1

Viêm vùng chậu (Pelvic Inflamatory Disease) - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Định nghĩa

Viêm vùng chậu (Pelvic Inflamatory Disease - PID) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả bất kỳ một nhiễm trùng nào ở đường  sinh dục trên của phụ nữ bao gồm:

  • Ở vòi trứng (viêm vòi trứng)
  • Buồng trứng (viêm buồng trứng)
  • Lòng tử cung (viêm nội mạc tử cung)
  • Các mô vùng chậu quanh BPSD (viêm phúc mạc chậu) hoặc kết hợp các hình thái vừa nêu.

Triệu chứng

  • Thay đổi khác nhau trên mỗi bệnh nhân, có khi không có triệu chứng rõ rệt.
  • Đặc điểm của các triệu chứng: xuất hiện thình lình rồi biến mất
  • Hằng định trong và sau khi hành kinh

Bao gồm các dấu hiệu sau:

  • Đau âm ỉ hạ vị, đau tăng nhiều hơn khi đi bộ hoặc vận động
  • Đau trong và sau khi giao hợp
  • Xuất huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau giao hợp
  • Đau thắt lưng (âm ỉ hoặc đau nhói)
  • Cảm giác nặng hoặc sưng hạ vị
  • Sốt (thường chỉ ớn lạnh)
  • Dịch tiết âm đạo bất thường
  • Buồn nôn, nôn, chóng mặt
  • Đau cẳng chân
  • Đau bụng kinh
  • Tiểu buốt, tiểu đau, tiểu nhiều lần.

Nguyên nhân

  • Vi khuẩn đi vào Cơ quan sinh dục trên khi:
  • Cổ tử cung mở (hành kinh, rụng trứng)
  • Cổ tử cung bị viêm nhiễm
  • Các phẫu thuật ở vùng chậu
  • Sẩy thai, sinh con, đặt vòng
  • Viêm ruột thừa nặng

Thường gặp: Vi khuẩn Chlamydia, Gonorrhoea  (bệnh STD) gây viêm Cổ tử cung xâm nhập vào Cơ quan sinh dục trên

Chlamydia: nguyên nhân hàng đầu, gặp ở phụ nữ trẻ. 70% không có triệu chứng. Khi có triệu chứng:

  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Xuất huyết giữa chu kỳ
  • Tiểu buốt, tiểu đau

Gonorrhoea: Gặp ở phụ nữ trẻ, gần đây gặp ở phụ nữ trung niên. 50% không có triệu chứng. Khi có triệu chứng:

  • Dịch tiết âm đạo vàng hoặc xanh
  • Tiểu buốt, tiểu đau
  • Cấp tính hơn, nghiêm trọng hơn (sốt cao, đau bụng)

Các vi khuẩn khác: Vi khuẩn thường trú âm đạo, phẫu thuật vùng chậu

Chẩn đoán

- Lâm sàng

- Cận lâm sàng

  • CTM, CRP, TPTNT, PCR (Chlamydia) hoặc Chlamydia Trachomatis IgG, IgM
  • Siêu âm vùng chậu

Chẩn đoán phân biệt

  • Lạc nội mạc tử cung ở BT hoặc vùng chậu
  • U buồng trứng xoắn; GEU

Điều trị

Điều trị ngoại trú: Ofloxacin 400 mg x 2 lần/ngày x 14 ngày

Or:        Levofloxacin 500 mg x 1 lần/ngày x 14 ngày

Và:       Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày x 14 ngày

Cefalosporin T. hệ III + Doxyciline 100 mg x 2 lần/ngày x 14 ngày + Metronidazol 500 mg

Điều trị nội trú: Tiêu chuẩn nhập viện:

  • Viêm phúc mạc
  • Có thai
  • Sốt cao, nôn ói
  • Không đáp ứng với điều trị ngoại trú, không dùng được thuốc đường uống
  • Có Mass vùng chậu.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất
Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất

Chăm sóc vùng kín là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ. Các vấn đề xảy ra với âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và độ pH âm đạo là yếu tố rất quan trọng. Đo độ pH có thể giúp chẩn đoán, theo dõi và điều trị viêm âm đạo

Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị bệnh chàm (eczema) không?
Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị bệnh chàm (eczema) không?

Hoa anh thảo (evening primrose) là một loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và còn được tìm thấy ở một số khu vực thuộc châu Âu. Loài cây này nở hoa vào buổi tối. Dầu hoa anh thảo được chiết xuất từ hạt của cây. Dầu hoa anh thảo chứa axit béo omega-3 và axit gamma-linolenic (GLA) – một loại axit béo omega-6. Dầu hoa anh thảo được sản xuất ở dạng viên nang để dùng qua đường uống. Loại dầu này còn là thành phần trong một số sản phẩm chăm sóc da.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây