1

Virus HPV - bệnh viện 103

Dịch tễ:

  • Khoảng 79 triệu người Mỹ hiện đang nhiễm HPV, 14 triệu người bị nhiễm mới mỗi năm.

  • Virut HPV phổ biến đến mức phần lớn các đối tượng nam hoặc nữ đã có quan hệ tình dục thì bị nhiễm ít nhất 1 type virut HPV ở một vài thời điểm nào đó trong đời.

  • Các vấn đề sức khỏe do HPV gây ra bao gồm bệnh mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung.

  • Có khoảng 360 000 người Mỹ có biểu hiện mục cóc ở cơ quan sinh dục mỗi năm.; hơn 11 000 phụ nữ bị ung thư cổ tử cung mỗi năm.

  • Có một số loại ung thư khác gây ra do HPV cũng gặp trên bệnh nhân sống ở Mỹ.

Virut HPV (Human Papillomavirus):

  • Virut HPV là một trong những virut lây nhiễm qua đường tình dục.

  • Virut HPV phổ biến đến mức mà các đối tượng quan hệ tình dục dù là nam hay nữ đều lây nhiễm tại một số thời điểm nào đó trong đời.

  • Có nhiều type HPV khác nhau.

  • Trong đó có một số type có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như mụn cóc ở cơ quan sinh dục và ung thư cơ quan sinh dục.

Lây truyền:

  • Quan hệ tình dục (qua đường âm đạo, hậu môn, hoặc đường miệng) với người bị nhiễm virut này

  •  Virut HPV có thể lây cho người khác ngay cả khi người nhiễm virut này không có biểu hiện dấu hiệu hay triệu chứng gì.

  • Bệnh nhân cho dù chỉ có quan hệ tình dục chung thủy với một người thì vẫn có thể bị lây nhiễm loại virut này. 

Ảnh hưởng:

  • Trong phần lớn các trường hợp, sau lây nhiễm bệnh có thể tự khỏi và không gây vấn đề gì nghiêm trọng về sức khỏe.

  • Trường hợp không tự khỏi được, virut này gây nên một số vấn đề về sức khỏe như mụn cóc ở cơ quan sinh dục và ung thư cơ quan sinh dục.

  • HPV có thể gây ung thư cổ tử cung và một số bệnh ung thư khác bao gồm ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật và hậu môn.

  • HPV có thể gây ung thư vòm họng, bao gồm cả gốc lưỡi và amydal (ung thư vùng miệng hầu).

Phòng tránh lây nhiễm HPV:

Tiêm vaccine:

  • Vaccin HPV rất an toàn và có hiệu quả phòng bệnh.

  • Tiêm vaccine cho các đối tượng nam nữ trong nhóm tuổi khuyến cáo tiêm phòng (trình bày phần sau) giúp cho đối tượng này đề kháng với các bệnh gây ra bởi virut HPV

  •  Liệu trình tiêm vaccine này gồm 3 mũi tiêm trong thời gian 6 tháng.

  • Tiêm đủ liệu trình là rất quan trọng để đạt được hiệu quả phòng bệnh.

Định kỳ sàng lọc phát hiện ung thư cổ tử cung:

  • Định kỳ sàng lọc cho phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 65 có thể giúp phòng chống ung thư cổ tử cung.

Khi các tham gia quan hệ tình dục:

  • Sử dụng bao cao su đúng cách mọi lúc có quan hệ
  •  Quan hệ chung thủy với một bạn tình, một vợ một chồng cũng giúp hạn chế nguy cơ lây lan HPV.

Lưu ý tiêm phòng vaccin HPV:

  • Tất cả nam nữ trong độ tuổi 11 đến 12 tuổi nên tiêm phòng vaccine này
  • Vaccin này có thể tiêm cho nam giới đến độ tuổi 21 và nữ giới đến độ tuổi 26, nếu như họ chưa tiêm phòng trước đó.
  • Vaccin này cũng được khuyến cáo sử dụng cho các đối tượng đồng tính luyến ái nam đến độ tuổi 26, các đối tượng nam và nữ bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người nhiễm HIV/AIDS) đến độ tuổi 26, nếu các đối tượng này chưa tiêm vaccine đầy đủ trước đó.

Phát hiện nhiễm HPV:

  • Hiện tại chưa có xét nghiệm nào có thể giúp phát hiện ai đó có bị nhiễm virut HPV hay không.

  • Cũng chưa có xét nghiệm nào được chấp nhận phát hiện HPV ở miệng và họng.

  • Chỉ có các xét nghiệm giúp phát hiện HPV trong sàng lọc ung thư cổ tử cung.

  • Các test này chỉ khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ độ tuổi 30 và cao hơn.

  • Các test này không được khuyến cáo sử dụng cho nam giới, trẻ vị thành niên, hay phụ nữ dưới 30 tuổi.

Điều trị:

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho virut HPV. Tuy nhiên, một số liệu pháp được dùng điều trị các bệnh gây ra bởi HPV

  • Bệnh mụn cóc: các phương pháp vật lý (đốt laser, hoặc đốt điện, áp lạnh) và các thuốc bôi tại chỗ, nhưng dễ tái phát, chưa có biện pháp nào triệt hoàn toàn tận gốc. 

  • Bệnh ung thư cổ tử cung: có thể điều trị được. Những phụ nữ định kỳ làm xét nghiệm Pap có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh.

  • Các ung thư khác: có thể điều trị được khi được chẩn đoán và phát hiện sớm.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12124 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM 02:07
TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM
Không khí lạnh bủa vây miền Bắc và miền Trung, Cúm Mùa có cơ hội tấn công mạnh mẽ và gây ra những hậu quả trầm trọng ở người lớn tuổi.
 3 năm trước
 578 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây