Xét nghiệm tế bào học là gì?
1. Xét nghiệm tế bào học là gì?
Xét nghiệm tế bào học (Cytology hoặc Cytopathology) là xét nghiệm thông dụng và có giá trị cao. Xét nghiệm tế bào học khảo sát các tế bào rời hoặc một cụm tế bào lẫn trong chất dịch lỏng thấy được trên kính hiển vi. Có khi chỉ cần một giọt máu hoặc chất dịch như trong xét nghiệm FNA, nhưng có khi phải cần đến cả chai chất dịch màng phổi hoặc ổ bụng.
Lấy một mẫu thử tế bào, ít gây mệt, ít gây biến chứng và đỡ tốn kém hơn cho người bệnh so với sinh thiết mô bệnh học.
Trong nhiều trường hợp, sinh thiết cho kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, với một số trường hợp, độ chính xác gần như nhau. Vì vậy, việc lựa chọn các xét nghiệm tế bào học hay xét nghiệm sinh thiết sẽ tùy thuộc vào ý kiến bác sĩ sau khi cân nhắc nhiều yếu tố liên quan đến loại bệnh và cơ quan bị bệnh.
2. Các phương pháp chẩn đoán và quy trình xét nghiệm tế bào học
2.1 Phương pháp chọc hút kim nhỏ
Đây là phương pháp hay sử dụng nhất. Người ta sử dụng kim và bơm tiêm chọc vào khối u hoặc hạch để lấy ra một ít dịch u. Với những u nhỏ hoặc khó sờ thấy, có thể chọc kim dưới hướng dẫn của siêu âm. Dịch u được lấy ra, phết trên lam kính, cố định, nhuộm và đọc kết quả trên kính hiển vi quang học. Ngày nay phương pháp chọc hút kim nhỏ còn được sử dụng trên những tổn thương không sờ thấy, đó là chọc hút tế bào qua định vị không gian ba chiều dưới hướng dẫn của chẩn đoán hình ảnh như:
- Chọc hút kim nhỏ u vú dưới hướng dẫn chụp vú.
- Chọc u giáp trạng, u gan dưới hướng dẫn của siêu âm
- Chọc u phổi, các khối u sâu trong ổ bụng dưới hướng dẫn của CT
Độ chính xác của xét nghiệm này có thể đạt đến 90%.
2.2 Phương pháp áp lam
- Phương pháp áp lam được sử dụng trong các trường hợp: Bệnh nhân có chảy dịch núm vú, khối u vỡ loét.
- Phương pháp này đơn giản nhưng cho tỷ lệ dương tính thấp. Ví dụ chẩn đoán tế bào học qua áp lam đối với những bệnh nhân ung thư vú qua dịch núm vú chỉ phát hiện được khoảng 40-60% các trường hợp.
- Chẩn đoán tức thì: Trong trường hợp không có máy cắt lạnh, bác sĩ áp lam kính để chẩn đoán bằng tế bào học.
2.3 Dịch phết lam kính
Phương pháp này sử dụng chủ yếu trong làm phiến đồ âm đạo, phết trên lam kính rồi nhuộm tiêu bản để chẩn đoán tế bào học.
Phương pháp này rất quan trọng để phòng bệnh và phát hiện sớm ung cổ tử cung. Qua phiến đồ âm đạo có thể phát hiện được các tổn thương viêm không đặc hiệu; các tổn thương viêm đặc hiệu (nấm, trùng roi, liên quan đến nhiễm virus); những bất thường tế bào từ mức độ nhẹ như biến đổi tế bào chưa có ý nghĩa đến các tổn thương nội biểu mô độ thấp (loạn sản nhẹ) cho đến những tổn thương nội biểu mô độ cao (loạn sản vừa, loạn sản nặng, ung thư biểu mô tại chỗ) rồi đến ung thư biểu mô xâm nhập.
2.4 Dịch tiết
Dịch tiết vào các khoang, các ống tự nhiên của cơ thể:
- Dịch đờm, màng phổi, màng bụng, màng tim, màng tinh hoàn. Dịch sau đó được ly tâm, làm tiêu bản tế bào học.
- Một số trường hợp u thận, u bàng quang có đái máu, lấy nước tiểu ly tâm tìm tế bào lạ.
- Dịch tiết núm vú
Dùng dịch tiết để chẩn đoán tế bào học chỉ phát hiện được khoảng 40-50% các trường hợp ác tính.
3. Ưu, nhược điểm của phương pháp tế bào học
3.1 Ưu điểm
- Chẩn đoán nhanh: Trong vòng 30-60 phút có thể đưa ra được chẩn đoán.
- Độc chính xác cao: Đối với chọc hút kim nhỏ tại các trung tâm chuyên khoa sâu, độ nhạy có thể đạt được 0,85-0,9, độ đặc hiệu 0,9, giá trị dự báo dương tính 0,99.
- Đơn giản: Kỹ thuật chọc hút kim nhỏ hoặc ly tâm dịch rất đơn giản.
- Chi phí thấp: Chỉ cần bơm tiêm, bông, cồn, kỹ thuật viên và bác sĩ tế bào học.
- Biến chứng ít: Một số biến chứng ít gặp như tụ máu, nhiễm trùng, tràn khí màng phổi...
- Có thể định được týp mô bệnh học trong một số trường hợp
- Tiêu bản tế bào học có thể dùng cho nhuộm hoá mô miễn dịch.
3.2 Nhược điểm
Âm tính giả do :
- U hoại tử, xơ quá nhiều nên sự hiện diện của tế bào u không có hoặc rất ít. Ví dụ carcinôm tiểu thuỳ của vú do mô đệm tăng sinh xơ nên thường lấy được ít tế bào u.
- Lấy không trúng u: chọc kim ra ngoài u
- Do đặc điểm tế bào u gần giống tế bào lành nên dễ nhầm, khó chẩn đoán.
- Đòi hỏi người lấy bệnh phẩm cần có kinh nghiệm
Dương tính giả do các nguyên nhân như:
- Do tính chất tế bào không điển hình
- Các trường hợp sau xạ trị làm biến đổi tế bào
- Kinh nghiệm của các nhà tế bào học.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Ferritin là một loại protein dự trữ sắt và giải phóng sắt khi cơ thể cần. Ferritin tập trung chủ yếu trong các tế bào và chỉ có một lượng rất nhỏ lưu thông trong máu.
Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.