1

Sốt cao co giật ở trẻ em

Một cơn co giật do sốt có thể xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Nếu bị co giật, trẻ có thể đảo mắt, mệt mỏi, hoặc nôn. Cơ thể bé có thể co giật, chân tay dễ bị co cứng lại. Da bé sẽ tái xám hơn bình thường và bé có nguy cơ trở nên mất ý thức.
Sốt cao co giật ở trẻ em Sốt cao co giật ở trẻ em

Sốt cao co giật là gì?

Cơn co giật có thể chỉ kéo dài vài giây hoặc 15 phút (quá lâu). Nếu kéo dài trên 3 phút, hãy gọi cấp cứu ngay. Sau đó, bé sẽ cảm thấy hơi buồn ngủ hoặc có vẻ như bình thường. Trong hầu hết các trường hợp, cơn co giật do sốt đều vô hại, nhưng thực sự điều này cũng chẳng giúp bạn bớt lo hơn, vì đối với hầu hết chúng ta, việc nhìn thấy con bị co giật như thế là điều rất đáng sợ.

Co giật do sốt có xu hướng xảy ra khi trẻ sốt trên 38,8 độ, nhưng cũng có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn. Tình trạng này có xu hướng xảy ra trong 24 giờ sốt đầu tiên, nhưng không nhất thiết là khi cơn sốt của trẻ đang tăng cao.

Sốt cao co giật ở trẻ phổ biến như nào?

2% đến 4% trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 năm sẽ bị co giật, co giật do sốt ở một số thời điểm nào đó. Một phần ba số trẻ này sẽ có một cơn co giật khác và khoảng một nửa số đó sẽ xuất hiện một cơn co giật lần thứ 3. Tình trạng này phổ biến nhất ở trẻ có độ tuổi từ 12 đến 18 tháng.

Một đứa trẻ có nhiều khả năng bị co giật do sốt hơn nếu một trong hai bố mẹ đã bị tình trạng này khi còn nhỏ. Những đứa trẻ có cơn co giật do sốt lần đầu tiên trong năm đầu đời là những đứa rất dễ có một cơn co giật khác nữa. Trẻ cũng dễ có cơn co giật thứ hai nếu cơn thứ nhất bé bị khi nhiệt độ sốt còn thấp, hoặc nếu cơn co giật đầu xảy ra sớm trong cơn sốt của bé.

Cách xử trí khi trẻ bị sốt cao co giật

Nhanh chóng đặt bé nằm nghiêng, bỏ các đồ vật cứng ra xa, nhẹ nhàng nghiêng đầu bé sang một bên để bé không bị ngẹt mũi nếu có nôn ra. Nới lỏng quần áo nếu chật. Đảm bảo bé không có bất cứ thứ gì trong miệng và không để bất kỳ thứ gì vào miệng khi cơn co giật kéo dài. Đừng cố hạ thấp nhiệt độ sốt của trẻ trong khi co giật bằng cách cho bé uống thuốc hoặc đặt bé vào chậu nước lạnh hay lau người cho bé.

Theo dõi xem cơn co giật kéo dài trong bao lâu, nếu lâu hơn 3 phút, hãy gọi cấp cứu (ngay cả khi cơn co giật chỉ xảy ra trong thời gian ngắn bạn cũng nên ghi lại thời gian để nói cho bác sĩ). Ngoài ra cũng phải gọi bác sĩ ngay nếu bé bị khó thở, nghẹn hoặc da nhợt nhạt.

Nếu không, hãy dọn chỗ nôn ói và gọi cho bác sĩ sau khi hết cơn co giật –cho dù cơn co giật có xảy ra trong thời gian ngắn như nào (vẫn phải gọi) – và nếu đó là con đầu lòng của bạn thì càng nên gọi. Bác sĩ có thể muốn kiểm tra bé để đảm bảo bé không bị nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc có các vấn đề khác gây ra sốt. Nếu bé hơn 6 tháng tuổi và đã bị co giật trước đó, bác sĩ có thể cho bạn biết khi nào nên gọi cho họ nếu cơn co giật kéo dài chưa đến ba phút.

Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên cho con uống một trong những loại thuốc hạ sốt như acetaminophen hoặc ibuprofen, hoặc chườm ấm (không bao giờ được cho con uống aspirin, vì thuốc này có thể gây ra hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng nguy hiểm).

Tôi có thể ngăn chặn tình trạng sốt cao co giật không?

Một số cha mẹ cố gắng ngăn ngừa cơn co giật bằng cách hạ sốt nhanh chóng. Tuy nhiên, co giật thường xảy ra đột ngột, đôi khi còn trước cả khi bạn nhận thấy con mình đang bị ốm.

Nếu con bạn thường xuyên bị co giật do sốt, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc cho bé uống bất cứ khi nào bé bị sốt để giảm nguy cơ co giật. Tuy nhiên, các loại thuốc này có tác dụng phụ và trong hầu hết các trường hợp, vì co giật do sốt thường không có hại, nên không cần thiết phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Sốt cao co giật có phải là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó nghiêm trọng không?

Thông thường sốt gây co giật là do nhiễm trùng đường hô hấp trên (như cảm lạnh hoặc cúm), bệnh cúm dạ dày, bệnh ban đào, hoặc nhiễm trùng tai. Nhưng trong một số ít trường hợp, sốt là một triệu chứng của viêm màng não hoặc một vấn đề nghiêm trọng khác. Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và sàng lọc kỹ cho bé nếu cần.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ 4 tháng ngủ hay giật mình, khóc thét, khó dỗ ngủ có phải do thiếu canxi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3732 lượt xem

Bé nhà em được 4 tháng tuổi. Bé nặng 7,6kg và cao 63cm. Gần đây ban ngày bé ngủ rất ít, chỉ tầm 15-20 phút rồi lại dậy chơi từ 2 đến 3 tiếng. Đặc biệt, ban ngày bé ngủ hay bị giật mình, có khi khóc thét, khó dỗ. Ban đêm thì trộm vía bé vẫn ngủ bình thường ạ. Bé có hiện tượng như vậy có phải do thiếu canxi không bác sĩ? Bé có được bổ sung vitamin D3 ạ. Đợt đầu bé bú 130ml rất nhanh, nhưng gần đây sau 3 -4 tiếng, em ép mãi bé mới bú được 100ml. Như vậy có sao không ạ?

Cách gì giúp trẻ 3 tháng tuổi khỏi bị giật tay chân, khi khóc không bị run tay không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2817 lượt xem

Bé nhà em hiện đã hơn 3 tháng tuổi. Bé rất hay bị giật tay chân. Buổi tối, ngủ một lúc bé lại giật tay chân và cựa quậy. Lúc bú xong, ngủ lại tay cũng bị giật. Ban ngày bế bé ngủ, đặt xuống là chân tay lại giật. Khi khóc, tay bé cũng hay bị run. Có điều bé vẫn chơi, ăn ngủ bình thường ạ. Cho em hỏi bé như vậy có bị làm sao không ạ?

Trẻ 3 tháng ngủ hay giật mình là do nằm võng hay thiếu vitamin?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2318 lượt xem

Hiện giờ bé nhà em đã được 3 tháng tuổi và nặng 6kg. Không hiểu sao bé nhà em ngủ rất hay giật mình. Bé chỉ ngủ được một lúc là giật mình rồi mắt mở to, hai chân giang ra và khóc toáng lên. Bé có được phơi nắng, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin. Tuy nhiên, hồi hơn 1 tháng em có cho bé ngủ võng và đu đưa rất nhẹ. Còn bây giờ thì em cho bé nằm dưới đất. Bé nhà em có hiện tượng như vậy có phải là do thiếu vitamin hay nằm võng, thưa bác sĩ?

Cần làm gì để trẻ 2 tháng tuổi ngủ không bị giật mình?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  804 lượt xem

Em sinh bé gái nặng 2,6kg, dài 45cm. Hiện giờ bé đã được 2 tháng và nặng 4,9kg, dài 56cm. Chiều cao và cân nặng của bé nhà em như vậy là có phát triển bình thường không ạ? Bé nhà em bú sữa mẹ hoàn toàn từ lúc sinh ra tới giờ. Em nghe nói sữa đầu không nhiều chất dinh dưỡng nên em thường hút bớt sữa đầu đi rồi cho bé bú nhiều sữa sau. Em làm vậy có đúng không ạ? Ngoài ra, hơn 1 tháng nay bé nhà em có hiện tượng nằm ngủ hay bị giật mình, quơ chân tay và hoảng sợ như bị mất thăng bằng. Em có cho bé uống ngày 2 giọt Sterogyl và nửa ống 5ml Calcium corbiere nhưng vẫn không thấy tình trạng của bé cải thiện ạ. Còn một vấn đề nữa là thóp đầu của bé nhà em vẫn còn mềm, nhiều khi phập phồng, khi sờ vào đường giữa xương đầu và xương trán thấy có khe rõ rệt thì có bình thường không, thưa bác sĩ?

Trẻ 22 ngày tuổi ngủ hay giật mình thì có ảnh hưởng đến thần kinh của bé không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  582 lượt xem

Em sinh bé nặng 4,1kg. Hiện bé đã được 22 ngày tuổi và nặng 4,8kg. Bé nhà em từ khi sinh ra đến giờ ngủ rất hay giật mình và còn dễ ra mồ hôi nữa. Mặc dù phòng ngủ của bé rất yên tĩnh, cũng không hề có tiếng động nào cả. Ngoài ra bé còn hay vặn mình. Em có cho bé đi khám thì bác sĩ kê bổ sung cho bé Vitamin D3. Em cần làm gì để khắc phục tình trạng trên của bé và việc giật mình có ảnh hưởng đến thần kinh của cháu không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây