1

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể? Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Hệ tuần hoàn trong cơ thể chúng ra có một mạng lưới mạch máu rộng lớn, bao gồm các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

Nếu được duỗi thẳng thì tổng chiều dài các mạch máu này có thể lên đến khoảng 96.000km.

Các động mạch có nhiệm vụ đưa máu ra khỏi trái tim. Ngược lại, tĩnh mạch đảm nhận nhiệm vụ mang máu trở về tim.

Vì động mạch vận chuyển máu ra khỏi tim nên phải chịu áp lực lớn hơn, do đó thành động mạch dày hơn và đàn hồi hơn so với thành tĩnh mạch để có thể chịu được áp lực này. Ngoài ra còn rất nhiều điều khác mà có thể bạn vẫn chưa biết về hệ thống động mạch trong cơ thể mình.

Động mạch và hệ tuần hoàn

Động mạch đưa máu ra khỏi tim bằng hai con đường riêng biệt:

  • Vòng tuần hoàn hệ thống: Ở vòng tuần hoàn này, máu giàu oxy được vận chuyển từ tim đến các mô của cơ thể.
  • Vòng tuần hoàn phổi: Trong vòng tuần hoàn phổi, máu thiếu oxy được đưa ra khỏi tim vào phổi – tại đây máu được cung cấp oxy tươi và loại bỏ carbon dioxide.

Các động mạch còn được chia thành hai loại là động mạch đàn hồi và động mạch cơ dựa trên vật liệu tạo nên lớp giữa của mạch.

Động mạch đàn hồi

  • Nằm gần tim hơn, đây là nơi có huyết áp cao nhất.
  • Chứa nhiều sợi đàn hồi hơn, cho phép các động mạch này co giãn theo sự tăng giảm của lưu lượng máu khi tim đập.

Động mạch cơ

  • Nằm xa tim hơn, đây là nơi có huyết áp thấp hơn.
  • Chứa nhiều mô cơ trơn và ít sợi đàn hồi hơn.

Cấu tạo thành động mạch

Thành của các động mạch gồm có ba lớp riêng biệt:

  • Lớp trong (Tunica intima): Lớp trong cùng được cấu tạo nên từ các tế bào nội mạc và các sợi đàn hồi.
  • Lớp giữa (Tunica media): Lớp giữa thường là lớp dày nhất và được tạo nên từ các tế bào cơ trơn cùng với các sợi đàn hồi, giúp kiểm soát đường kính của mạch máu.
  • Lớp ngoài (Tunica externa): Lớp ngoài cùng được tạo nên từ các sợi đàn hồi và collagen. Lớp này chủ yếu tạo nên cấu trúc và hỗ trợ cho mạch máu.

Kích cỡ động mạch

Động mạch có nhiều kích cỡ khác nhau. Động mạch lớn nhất của cơ thể là động mạch chủ, bắt đầu từ tim. Càng di chuyển xa khỏi tim, động mạch chủ sẽ phân nhánh và càng nhỏ lại. Các động mạch nhỏ nhất được gọi là tiểu động mạch.

Các tiểu động mạch kết nối với các mao mạch, đây là các mạch máu nhỏ nhất và là nơi diễn ra quá trình trao đổi oxy, chất dinh dưỡng và chất thải giữa máu với các tế bào của cơ thể.

Sau khi quá trình trao đổi này diễn ra, máu sẽ đi vào hệ thống các tĩnh mạch và được đưa trở về tim.

Các động mạch chính của cơ thể

Dưới đây là những động mạch chính trong cơ thể cùng với các cơ quan và mô mà chúng cung cấp máu.

Động mạch chủ

Động mạch lớn nhất và quan trọng nhất trong hệ tuần hoàn là động mạch chủ. Quan trọng là bởi vì nó chính là con đường đầu tiên dẫn máu ra khỏi tim và đi đến toàn cơ thể thông qua các nhánh động mạch nhỏ hơn.

Không có động mạch chủ, các mô của cơ thể sẽ không được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết.

Động mạch chủ được kết nối với trái tim qua van động mạch chủ và gồm có các bộ phận sau:

  • Động mạch chủ lên (Ascending aorta): Động mạch chủ lên có nhiệm vụ phân bố oxy và chất dinh dưỡng cho tim thông qua các động mạch vành.
  • Cung động mạch chủ hay vòm động mạch chủ (Aortic arch): Phần này có ba nhánh chính gồm có thân động mạch cánh tay đầu (brachiocephalic trunk), động mạch cảnh chung trái (left common carotid artery) và động mạch dưới đòn trái (left subclavian artery). Cung động mạch chủ dẫn máu đến phần trên của cơ thể, bao gồm đầu, cổ và cánh tay.
  • Động mạch chủ xuống (Descending aorta): Động mạch chủ xuống đưa máu đến phần thân trên, bụng và thân dưới. Phía trên cơ hoành thì nó được gọi là động mạch chủ ngực, nhưng sau khi đi qua cơ hoành thì nó lại trở thành động mạch chủ bụng.

Động mạch đầu và cổ

Các động mạch đầu và cổ gồm có:

  • Động mạch cảnh chung trái và phải (Left and right common carotid artery). Các động mạch cảnh chung bên trái tách ra trực tiếp từ động mạch chủ, trong khi động mạch cảnh chung bên phải tách ra từ thân động mạch cánh tay đầu.
  • Động mạch cảnh ngoài (External carotid artery). Những động mạch đôi này bắt đầu từ động mạch cảnh chung. Các động mạch cảnh ngoài cung cấp máu cho các vùng như mặt, hàm dưới và cổ.
  • Động mạch cảnh trong (Internal carotid artery). Giống như động mạch cảnh ngoài, động mạch cảnh trong cũng bắt đầu từ các động mạch cảnh chung. Chúng là các động mạch chính cung cấp máu cho não.
  • Động mạch đốt sống (Vertebral artery): phân nhánh từ các động mạch dưới đòn rồi đi lên cổ, các động mạch này cũng cung cấp máu cho não.
  • Động mạch thân giáp cổ (Thyrocervical trunk artery): cũng xuất phát từ động mạch dưới đòn, các động mạch thân giáp cổ phân nhánh thành nhiều mạch và đưa máu đến tuyến giáp, cổ và lưng trên.

Động mạch thân trên

Đây là các động mạch phổi, tim, xương chậu và động mạch chủ ở bụng

Các động mạch thân trên gồm có:

  • Động mạch phế quản (Bronchial artery). Có hai động mạch phế quản, một ở bên trái và một ở bên phải. Cả hai đều cung cấp máu cho phổi.
  • Động mạch thực quản (Esophageal artery). Các động mạch thực quản cung cấp máu đến thực quản.
  • Động mạch màng ngoài tim (Pericardial artery). Động mạch này cung cấp máu cho màng ngoài tim.
  • Động mạch gian sườn (Intercostal artery). Động mạch gian sườn là cặp động mạch ở hai bên cơ thể, có nhiệm vụ đưa máu đến các vị trí của thân trên, bao gồm đốt sống, tủy sống, cơ và da lưng.
  • Động mạch hoành trên (Superior phrenic artery). Giống như động mạch gian sườn, các động mạch hoành trên cũng đi theo cặp và đưa máu đến các đốt sống, tủy sống, da và cơ hoành.

Động mạch bụng

Các động mạch bụng gồm có:

  • Động mạch thân tạng (Celiac trunk artery): Phân nhánh từ động mạch chủ bụng, động mạch thân tạng chia thành các động mạch nhỏ hơn đưa máu đến các cơ quan như dạ dày, gan và lá lách.
  • Động mạch mạc treo tràng trên (Superior mesenteric): Cũng phân nhánh từ động mạch chủ bụng, động mạch mạc treo tràng trên dẫn máu đến ruột non, tuyến tụy và phần lớn ruột già.
  • Động mạch mạc treo tràng dưới (Inferior mesenteric): Giống như động mạch mạc treo tràng trên, động mạch mạc treo tràng dưới cũng tách từ động mạch chủ bụng và cung cấp máu cho phần cuối của ruột già, bao gồm cả trực tràng.
  • Động mạch hoành dưới (Inferior phrenic): đây là những động mạch đôi cung cấp máu cho cơ hoành.
  • Động mạch thượng thận (Adrenal artery): Đây là các động mạch đôi dẫn máu đến tuyến thượng thận.
  • Động mạch thận (Renal artery): cung cấp máu cho thận.
  • Động mạch thắt lưng (lumbar artery): Những động mạch đôi này dẫn máu đến đốt sống và tủy sống.
  • Động mạch sinh dục (Gonadal artery): Động mạch sinh dục là các động mạch đôi đưa máu đến tinh hoàn ở nam hoặc buồng trứng ở nữ.
  • Động mạch chậu chung (Common iliac artery): Đây là nhánh của động mạch chủ bụng và tiếp tục phân chia thành động mạch chậu trong và ngoài.
  • Động mạch chậu trong (Internal iliac artery): Động mạch này bắt đầu từ động mạch chậu chung, cung cấp máu cho bàng quang, xương chậu và phần bên ngoài của bộ phận sinh dục. Ngoài ra, nó còn dẫn máu đến tử cungâm đạo ở phụ nữ.
  • Động mạch chậu ngoài (External iliac): xuất phát từ động mạch chậu chung và cuối cùng trở thành động mạch đùi.

Động mạch cánh tay

Các động mạch ở cánh tay gồm có:

  • Động mạch nách (Axillary artery): Khi động mạch dưới đòn đi ra khỏi thân và đi vào cánh tay thì được gọi là động mạch nách.
  • Động mạch cánh tay (Brachial artery): dẫn máu đến vùng bên trên của cánh tay.
  • Động mạch đôi (Radial artery) và động mạch trụ (ulnar artery): chạy dọc theo xương cẳng tay và cuối cùng chúng phân chia để đưa máu đến cổ tay và bàn tay.

Động mạch chân

Các động mạch chân gồm có:

  • Động mạch đùi (Femoral artery): bắt nguồn từ động mạch chậu ngoài, động mạch này cung cấp máu cho đùi và phân nhánh thành các động mạch nhỏ cung cấp máu cho cẳng chân.
  • Động mạch gối (Genicular artery): cung cấp máu cho khu vực đầu gối.
  • Động mạch khoeo (Popliteal artery). Đây là tên được đặt cho động mạch đùi khi nó đi qua vùng dưới đầu gối.
  • Động mạch chày trước và sau (Anterior, posterior tibial artery) : bắt đầu từ động mạch khoeo và có nhiệm vụ cung cấp máu cho phần dưới của chân. Khi đến mắt cá chân, các động mạch này tiếp tục phân nhánh để đưa máu đến cho vùng mắt cá chân và bàn chân.

So sánh động mạch và tĩnh mạch

  Động mạch Tĩnh mạch
Chức năng

Vận chuyển máu ra khỏi tim

Vận chuyển máu về tim
Vòng tuần hoàn phổi Đưa máu thiếu oxy từ tim đến phổi Đưa máu giàu oxy từ phổi trở lại tim
Vòng tuần hoàn hệ thống Đưa máu giàu oxy từ tim đến các mô của cơ thể Đưa máu thiếu oxy từ các mô trong cơ thể trở lại tim
Áp lực máu Cao Thấp
Kết cấu Thành dày, đàn hồi Thành mỏng, có van ngăn máu chảy ngược
Phần lớn nhất Động mạch chủ Tĩnh mạch chủ
Ví dụ về các mạch lớn Động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch phế quản, động mạch thân tạng, động mạch mạc treo tràng trên/dưới, động mạch đùi Tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch phế quản, tĩnh mạch đơn, tĩnh mạch thận, tĩnh mạch đùi
Phần nhỏ nhất Tiểu động mạch Tiểu tĩnh mạch

 

Động mạch là các mạch máu trong hệ tuần hoàn đưa máu ra khỏi tim qua hai vòng tuần hoàn khác nhau. Một là vòng tuần hoàn hệ thống cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan và mô của cơ thể. Hai là vòng tuần hoàn phổi cho phép máu lấy oxy tươi và loại bỏ carbon dioxide.

 

Động mạch có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể nên phải giữ cho các động mạch luôn trong tình trạng khỏe mạnh. Các động mạch bị tổn thương hoặc bị thu hẹp sẽ khiến cho cơ thể không được cung cấp đủ máu và dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
6 chất bổ sung và thảo dược tốt cho người xơ vữa động mạch
6 chất bổ sung và thảo dược tốt cho người xơ vữa động mạch

Khi bị xơ vữa động mạch, không phải khi nào cũng cần dùng đến thuốc mà có thể lựa chọn các loại thảo dược tự nhiên và viên uống bổ sung để kiểm soát tình trạng bệnh.

Top 10 thực phẩm giúp bạn bảo vệ động mạch
Top 10 thực phẩm giúp bạn bảo vệ động mạch

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là cách hữu hiệu để bảo vệ động mạch - các mạch máu chính của cơ thể. Vậy một chế độ ăn lành mạnh cần có những loại thực phẩm nào?

Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu
Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu

Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có hàng chục loại chất béo khác nhau, và mỗi loại lại có một vai trò và tác động không giống nhau bên trong cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây