1

Biểu bì gồm có những lớp nào?

Lớp biểu bì được cấu tạo từ 4-5 lớp nhỏ
Biểu bì gồm có những lớp nào? Biểu bì gồm có những lớp nào?

Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)

Nội dung chính của bài viết

  • Lớp biểu bì là lớp trên cùng của da, thường được cấu tạo bởi 5 lớp nhỏ, đó là: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng và lớp sừng.
  • Hiểu về các lớp này và vai trò của từng lớp sẽ giúp bạn hiểu được cấu tạo của làn da cũng như là cơ chế tự bảo vệ và trẻ hóa da, từ đó có cách chăm sóc hiệu quả nhất.
  • Nếu da có cảm giác khô thì cần sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có tác dụng củng cố lớp hàng rào bảo vệ da để giữ lại độ ẩm bên trong và ngăn sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại.
  • Với da dầu thì có thể sử dụng các sản phẩm kiểm soát lượng lipid thừa trên bề mặt da.

Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, gồm có ba lớp chính là lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì. Lớp biểu bì (còn gọi là thượng bì) là lớp trên cùng của da và cũng là lớp mà chúng ta có thể nhìn thấy hay cảm nhận trên bề mặt. Lớp này lại được chia ra thành từ 4 đến 5 lớp nhỏ hơn (tùy thuộc vào vị trí của cơ thể), mỗi lớp có một vai trò quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu về các lớp này và vai trò của từng lớp đối với sức khỏe của làn da.

1. Lớp đáy hay lớp nền

Lớp dưới cùng của lớp biểu bì được gọi là lớp đáy hay lớp nền (stratum basalem, basal layer). Đây là nơi có các tế bào gốc. Vì lớp đáy nằm ở dưới cùng nên nhiều sản phẩm đặc trị mà bạn bôi lên bề mặt da không thể thẩm thấu xuống được đến lớp này và phát huy tác dụng. Đó là lý do tại sao không nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da dạng bôi có chứa các tế bào gốc - các lớp trên cùng của da sẽ ngăn cản các hợp chất có kích thước hạt lớn như tế bào gốc tiếp cận đến lớp dưới cùng này.

Lớp đáy là nơi các tế bào da mới gọi là tế bào sừng (keratinocyte) được sinh ra. Sau đó, các tế bào này di chuyển lên trên, đẩy các tế bào cũ lên lớp cao hơn và tạo ra một quá trình gọi là sừng hóa (keratinization). Cuối cùng, khi các tế bào này lên đến lớp trên cùng của da, chúng sẽ đẩy các tế bào chết bong ra và thế vào vị trí rồi quá trình tiếp tục lặp lại. Quá trình thay da này thường kéo dài khoảng 26 - 40 ngày, tùy theo tuổi tác, di truyền, độ ẩm của da và các sản phẩm đang sử dụng trên da.

Hai loại tế bào khác cũng có ở lớp đáy là tế bào Merkel và tế bào tạo sắc tố (melanocyte). Tế bào Merkel là các thụ thể gửi tín hiệu đến não và các tín hiệu này được chuyển thành cảm giác mà chúng ta cảm nhận trên da. Con người có rất nhiều tế bào này ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Melanocyte là những tế bào sản sinh ra melanin - đó là sắc tố tạo nên màu da và màu tóc.

Khi các tế bào này hoạt động quá mức thì sẽ sản sinh ra một lượng lớn melanin và có thể dẫn đến vấn đề sắc tố da không đồng đều.

2. Lớp gai

Lớp gai (stratum spinosum hay spiny layer) tạo nên sức mạnh cho lớp biểu bì của da. Đúng như cái tên, lớp gai được cấu tạo nên bởi nhiều điểm lồi lõm giống như gai nhọn với nhiệm vụ giữ các tế bào với nhau để da không bị rách hay phồng rộp.

3. Lớp hạt (stratum granulosum hay granular layer)

Lớp quan trọng này được tạo nên bởi các hạt nhỏ có chứa các thành phần được sản sinh từ tế bào da. Keratin – thành phần tạo nên sức mạnh cho làn da - được chứa trong các hạt keratohyalin. Các tế bào lớp biểu bì được đặt tên là keratinocyte (tế bào sừng) vì chúng sản xuất ra keratin. Các tế bào sừng trong lớp này còn tạo ra lipid và yếu tố giữ ẩm tự nhiên (natural moisturizing factor - NMF) giúp cho làn da không bị ngấm nước và giữ lại độ ẩm bên trong da.

Lipid, protein và các yếu tố giữ ẩm tự nhiên ở lớp này được tạo ra bên trong các hạt keratohyalin. Những hạt này được sản sinh bởi các tế bào sừng trong lớp hạt. Sở dĩ được gọi là lớp hạt vì có sự hiện diện của các hạt này.

Trong các lớp trên của lớp biểu bì (lớp sáng và lớp sừng), các hạt vỡ ra để giải phóng chất bên trong vào khoảng trống giữa các tế bào. Điều này sẽ cung cấp lipid cho lớp sáng và lớp sừng để tạo nên hàng rào bảo vệ da. Việc lạm dụng các sản phẩm có chứa hydroxyl acid, retinoid và các thành phần tẩy tế bào chết khác có thể làm hỏng lớp quan trọng này.

4. Lớp sáng

Lớp sáng (stratum lucidum) được đặt tên như vậy vì đây là lớp không còn các hạt, do vậy mà các tế bào ở đây không có nhân, trong suốt hoặc có màu sáng. Lớp tế bào mỏng này chỉ có ở lớp da dày của lòng bàn tay, ngón tay và lòng bàn chân.

5. Lớp sừng

Lớp sừng (stratum corneum) là lớp trên cùng của lớp biểu bì và là lớp mà chúng ta có thể sờ thấy được. Lớp sừng thường có từ 15 đến 30 lớp tế bào với vai trò là lớp bảo vệ quan trọng. Các tế bào trong lớp này giúp ngăn chặn vi khuẩn, vi-rút và nấm xâm nhập vào các lớp da bên dưới, đồng thời bảo vệ cho các lớp mỏng manh bên dưới khỏi tác động của lực ma sát hay mài mòn. Đây là lớp làm cho da có cảm giác thô ráp khi khô.

Lớp “hàng rào bảo vệ da” (skin barrier) với nhiệm vụ ngăn chặn sự bốc hơi nước cũng nằm ở đây. Toàn bộ lớp sừng liên tục được thay mới trong một quá trình được gọi là quá trình bong da (desquamation). Tế bào mới đi lên từ lớp đáy và đẩy các tế bào cũ trên bề mặt bong ra. Quá trình này thường mất khoảng 4 tuần. Các phương pháp như tẩy tế bào chết hay mài da nông (microdermabrasion) làm mịn bề mặt của lớp sừng này, giúp da phản chiếu ánh sáng tốt hơn và trông tươi tắn hơn.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những thắc mắc về việc bôi kem dưỡng ẩm (phần 2)
Những thắc mắc về việc bôi kem dưỡng ẩm (phần 2)

Bài viết sau sẽ tiếp tục giải đáp những thắc mắc về việc bôi kem dưỡng ẩm.

Những thắc mắc về việc bôi kem dưỡng ẩm (phần 1)
Những thắc mắc về việc bôi kem dưỡng ẩm (phần 1)

Bôi kem dưỡng ẩm vào thời gian nào? Cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Những thông tin mới về khả năng bảo vệ của kem chống nắng
Những thông tin mới về khả năng bảo vệ của kem chống nắng

Có vẻ như mỗi mùa hè lại có thêm những thông tin gây tranh cãi mới về kem chống nắng.

Những thông tin phải biết về chất chống oxy hóa
Những thông tin phải biết về chất chống oxy hóa

Nhiều chuyên gia da liễu trên thế giới đều thống nhất một điều rằng các chất chống oxy hóa có tầm quan trọng ngang với kem chống nắng trong việc bảo vệ da.

Những điều bạn cần biết khi tẩy lông vùng mặt
Những điều bạn cần biết khi tẩy lông vùng mặt

Trước khi tẩy lông cho vùng da mặt, bạn cần biết rõ mức độ nhạy cảm của làn da mình đối với sự thay đổi sắc tố.

Video có thể bạn quan tâm
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam 08:46
Da đẹp - trắng sáng - căng bóng sau 3 buổi TRẺ HÓA DA tại Kangnam
? Hồi sinh làn da lão hóa, nếp nhăn, chảy xệ? Da tươi sáng, mịn màng như tuổi đôi mươi? Hiệu quả ngay sau 3 lần? Inbox ngay nhận...
 4 năm trước
 2199 Lượt xem
Bạn hiểu gì về nếp nhăn? Bạn hiểu gì về nếp nhăn? 05:11
Bạn hiểu gì về nếp nhăn?
Tại sao tôi dùng rất nhiều các loại kem chống nhăn mà mắt tôi vẫn nhăn thế?
 5 năm trước
 1685 Lượt xem
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da 03:31
Công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa da
Theo dõi quy trình thực hiện công nghệ Hifu và ngắm nhìn kết quả
 5 năm trước
 1502 Lượt xem
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE 05:28
TRẺ HÓA, ĐỀU MÀU DA, TRỊ THÂM MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ NEW PASTELLE
Hiệu quả THẤY RÕ chỉ sau buổi đầu tiên!>> Theo dõi quá trình thực hiện của khách hàng ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về dịch vụ này!---------------Tình...
 4 năm trước
 1457 Lượt xem
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu 03:11
Công nghệ Hifu - hỏi nhanh - đáp gọn - hiểu sâu
Tìm hiểu về công nghệ Hifu - nâng cơ trẻ hóa
 5 năm trước
 1433 Lượt xem
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid 04:51
Giải pháp nào cho da nhiễm corticoid
Vấn nạn về corrticoid ở Việt Nam có lẽ nhiều nhất trên thế giới.
 5 năm trước
 1402 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây