Trước khi mang thai, muốn khám sức khỏe tổng quát?
Bạn có thể đến Bv Phụ sản khám tại phòng khám Phụ khoa hay khoa Chăm sóc trước sinh đều được. Nhớ đi khám cả hai vợ chồng. Còn chi phí khám mỗi người một khác vì còn tùy thuộc vào việc bạn phải làm bao nhiêu xét nghiệm nữa mà.
Muốn khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai?
Vợ em bị thai lưu hai lần, lần đầu bị lưu lúc gần 9 tuần (do không có tim thai), lần hai lưu lúc 24 tuần (do thiếu nước ối). Từ lần lưu thứ hai đến nay đa được gần 1 năm. Trước khi mang thai lại, vợ chồng em định đi khám sức khỏe tổng quát, nhưng không biết khám ở đâu và khoa nào - Mong bs tư vấn ạ?
- 1 trả lời
- 639 lượt xem
Trước khi có bầu, muốn kiểm tra sức khoẻ tổng quát?
Năm trước, em buộc phải chấm dứt thai kỳ ở tuần thứ 24, do bị Tiền sản giật và con em bị 3 NST X (hội chứng siêu nữ). Bây giờ, vợ chồng em muốn kiểm tra sức khoẻ để có con tiếp. Vậy, vợ chồng em phải đi khám ở khoa nào của Bệnh viện Phụ sản ạ?
- 1 trả lời
- 407 lượt xem
Muốn kiểm tra lại sức khỏe trước khi mang bầu
Cách đây 3 năm, em có mổ thai ngoài tử cung. Do mất hồ sơ bệnh án, em không nhớ là hồi đó có bị cắt phần nào hay không. Bây giờ, em muốn làm kiểm tra sức khỏe trước khi mang bầu, nhưng không biết mình nên đăng kí khám những gì ạ?
- 1 trả lời
- 362 lượt xem
Muốn khám sức khỏe sinh sản trước khi lập gia đình?
Em chuẩn bị lập gia đình. Em muốn khám sức khỏe sinh sản trước khi kết hôn. Vậy, mong bs cho biết, em cần khám những gì và chi phí cho dịch vụ khám này là bao nhiêu không ạ?
- 1 trả lời
- 662 lượt xem
Trước khi mang thai lại, cần khám và kiểm tra gì?
Cách đây 2 năm, trong lần mang thai đầu, em đã chích ngừa mũi (sởi, quai bị, rubella) mà khi thai 32 tuần vẫn bị lưu (một phần do huyết áp cao nữa). Năm nay, muốn có thai lại thì em và chồng nên khám gì và có cần phải chích ngừa lại mũi 3 trong 1 nữa không ạ?
- 1 trả lời
- 538 lượt xem
Khi bạn có thai kỳ nguy cơ cao, bạn sẽ cần thêm các cuộc thăm khám thai để kiểm soát tình trạng. Và càng nhiều xét nghiệm, càng nhiều cuộc hẹn càng có nghĩa là bạn phải đối mặt với nhiều căng thằng.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm phải bổ sung axit folic vào các sản phẩm ngũ cốc như ngũ cốc ăn sáng, bánh mì, mì ống và gạo.
Việc chia sẻ tử cung với một hoặc hai anh chị em không ảnh hưởng đến DNA của bé hoặc làm tăng nguy cơ khuyết tật di truyền như hội chứng Down.
Chúc mừng bạn đã có thai! Không nghi ngờ gì về điều đó: Bạn vừa bước qua một ngưỡng cửa vào thế giới khác. Bây giờ bạn đang mang thai, bạn có cả đống những thứ mới mẻ cần tìm hiểu và chuẩn bị cho nhiều sự thay đổi. Dưới đây là tổng quan về những gì sẽ xảy ra.
Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ thụ thai của bạn sẽ thấp hơn nhiều so với vài năm trước đây. Các chuyên gia cho biết, sau 45 tuổi hầu như không thể mang thai bằng trứng của chính bạn.