1

Bệnh bạch hầu - bệnh viện 103

Đại cương

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng mũi họng cấp tính gây ra bởi một trực khuẩn ái khí, gram dương có tên là Corynebacterium tấn công vào niêm mạc vùng mũi họng. Vi khuẩn này tạo nên một loại giả mạc trắng dai, bám chặt và lan nhanh ra bao phủ toàn bộ lớp niêm mạc của đường hô hấp.

Độc tố do bạch hầu tiết ra tác động vào tim và các mô ngoại vi gây nên tình trạng nhiễm trùng và nhiễm độc toàn thân. Tác động của bạch hầu lên các cơ quan trọng yếu của cơ thể.

Người mắc bệnh bạch hầu có thể tử vong do 2 nguyên nhân:

  • Độc tố tiết ra từ vi khuẩn bạch hầu tấn công vào các tế bào vật chủ ngăn cản sự tổng hợp chuỗi Protein và gây chết tế bào.
  • Giả mạc vùng họng bít lấp đường thở.

Nguyên nhân gây bệnh

Trực khuẩn bạch hầu có dạng hình que, sắp xếp thành đám người ta còn nói trông giống các chữ Trung Quốc “Chinese letter”, 2 đầu của trực khuẩn mầu tím, giống hình chùy.

Phương thức truyền bệnh:

  • Trực tiếp từ người sang người.
  • Qua dịch tiết của đường hô hấp (nước bọt) dính vào các vật dụng như bát đũa, đồ chơi, bắt tay… hoặc tiếp xúc trực tiếp.

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh trung bình 3 4 ngày, thậm chí là 1 ngày.

Biểu hiện tại chỗ:

  • Bạch hầu mũi: 1 hay 2 bên lỗ mũi bị bít lấp bởi giả mạc màu trắng hoặc xám lan rộng ra cửa mũi. Mũi chảy dịch lẫn máu. Loét phần cửa mũi 1 hoặc 2 bên. Dịch mũi hôi thối.
  • Họng: niêm mạc họng đỏ. Hai Amiđan xung huyết, có giả mạc trắng xám bám chặt, khó bóc, nếu cố bóc sẽ chảy máu.
  • Nếu giả mạc xuất hiện ở thành sau họng phải lưu ý mở khí quản sớm vì có thể lan xuống vào vùng thanh quản gây bít tắc thanh môn nhanh chóng.
  • Hạch ngoại biên nhiều, sưng to và đau.

Toàn thân:

  • Biểu hiện tình trạng nhiễm trùng kèm nhiễm độc: sốt cao, da xanh tái, mạch nhanh rồi trụy mạch.
  • Hình ảnh nghĩ đến bạch hầu được y văn mô tả lại như sau:
  • Sốt cao, đau họng kèm da xanh tái
  • Đau đầu
  • Hơi thở có mùi thối
  • Màng giả mạc xám dính chặt, cố bóc sẽ chảy máu
  • Loét mũi
  • Nuốt khó, nuốt đau
  • Khàn tiếng

Chẩn đoán 

  • Thăm khám lâm sàng có các biểu hiện như đã mô tả ở trên.
  • Lấy dịch hầu họng soi tươi, nuôi cấy xác định trực khuẩn bạch hầu.
  • Tìm độc tố bạch hầu trong máu.
  • Xử trí: Cách ly người bệnh đồng thời khoanh vùng ổ dịch.

Điều trị

  • Kháng sinh nhóm Erythromycine 2g/ngày;
  • Thuốc giải độc tố bạch hầu;
  • Truyền kháng viêm;
  • Mở khí quản (nếu cần);
  • Thở oxy cao áp.

Phòng bệnh

  • Tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu theo lịch tiêm chủng;
  • Tránh và cách ly người nghi ngờ bạch hầu;
  • Người nghi ngờ tiếp xúc với người bệnh được khuyên dùng Erythromycine 500mg, 4 lần/ngày.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12095 Lượt xem
COVID, BẠCH HẦU CHƯA QUA, TAY CHÂN MIỆNG ĐANG ĐẾN COVID, BẠCH HẦU CHƯA QUA, TAY CHÂN MIỆNG ĐANG ĐẾN 01:18
COVID, BẠCH HẦU CHƯA QUA, TAY CHÂN MIỆNG ĐANG ĐẾN
Con có thể đang ngủ GIẬT MÌNH, đừng lơ là nghĩ con KHÓ CHỊU, bệnh TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA RỒI- BẮT ĐẦU TĂNG - ĐÃ CÓ TRẺ ĐỘ NẶNG NHẬP VIỆN RỒI -...
 3 năm trước
 490 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây