Dầu cá và các chất bổ sung omega 3 khác có tốt cho thai phụ không?
Bác sĩ trả lời:
- Tốt. Trên thức tế, nếu bạn không ăn các loại cá béo như cá hồi hoặc cá mòi hai lần một tuần thì uống bổ sung omega 3 hàng ngày là một ý kiến hay. Một số loại cá giàu axit béo đặc biệt là DHA và EPA theo các chuyên gia thì rất quan trọng đối với sự phát triển não và mắt của thai nhi.
Nhìn chung, tốt hơn hết là nhận các dưỡng chất từ thức ăn – bằng cách này bạn sẽ đồng thời nhận được cả các dưỡng chất khác từ thực phẩm. Hướng dẫn chế độ ăn uống năm 2015 cho người Mỹ khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên ăn từ 170 đến 220gr mỗi tuần một loại hải sản. Số lượng này cung cấp khoảng 250 miligam omega-3.
Nếu bạn muốn sử dụng chất bổ sung để thay thế thì nên biết rằng một vài nghiên cứu đã cho thấy những lợi ích nhỏ trong sự phát triển nhận thức của trẻ khi phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ cho con bú bổ sung omega-3, nhưng hầu hết không có thấy lợi ích đáng kể từ các sản phẩm này.
Bạn có thể tìm được các loại chất bổ sung omega 3 ở dạng chất lỏng, mềm hoặc dạng gel và một số có hương vị để che giấu đi mùi tanh của cá. Các chất bổ sung omega 3 không chứa thủy ngân. Nhiều loại chứa dầu cá nhưng thủy ngân không giữ được trong mô mỡ vì vậy nó không có trong lượng dầu này. Các chất bổ sung omega-3 khác được lấy từ tảo thay vi cá. Những chất bổ sung này không có dư lượng thủy ngân và không có dư mỡ cá, và chúng thậm chí còn phù hợp với cả người ăn chay.
Bạn nên đảm bảo rằng bất kỳ nhãn hiệu bổ sung omega-3 nào bạn chọn cũng đều đã lọc dầu để loại bỏ độc tố, như PCBs.
Lưu ý: Một số phụ nữ chuyển sang dầu gan cá tuyết để làm nguồn cung cấp omega 3. Nếu bạn cũng vậy, hãy kiểm tra nhãn để đảm bảo không vượt quá liều lượng Vitamin A khuyến cáo cho phụ nữ có thai (Vitamin A có thể gây độc hại khi dùng ở liều cao).
Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, dùng chất làm ngọt nhân tạo trong thai kỳ có an toàn cho thai nhi không? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!
Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, việc sử dụng chất bôi trơn gốc nước lúc quan hệ trong khi đang mang thai có an toàn cho em bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).
Nếu bác sĩ yêu cầu bạn phải nằm nghỉ trên giường trong phần thời gian còn lại của thai kỳ, thì điều gì sẽ xảy ra?
Nhiều người thắc mắc các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?
- 1 trả lời
- 1247 lượt xem
Mang thai 21 tuần, đến phòng khám tư, bs kê cho em thuốc Suveal, Vitcofol và Canxi D 500. Em xem lại thì thành phần B6, B12, kẽm và Acid folic cộng lại hơi cao quá. Vậy, có nên đổi loại thuốc sắt khác không ạ?
- 1 trả lời
- 668 lượt xem
Năm nay em 34 tuổi, chuẩn bị sinh bé thứ 2 nên muốn bổ sung thêm Prenatal Multi DHA 200mg trước, trong và cả sau thai kỳ, có được không ạ?
- 1 trả lời
- 443 lượt xem
Em vừa kết hôn được 3 tháng, đang có kế hoạch mang thai. Cách đây 2 tháng, em đã tiêm ngừa mũi thủy đậu, sởi, quai bị, rubella. Giờ, em có thể uống Enat 400 (để bổ sung vitamin E) và uống thêm thuốc nào nữa, nhằm bổ sung sắt, folic trong quá trình mang thai ạ?
- 1 trả lời
- 857 lượt xem
Em có dự định mang thai và hiện tại em đang uống bổ sung Acid folic, được 1 tháng nay. Không biết là nếu giờ em mang thai thì có nên tiếp tục uống thuốc này được không ạ?
- 0 trả lời
- 410 lượt xem
Cho e hỏi e đag mang thai đc 26 tuần, e đang bổ sung 3 loại thuốc là Calcium& vitamin d3 của Ostelin vào buổi sáng, Procare vào buổi trưa, và tối Prenatal multi + DHA. Bổ sung như vậy có bị nhiều quá không ạ