1

Xét Nghiệm Vàng Và Chỉ Dấu Ung Thư - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Chỉ dấu ung thư (tumor marker)

  • Với các bệnh u bướu, ung thư cũng cần những xét nghiệm tương tự, đó là những chất do khối u sản sinh ra, chuyên môn gọi là các “chỉ dấu ung thư” (tumour marker), ví dụ CEA cho u đường tiêu hóa; CA 15-3 cho ung thư vú...
  • Chỉ điểm ung thư thường là các phân tử kích thước lớn, đa số là các phân tử chất đạm có gắn thêm chất đường hoặc chất béo (glyco, lipoprotein), do tế bào ung thư tổng hợp và hiện diện trong máu, trong chất dịch với nồng độ tỉ lệ thuận với sự phát triển khối u. 

Một chỉ điểm lý tưởng cần có hai đặc điểm: 

  • Một là độ nhạy (Sensibility, Se) là nồng độ nhỏ nhất có thể định lượng được khi khối u chuyển sang ác tính: có độ nhạy đến 100% và sai số âm giả là 0%, tức là có thể phát hiện rất sớm trong giai đoạn đầu của ung thư và không hề bỏ sót và 
  • Hai là độ đặc hiệu (Specificity, Sp) là khả năng phân định riêng biệt cho từng loại khối u: có độ đặc hiệu đến 100% và sai số dương giả là 0%, tức là chỉ cho kết quả dương khi phát hiện có ung thư. Trong thực tế không có chỉ điểm ung thư nào đạt được hai chỉ tiêu lý tưởng trên, cho nên cần phải có bác sĩ chuyên khoa kinh nghiệm “luận giải” mới có hướng chẩn trị chính xác.

Vài chỉ dấu ung thư quan trọng hay sử dụng hiện nay

1. αFP (AFP, Alpha Feto Protein): là một glycoprotein; sản sinh từ túi phôi (york sac) và gan của phôi thai; do đó có thể dùng để theo dõi thai kỳ, ung thư gan nguyên phát và u tế bào mầm.

2. CEA (Carcino-Embrionic Antigen): là một glycoprotein; sản sinh từ niêm mạc ruột, phôi và thai; dùng để theo dõi ung thư dạ dày, ruột non, ruột già, ung thư vú và ung thư phế quản.

3. PSA (Prostate Specific Antigen): là một glycoprotein; sản sinh từ các tế bào ống tuyến của tiền liệt tuyến; dùng để chẩn đoán và theo dõi ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới.

4. CA 15-3 (Cancer Antigen 15-3): là một glycoprotein; sản sinh từ tế bào ung thư vú và vài loại tế bào biểu mô; dùng để theo dõi điều trị ung thư vú.

5. CA 125 (Cancer Antigen 125): là một kháng thể glycoprotein; sản sinh từ ung thư buồng trứng, tế bào biểu mô bình thường của thai và biểu mô niêm mạc đường hô hấp của người lớn; dùng để theo dõi điều trị ung thư buồng trứng. 

6. HCG (Human Chorionic Gonadotropin): là một hóc-môn glycoprotein; sản sinh từ các cộng bào nuôi của nhau thai, tế bào mầm của khối u; dùng để chẩn đoán u tế bào mầm, u tế bào nuôi, thai trứng.

7. NSE (Neuron Specific Enolase); là enzyme enolase được sinh tổng hợp bởi các tế bào thần kinh (neurons), các tể bào thần kinh-nội tiết, hồng huyết cầu, tiểu cầu; chỉ dấu này dùng để chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC), ung thư nguyên bào thần kinh, u tủy thượng thận (pheochromocytoma).

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau hóa trị như thế nào?

Đương đầu với hành trình hóa trị ung thư không chỉ là sự khó khăn của người bệnh mà còn là thử thách với người thân. Làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người bệnh vượt qua những mệt mỏi về sức khỏe lẫn trở ngại tinh thần?

  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  530 lượt xem
Tin liên quan
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư

Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý bình thường ở tất cả mọi người bao gồm cả những bệnh nhân ung thư. Vậy bệnh nhân ung thư thường có những vấn đề gì khi quan hệ tình dục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây