc loại khá ok, trước giờ k sd quá 2 loại mp. Mấy tháng nay thấy dấu hiệu đốm nâu như kiểu lão hoá. Xưa nay em chưa bh dùng kcn cả, srm chỉ dùng lúc tắm đi ngủ thôi. Bác sĩ tư vấn giúp em cách chăm sóc giúp bảo vệ da giúp sáng và đều màu hơn với ạ. Bây giờ mà k chăm sóc da chắc sẽ mau xuống sắc lắm.Bác sĩ giúp em với nhé! Ảnh cam thường ạ
- 0 trả lời
- 1973 lượt xem
Thưa bác sĩ, cơ địa em là kiểu dễ bị thâm và sẹo. Chân em bị sẹo thâm là do muỗi đốt. Dù có gãi hay để nguyên như vậy thì mấy hôm sau cũng để lại thâm ạ và thâm hết khá lâu khoảng gần 1 năm mới mờ đi gần hết chứ cũng không hết hẳn. Có cách nào để cải thiện làm mờ vết thâm hơn được không ạ. Em là con gái nên bao năm qua rất tự ti toàn phải mặc quần dài. Em cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 2396 lượt xem
Bác sĩ ơi, bạn em dạo gần đây cứ đi nắng về là da bị mẩn ngứa đỏ ửng như thế này , không biết có phải do bị dị ứng không ? Trước thì không bị , dạo gần đây lại lên mẩn nên em cần tư vấn xem có nên uống thuốc hay bôi thuốc gì không? Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1161 lượt xem
Bác sĩ cho e hỏi e dùng TO buffet test 1 lượng nhỏ trên da thì sáng dậy bị như này có phải kích ứng k ạ? Nó khá ngứa ạ!