1

Huyết áp thay đổi trong cơn đau tim

Trong cơn đau tim, một số người có thể bị tăng hoặc giảm huyết áp, trong khi những người khác lại không có bất kỳ sự thay đổi nào. Khó có thể dự đoán được những thay đổi trong huyết áp khi bị đau tim, vì vậy đây thường không được coi là một dấu hiệu cảnh báo của tình trạng này, vì thế cần tìm hiểu thêm các triệu chứng khác để kịp thời phản ứng.
Hình ảnh 21 Huyết áp thay đổi trong cơn đau tim

Huyết áp tăng và giảm trong cơn đau tim

Huyết áp được đo bằng cách đánh giá lực mà máu lưu thông trong động mạch tác động lên thành động mạch. Trong cơn đau tim, lưu lượng máu đến phần cơ tim bị hạn chế hoặc cắt đứt, thường là do cục máu đông chặn động mạch. Khi không có nguồn cung cấp máu cần thiết, phần cơ tim bị ảnh hưởng không nhận được đủ oxy để hoạt động bình thường.

Giảm huyết áp

Đôi khi, huyết áp có thể giảm trong cơn đau tim. Huyết áp thấp, hay còn gọi là hạ huyết áp, trong cơn đau tim có thể do một vài yếu tố:

  • Tim bơm ít máu hơn do mô tim bị tổn thương: Khi cơn đau tim xảy ra, lưu lượng máu đến tim bị chặn hoặc cắt đứt hoàn toàn. Điều này có thể làm ảnh hưởng, thậm chí làm chết các mô cơ tim. Các mô tim bị tác động sẽ làm giảm lượng máu mà tim có thể bơm ra khắp cơ thể.
  • Phản ứng với cơn đau: Đau do cơn đau tim có thể kích hoạt phản ứng vasovagal ở một số người. Phản ứng vasovagal là phản ứng của hệ thần kinh đối với các tác nhân kích thích như căng thẳng hoặc đau đớn. Phản ứng này làm giảm huyết áp và có thể dẫn đến ngất xỉu.
  • Hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động quá mức: Hệ thần kinh phó giao cảm (PNS) chịu trách nhiệm kiểm soát các cơ quan khi cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi, thời điểm đó huyết áp giảm thấp. Cơn đau tim có thể làm hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động quá mức, khiến huyết áp giảm hơn nữa.

Tăng huyết áp

Huyết áp thấp không phải là dấu hiệu của cơn đau tim, vì không phải ai cũng gặp phải tình trạng này. Đối với một số người, huyết áp có thể không thay đổi đáng kể trong cơn đau tim.

Ngược lại, một số người khác có thể bị tăng huyết áp. Điều này có thể do gia tăng các hormone như adrenaline trong cơ thể trong các trường hợp căng thẳng như đau tim.

Cơn đau tim cũng có thể khiến hệ thần kinh giao cảm (SNS) hoạt động quá mức, dẫn đến huyết áp tăng. Hệ thần kinh giao cảm chịu trách nhiệm thực hiện phản ứng "chiến đấu hay bỏ chạy" (fight or flight).

Huyết áp thay đổi có phải là dấu hiệu của cơn đau tim không?

Huyết áp không phải là dấu hiệu chính xác để dự đoán đau tim. Mặc dù cơn đau tim có thể gây tăng hoặc giảm huyết áp, nhưng thay đổi huyết áp không phải lúc nào cũng có nghĩa là do vấn đề về tim. Thay vào đó, cách tốt hơn để đánh giá cơn đau tim là xem xét tổng thể các triệu chứng. Một cơn đau tim có thể dẫn đến nhiều, một số hoặc thậm chí không có triệu chứng nào.

Đau ngực là triệu chứng phổ biến nhất của đau tim. Tuy nhiên, đây không phải là triệu chứng duy nhất. Các triệu chứng có thể có khi bị đau tim bao gồm:

  • Đau ngực
  • Cảm giác siết chặt nhẹ hoặc nặng ở vùng ngực
  • Đau cánh tay (hoặc chỉ một cánh tay, thường là bên trái)
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Đau bụng
  • Đau hàm, cổ và lưng trên
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Khó thở

Các triệu chứng này thường là dấu hiệu dự đoán cơn đau tim đúng hơn so với việc đo huyết áp.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là yếu tố quan trọng để xác định các nguy cơ bị đau tim mà bạn có thể gặp phải. Các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm:

  • Béo phì
  • Tiểu đường
  • Tiền sử gia đình có người bị đau tim
  • Tuổi tác
  • Tăng huyết áp
  • Tiền sử từng bị đau tim
  • Hút thuốc
  • Lối sống ít vận động

Mặc dù không thể dự đoán chính xác cơn đau tim, nhưng bạn có thể nhờ bác sĩ hỗ trợ để giảm nguy cơ xảy ra cơn đau tim.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Huyết áp cao có gây đau tim không?
Huyết áp cao có gây đau tim không?

Tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, trong đó có đau tim. Có thể giảm thiểu các nguy cơ này bằng cách kiểm soát huyết áp và thực hiện các biện pháp duy trì sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, vẫn cần nhận biết được các dấu hiệu và triệu chứng của cơn đau tim cũng như biết cách xử lý khi nghi ngờ mình bị đau tim.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây