1

Virus Abo ở Việt Nam và xu hướng lan truyền - bệnh viện 103

Virus Arbo ở Việt Nam

1. Virus viêm não Nhật Bản B

  • Virus viêm não Nhật Bản B (JAPANESE B ENCEPHALITIS VIRUS) thuộc các Arbo nhóm B, họ Flaviviridae.
  • Được nghiên cứu và phân lập lần đầu tiên ở Nhật (1934). Lây do muỗi truyền, gây tổn thương nặng ở não, tỷ lệ tử vong cao (60-70%). Lưu hành ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

1.1. Đặc điểm sinh học (Xem đại cương virus Arbo)

Hình khối đa diện, đường kính 20-30 nm.

1.2. Khả năng gây bệnh

Virus được muỗi truyền qua da, vào máu tấn công vào nội mạc các mao mạch của nhiều tạng, đặc biệt ở não. Mao mạch bị tổn thương dẫn đến phù nề xuất huyết.

Nhiều tế bào thần kinh bị tổn thương dẫn đến tổn thương trung khu thần kinh, có thể tổn thương nhiều trung khu ở não dẫn đến tình trạng nặng, biểu hiện bằng 3 hội chứng:

  • Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng
  • Hội chứng thần kinh định khu
  • Hội chứng não-màng não

Thời gian nung bệnh dài hay ngắn (4 – 14 ngày) lệ thuộc vào các yếu tố độc lực, số lượng ban đầu của virus, sức đề kháng của cơ thể và vào tốc độ nhân lên của virus. Thể điển hình thường nặng, tử vong cao, nếu sống sót cũng để lại nhiều di chứng.

1.3. Chẩn đoán

Theo nguyên tắc chẩn đoán virus Arbo.

1.4. Phòng và điều trị

– Phòng :

  • Đã có vacxin. Vacxin hiện nay tiêm 3 mũi theo phác đồ: 0 – 7 ngày – sau 1 năm.
  • Chống muỗi đốt (nhất là vùng có ổ bệnh truyền nhiễm).

– Điều trị: Chủ yếu là điều trị cơ chế triệu chứng và nâng miễn dịch.

2. Virus Dengue

Là một virus Arbo nhóm B, thuộc họ Flaviviridae; Gây bệnh sốt xuất huyết do muỗi truyền; Lưu hành ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

2.1. Đặc điểm sinh học

Virus Dengue hình cầu, có các đặc điểm về cấu trúc chung của nhóm Virus Arbo (chứa ARN, protein, lipid).

2.2. Khả năng gây bệnh

  • Virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 týp, ký hiệu D1, D2, D3, D4 do muỗi A. aegypti truyền bệnh là chủ yếu. Dịch thường phát triển vào mùa mưa (mùa sinh sản của muỗi).
  • Cơ chế xuất huyết được nhiều tác giả đề cập đến là cơ chế dị ứng thành mạch: Những người bị nhiễm virus lần đầu thường là bệnh nhẹ, chỉ có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc, giãn mạch xung huyết mà không có xuất huyết (còn gọi là bệnh Dengue cổ điển hay sốt Dengue).

Lần sau nếu cơ thể bị tái nhiễm, do đã có mẫn cảm nên gây ra một tình trạng dị ứng bệnh lý. Biểu hiện bệnh ngoài các triệu chứng của bệnh Dengue cổ điển có thêm xuất huyết, tình trạng bệnh nặng hơn, giảm khối lượng máu lưu hành. Trường hợp này gọi là bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Miễn dịch sau khỏi bệnh: không bền (cùng type: 18 tháng, khác type: 2 tháng).

2.3. Chẩn đoán

– Phân lập: Theo nguyên tắc chẩn đoán virus Arbo.

– Chẩn đoán huyết thanh: Lấy huyết thanh 2 lần. Các phản ứng:

  •  Ngăn ngưng kết hồng cầu
  •  ELISA phát hiện IgM kháng Dengue
  • Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp.

– Sinh học phân tử: PCR

2.4. Phòng và điều trị

– Phòng: Chưa có vacxin

Chủ yếu là diệt muỗi và tránh muỗi đốt.

– Điều trị:

  • Điều trị triệu chứng
  • Hồi phục khối lượng tuần hoàn.

Xu hướng lan truyền một số virus Arbo mới

Trong những năm gần đây có nhiều tác nhân virus mới gây bệnh cho người và động vật đã được phát hiện nhiều trên thế giới. Các vụ dịch gây ra bởi virus West Nile (WN) – viêm não miền tây sông Nile –  một loại virus lây truyền qua muỗi đã được ghi nhận nhiều nơi trên thế giới như một số nước Châu Âu, Châu Mỹ. Ở Việt Nam qua giám sát virus học và huyết thanh học các trường hợp có hội chứng não cấp chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với kháng nguyên WN. Tuy nhiên những cảnh báo sự xuất hiện virus WN ở vùng Đông Nam Á và những lý do khủng bố sinh học bằng loại tác nhân này qua đường hô hấp càng làm cho việc nghiên cứu WN trở nên cần thiết hơn.

Virus WN thuộc giống Flavivirus họ Flaviriridae, nằm trong phức hợp của kháng nguyên virus viêm não Nhật Bản. Phức hợp này có 4 virus gây hội chứng não cấp (HCNC) đó là: virus viêm não Nhật  Bản ở Châu Á, virus viêm não St. Louis ở Bắc và Nam Châu Mỹ; virus Kunjin; và virus viêm não thung lũng Valley ở Châu úc (Murray Valley encephalitis).

Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã biết tương đối cặn kẽ về virus viêm não Nhật Bản; còn 3 loại virus trên chưa có điều kiện tiếp cận, nhất là loài virus gây sốt viêm não thung lũng Valley đã được ghi nhận là tác nhân sinh học nguy hiểm trong những năm gần đây.

Trong điều kiện tự nhiên, virus WN lây truyền qua các loài muỗi Culex, các loài chim. Người cũng như các động vật có vú khác là những vật chủ ngẫu nhiên. Đặc biệt gần đây có những trường hợp lây nhiễm virus từ dụng cụ phòng thí nghiệm sang cho người. Đây cũng là những điểm rất đáng được chú ý.

Những vụ dịch lớn do virus WN đã liên tiếp xảy ra ở những vùng trước đây không có bệnh hoặc rất hiếm thấy như ở Algeri (1994), Morocco (1996),. Cônggô (1998), Italia (1998), Israen (1997- 2000), Nga (1999), Pháp (2000), đặc biệt là ở Hoa Kỳ từ năm 1999 đến 2006.

Các trường hợp mắc bệnh ở Hoa Kỳ được ghi nhận có tuổi dao động từ 5 tuổi- 95 tuổi. Các trường hợp có triệu chứng lâm sàng nặng và tử vong chủ yếu gặp ở người lớn tuổi. Những vụ dịch xuất hiện ở Bắc Mỹ đã trở thành một mối lo ngại thực sự cho toàn cầu về khả năng có thể xuất hiện virus WN ở những khu vực mà trước đây chưa bao giờ lưu hành loại virus này.

Cho đến nay vẫn chưa có vacxin và thuốc đặc trị để phòng và điều trị viêm não do WN. Các thuốc điều trị kết hợp chỉ giúp cho việc giảm bớt các triệu chứng do phù não gây nên.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12097 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM 02:07
TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM
Không khí lạnh bủa vây miền Bắc và miền Trung, Cúm Mùa có cơ hội tấn công mạnh mẽ và gây ra những hậu quả trầm trọng ở người lớn tuổi.
 3 năm trước
 574 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 741 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây