1

Biến chứng tụ máu sau căng da mặt

Tụ máu là máu đọng ngoài mạch do tác động của phẫu thuật, cần báo cho bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc
Biến chứng tụ máu sau căng da mặt Biến chứng tụ máu sau căng da mặt

Theo các tài liệu ghi chép, tụ máu (hematoma) được coi là biến chứng phổ biến nhất sau phẫu thuật trẻ hóa da mặt, thường phát sinh trong vòng 24 giờ đầu tiên sau phẫu thuật. Tỷ lệ bạn có thể bị tụ máu lên đến 15% tổng số ca. Tụ máu, ở trường hợp nhẹ, không nguy hiểm và sẽ tự khỏi, nhưng nếu có ổ tụ máu lớn, bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ để được can thiệp y tế.

Tụ máu là gì?

Tụ máu là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng mạch máu lớn bị tổn thương khiến cho máu tràn ra ngoài mạch, tới các mô xung quanh. Tụ máu khác với bầm tím, bầm tím là khi các mao mạch (mạch máu nhỏ li ti) bị tổn thương làm xuất huyết dưới da, dẫn đến các mảng màu xanh, đỏ, tím, vàng... trên da. Còn tụ máu là khi các mạch máu lớn hơn bị tổn thương và máu tràn ra ngoài mạch, tích tụ lại ở một vùng nào đó trên cơ thể.

Các khối máu tụ có thể nhỏ hoặc lớn, lan rộng nhanh chóng. Tụ máu nguy hiểm nhất xảy ra do chảy máu động mạch và nên được cấp cứu.

Biểu hiện của tụ máu

Các ổ tụ máu sau căng da mặt có thể xuất hiện với các triệu chứng như:

  • Đau đột ngột một bên hoặc thậm chí cả hai bên mặt
  • Sưng
  • Vùng phẫu thuật bị căng tức
  • Bầm tím
  • Hàm bị cứng (trimus).

Các dấu hiệu muộn của tụ máu bao gồm sưng và đổi màu môi và niêm mạc má. Hầu hết các khối máu tụ lớn xuất hiện trong vòng 10 đến 12 giờ sau phẫu thuật, gần như luôn xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi làm phẫu thuật; tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ, ổ máu tụ xuất hiện 5 ngày sau phẫu thuật.

tụ máu
Trái: ổ tụ máu lớn gây biến dạng nửa dưới mặt
Phải: 8 ngày sau khi rạch vết mổ và xử lý ổ tụ máu

Khi nào nên đi gặp bác sĩ

Ổ tụ máu có nhiều kích thước khác nhau, từ khối tụ máu lớn gây nguy hiểm tới sự sống sót của vạt da cho đến ổ tụ máu nhỏ, chỉ phát hiện được sau khi tình trạng sưng nề giảm bớt. Về căn bản, bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc thông báo cho bác sĩ biết ngay khi nghi ngờ mình bị tụ máu hoặc bạn nhận ra những biểu hiện khác thường trên mặt, ví dụ như bị đau, nóng, sưng viêm...

Các ổ tụ máu lớn, không ngừng lan rộng, gây đau, sưng và bầm tím, cần được xử lý ngay lập tức; bởi vì hầu hết bệnh nhân chỉ cảm thấy mức độ khó chịu rất thấp sau phẫu thuật căng da mặt, nên bất kỳ sự khó chịu đột ngột nào cũng là dấu hiệu đáng chú ý.

Rủi ro đến từ tụ máu

Áp lực từ các khối máu tụ lên vạt da nằm bên trên có thể dẫn đến những tác động xấu đáng kể, bao gồm:

  • làm giảm tưới máu động mạch, gây tắc nghẽn tĩnh mạch, tăng sưng viêm dẫn đến việc da hồi phục không phẳng mượt.
  • làm chậm quá trình phục hồi sau phẫu thuật
  • có thể dẫn đến hoại tử vạt da
  • nếu đủ lớn, một khối máu tụ lan rộng có thể dẫn đến khó thở kèm theo đường thở bị bịt kín và tử vong.

Cách xử lý tụ máu sau căng da mặt

Điều quan trọng nhất khi bạn nghi ngờ mình bị tụ máu là liên lạc với bác sĩ, tuyệt đối không tự chữa ở nhà. Khi bác sĩ tiếp nhận tình trạng của bạn và dựa vào chuyên môn đã xác định được bạn bị tụ máu, bác sĩ có thể chọn các cách điều trị thích hợp tùy vào độ lớn của ổ máu tụ. Các ổ tụ máu nhỏ sẽ được cơ thể hấp thụ mà không cần can thiệp, nhưng bác sĩ có thể cho bạn đeo băng ép để đẩy nhanh quá trình này. Với các ổ máu tụ vừa và lớn hơn, biện pháp phổ biến nhất là dùng kim tiêm rút máu ra ngoài và kết hợp băng ép để làm xẹp khoang tụ máu. Việc này có thể cần thực hiện nhiều hơn một lần, cho tới khi ổ tụ máu đủ nhỏ để cơ thể có thể tự giải quyết. Biện pháp này cần được thực hiện ở môi trường đảm bảo vô trùng và tuyệt đối không thích hợp để bệnh nhân tự điều trị ở nhà. Ngoài ra nếu cần thiết, bác sĩ có thể chọn phẫu thuật hút ổ máu tụ và khâu kín khoảng trống để tránh máu tích tụ lần nữa.

Các yếu tố tăng nguy cơ bị tụ máu

Nhiều nghiên cứu đã báo cáo về những yếu tố có thể góp phần gia tăng nguy cơ gây tụ máu sau phẫu thuật căng da mặt. Một số yếu tố liên quan đến tăng nguy cơ tụ máu là:

  • có tiền sử gia đình bị chảy máu tạng hoặc được chuẩn đoán có tình trạng này
  • sử dụng thuốc chống đông máu
  • tiền sử tăng huyết áp
  • tăng huyết áp quanh thời điểm phẫu thuật
  • giới tính nam: Nam giới có tỷ lệ hình thành tụ máu cao hơn, gần gấp đôi so với nữ; nguyên nhân là do sự khác biệt về giải phẫu da. Quan trọng nhất là lớp hạ bì dày hơn, cộng thêm việc có nhiều mạch máu hơn để tăng cường cung cấp máu cho râu và các tuyến bã nhờn trên da nam giới.
  • ho, nôn mạnh sau phẫu thuật: hành động nôn, ho sau phẫu thuật có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến tăng nguy cơ bị tụ máu

Giảm thiểu nguy cơ tụ máu

Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để biết cụ thể những gì bạn cần làm trước và sau phẫu thuật. Việc đeo băng ép liên tục sau phẫu thuật, trong khoảng thời gian mà bác sĩ quy định, sẽ giúp giảm hình thành tụ máu. Đồng thời, quanh thời gian phẫu thuật, bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc có thể làm tăng huyết áp, chống đông máu... Hãy cùng bác sĩ liên tục theo dõi tình trạng của bản thân, đặc biệt trong 24-48 giờ sau phẫu thuật, để phát hiện những biểu hiện bất thường một cách sớm nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Biến chứng liệt nhánh trán dây thần kinh mặt sau phẫu thuật thẩm mỹ vùng mặt
Biến chứng liệt nhánh trán dây thần kinh mặt sau phẫu thuật thẩm mỹ vùng mặt

Nhánh trán của dây thần kinh mặt khi bị tổn thương sẽ khiến cơ trán bị liệt và bệnh nhân không thể nhướng mày để nâng lông mày, có thể bị sụp lông mày và/hoặc hai bên lông mày bất đối xứng.

Biến chứng nhiễm trùng
Biến chứng nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một biến chứng hậu phẫu, làm kéo dài thời gian hồi phục và thậm chí có thể làm hỏng mục đích của phẫu thuật thẩm mỹ.

Căng da mặt không phẫu thuật
Căng da mặt không phẫu thuật

Căng da mặt không phẫu thuật là sự kết hợp của các quy trình nhằm giải quyết tình trạng da chảy xệ, da mỏng nhăn nheo (da crepey) và các đường nhăn nhỏ mà không có đường mổ, gây mê toàn thân hoặc nằm viện

Căng da vùng mặt dưới
Căng da vùng mặt dưới

Căng da vùng mặt dưới là một quy trình phẫu thuật giúp căng da và thắt chặt da vùng mặt dưới.

Căng da mặt SMAS
Căng da mặt SMAS

Căng da mặt SMAS hiện nay đang được coi là kỹ thuật tiêu chuẩn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cục lồi ở cổ sau phẫu thuật căng da mặt liệu có biến mất không?
  •  2 năm trước
  •  7 trả lời
  •  801 lượt xem

Bây giờ đã là 5 tuần kể từ khi tôi làm phẫu thuật và tôi đã tham khảo ý kiến thứ hai từ bác sĩ về cục u ở một bên cổ. Bác sĩ nói rằng đó là một khối máu tụ và rằng nó sẽ tự tiêu đi. Bác sĩ đầu tiên mà tôi gặp nói rằng đây chỉ là dấu hiệu bình thường trong quá trình hồi phục và sẽ dần dần tự khỏi. Chuyện đó có thể xảy ra không? Hiện tại cục u không còn nóng, nhưng hơi khó chịu. Quai hàm của tôi thực sự đã được cải thiện sau khi căng da mặt. Tôi làm phẫu thuật ở nước ngoài nên không thể đến gặp bác sĩ trực tiếp được, nhưng tôi đã nhắn tin và bác sĩ bảo nhìn bình thường.

Căng da mặt giá bao nhiêu?
  •  7 năm trước
  •  46 trả lời
  •  3002 lượt xem

Tôi không thể tìm thấy thông tin về chi phí phẫu thuật căng da mặt. Bác sĩ làm ơn giúp tôi ước tính xem căng da mặt truyền thống giá bao nhiêu?

Thời gian hồi phục sau phẫu thuật căng da mặt mất bao lâu?
  •  7 năm trước
  •  29 trả lời
  •  12529 lượt xem

Tôi đang định phẫu thuật thẩm mỹ căng da mặt nhưng lại lo lắng về thời gian phải nghỉ việc sau khi mổ. Quá trình hồi phục sau căng da mặt có lâu không? Khi nào tôi có thể ra ngoài mà diện mạo trông sẽ đẹp, trẻ trung tự nhiên và không kỳ cục (hoặc bị lộ việc vừa mới căng da mặt) ?

Căng da mặt mini và căng da mặt toàn phần - cái nào tốt hơn?
  •  7 năm trước
  •  48 trả lời
  •  5178 lượt xem

Căng da mặt mini nghe thật hấp dẫn đối với tôi. Giá rẻ hơn, ít xâm lấn hơn, có thể giúp khắc phục vùng da chảy xệ và cằm xị của tôi. Tại sao tôi lại có thể lựa chọn căng da mặt toàn phần? Lựa chọn nào sẽ tốt hơn?

Căng da vùng cằm cổ ở tuổi 50?
  •  7 năm trước
  •  29 trả lời
  •  2903 lượt xem

Tôi sắp 50 tuổi. Da mặt tôi tương đối săn chắc và khá đẹp so sới độ tuổi của mình vì vậy tôi nghĩ không cần căng da mặt. Tuy nhiên vùng cổ và cằm của tôi trông không đẹp như vùng mặt. Có cách nào để làm săn chắc và làm căng vùng cằm và cổ của tôi không?

Video có thể bạn quan tâm
Cận cảnh quá trình bóc tách lớp SMAS, khâu theo nhiều hướng tối ưu kết quả căng da mặt Cận cảnh quá trình bóc tách lớp SMAS, khâu theo nhiều hướng tối ưu kết quả căng da mặt 02:43
Cận cảnh quá trình bóc tách lớp SMAS, khâu theo nhiều hướng tối ưu kết quả căng da mặt
Bác sĩ thực hiện và demo kỹ thuật bóc tách và cố định lớp SMAS theo nhiều vector khác nhau.Xem thêm: Hình ảnh trước-sau căng da mặt.Thẩm mỹ Bauman...
 2 năm trước
 5066 Lượt xem
Cận cảnh căng da mặt G - Face Cận cảnh căng da mặt G - Face 03:41
Cận cảnh căng da mặt G - Face
Căng da mặt G-face
 5 năm trước
 3622 Lượt xem
CÙNG BÁC SĨ PHÙNG MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CĂNG DA MẶT SMAS VỪA THỰC HIỆN XONG CÙNG BÁC SĨ PHÙNG MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CĂNG DA MẶT SMAS VỪA THỰC HIỆN XONG 01:49
CÙNG BÁC SĨ PHÙNG MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CĂNG DA MẶT SMAS VỪA THỰC HIỆN XONG
Không cần phẫu thuật - Hiệu quả tức thì - Không sưng không đauDuy nhất ngày hôm nay - Căng da mặt SMAS tặng ngay liệu trình Lipo Thin Max trị giá...
 4 năm trước
 3053 Lượt xem
KỸ THUẬT CĂNG DA MẶT VÀ CÁCH GIẤU ĐƯỜNG SẸO KỸ THUẬT CĂNG DA MẶT VÀ CÁCH GIẤU ĐƯỜNG SẸO 03:21
KỸ THUẬT CĂNG DA MẶT VÀ CÁCH GIẤU ĐƯỜNG SẸO
Do quá trình lão hóa trong cơ thể, cơ và da mặt không thể tránh khỏi tình trạng chảy xệ. Căng da mặt là thủ thuật can thiệp chuyên sâu khắc phục tốt...
 2 năm trước
 2502 Lượt xem
Căng da mặt trên KH 54 tuổi Căng da mặt trên KH 54 tuổi 03:55
Căng da mặt trên KH 54 tuổi
Trước PT: nếp nhăn rất nhiều. nếp nhăn rãnh mũi má, khóe miệng rất sâu. vùng da cổ cũng có nhiều nếp nhăn. Sau hơn 1 tiếng đồng hồ, da mặt KH đã...
 6 năm trước
 2295 Lượt xem
Bác gái U60 da vẫn căng mịn không nếp nhăn Bác gái U60 da vẫn căng mịn không nếp nhăn 07:31
Bác gái U60 da vẫn căng mịn không nếp nhăn
Cô Lệ Thu dù đã ngoài 50 tuổi nhưng vẫn vẫn sở hữu làn da căng mịn, gương mặt không hề xuất hiện dấu hiệu Lão hóa.Khi được quá nhiều người hỏi cô đã...
 3 năm trước
 2130 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây