1

Viêm kết mạc do Chlamydia - bệnh viện 103

do loại vi sinh vật sống ký sinh trong tế bào (Chlamydia trachomatis) có type huyết thanh nhóm D đến K.

1. Viêm kết- giác mạc do Chlamydia ở người trưởng thành

Đây bệnh lây theo đường sinh dục, ít gặp lây theo đường tiếp xúc mắt sang mắt, chủ yếu gặp ở người trẻ và ít nhất 50% trong số họ có kèm theo nhiễm khuẩn đường sinh dục kín đáo, không có triệu chứng. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài khoảng 1 tuần.

1.1. Triệu chứng lâm sàng: 

Bệnh xuất hiện có tính bán cấp ở một hoặc hai mắt, tiết tố mủ nhày. Nếu không điều trị bệnh sẽ kéo dài vài tháng đến một năm. Các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện lần lượt theo thời gian:

  • Phù mi nhẹ
  • Xuất tiết dạng mủ nhày
  • Nhú phì đại ở kết mạc sụn mi trên, sau đó hình thành hột rất to chủ yếu ở cùng đồ mi dưới, nhưng cũng có thể cả ở kết mạc sụn mi trên (Hình 4).
  • Giác mạc ít khi bị tổn thương, nếu có thường biểu hiện dưới dạng viêm chấm nông biểu mô, đôi khi thẩm lậu dưới biểu mô và quanh rìa.
  • Trường hợp bệnh kéo dài, hột sẽ giảm dần thay thế bằng sẹo  mịn ở kết mạc và  màng máu mỏng trên giác mạc.

1.2. Chẩn đoán: 

  • Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc chẩn đoán chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm lâm sàng và xét nghiệm tế bào học chất nạo kết mạc thấy nội thể Chlamydia trong tế bào biểu mô.
  • Các xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán Chlamydia như tìm kháng thể huỳnh quang trong tiêu bản kết mạc, xét nghiệm PCR (Polymerase Chain Reaction) nước ta hiện chưa thực hiện được rộng rãi.

1.3. Điều trị:

Thuốc tra tại mắt: phác đồ phổ biến hiện nay trên thế giới là mỡ Tetracycline 1% 2- 4 lần/ngày trong 6 tuần. Nước ta còn sử dụng dung dịch SMP 10% tra 4 lần/ ngày phối hợp với mỡ Tetracycline 1%.

Điều trị toàn thân: với một trong những thuốc sau:

  • Doxycycline 300mg/tuần x 3 tuần hoặc 100mg/ngày x 1-2 tuần
  • Tetracycline 0,25g x 4 lần/ngày trong 6 tuần
  • Erythromycin 0,25g x4 lần/ngày trong 6 tuần nếu Tetracycline không áp dụng được
  • Những nghiên cứu gần đây cho thấy một kháng sinh thuộc nhóm Macrolide tác dụng chậm là Azithromycin có tác dụng rất tốt với tác nhân Chlamydia chỉ với liều 500mg/ngày x 3 ngày.

2. Viêm kết mạc do Chlamydia ở trẻ sơ sinh

Đây là nguyên nhân thường gặp của viêm kết mạc trẻ sơ sinh và thường kèm theo các viêm nhiễm đường hô hấp của trẻ. Vì sự lây nhiễm xảy ra khi trẻ sinh ra qua đường dưới nên cần phải kiểm tra cả cha mẹ của trẻ bị bệnh.

2.1. Biểu hiện lâm sàng: 

Chủ yếu là nhú gai trên kết mạc và xuất tiết dạng mủ nhày, không bao giờ có hột vì ở trẻ dưới 3 tháng không có phản ứng tạo hột kết mạc. Khi không được điều trị sẽ có thể xảy ra biến chứng như sẹo kết mạc và màng máu giác mạc.

2.2. Điều trị: 

Phối hợp tra tetracyclin và uống erythromycin 25mg/ kg cân nặng x 2 lần/ ngày trong 2 tuần.

3. Bệnh mắt hột

Do Chlamydia Trachomatis có type huyết thanh nhóm A, B, C, Ba. Bệnh gặp phổ biến ở những nước nghèo có trình độ vệ sinh kém. Bệnh thường mắc phải từ tuổi thơ ấu với biểu hiện hột ở kết mạc kèm theo thẩm lậu nhú gai tỏa lan.

Nếu không được điều trị triệt để hoặc nếu để bị tiếp nhiễm liên tục, bệnh có thể kéo dài đến lúc già với những biến chứng trầm trọng gây mù lòa. Ngày nay việc lưu thông trên thế giới bằng phương tiện máy bay càng làm cho việc lan truyền  bệnh trở nên dễ dàng hơn. Bệnh mắt hột đứng đầu những căn bệnh gây mù có thể phòng ngừa được.

3.1. Triệu chứng lâm sàng: 

Trong bệnh mắt hột, tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh mà bệnh nhân sẽ có một số trong các dấu hiệu tổn thương sau: thẩm lậu kết mạc, nhú gai, hột, màng máu cực trên giác mạc, sẹo kết mạc mi hoặc sẹo và lõm hột trên giác mạc.

  • Thẩm lậu kết mạc
  • Hột
  • Màng máu giác mạc
  • Sẹo

3.2. Phân loại giai đoạn theo qui định của tổ chức y tế thế giới:

  • TF (trachoma follicle) = phải có ít nhất 5 hột ở diện sụn mi trên
  • TI (trachomatous inflammation) = thâm nhiễm tỏa lan trên kết mạc diện sụn mi trên, che khuất ít nhất 50% hệ mạch kết mạc sâu.
  • TS (trachomatous conjunctival scar) = có sẹo trên kết mạc mi
  • TT (trachomatous trichiasis) = lông xiêu cọ vào giác mạc
  • CO (corneal opacity) = tổn thương trên giác mạc

3.3. Tiến triển của bệnh mắt hột

Bệnh tiến triển mạn tính, không có những triệu chứng rầm rộ mà diễn biến lặng lẽ, chỉ phát hiện được khi bệnh đã ở giai đoạn toàn phát hoặc tình cờ khi khám điều tra cộng đồng. Bệnh không có miễn dịch đặc hiệu nên vẫn có thể tiếp nhiễm nếu gặp điều kiện thuận lợi cho dù đã điều trị khỏi.

3.4. Điều trị: 

Trước nay có nhiều phác đồ điều trị bệnh mắt hột như sulfamide phối hợp với tetracyclin uống và tra, mỡ tetracyclin tra hàng ngày trong 3-6 tháng hoặc tra 2 ngày/tuần trong 6 tháng, mỡ tetracyclin phối hợp với erythromycin uống…

Hiện nay phổ biến phương pháp điều trị mới với azithromycin một liều 3 ngày (1,5g) cho thấy kết quả điều trị được hoàn toàn bệnh mắt hột. Tuy vậy, để giải quyết triệt để bệnh mắt hột, việc tuyên truyền vệ sinh môi trường và phòng bệnh đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là vệ sinh cá nhân trong gia đình và hướng dẫn trẻ cách rửa mặt.

Đặc biệt cần bài trừ phương pháp day kẹp hột vốn vẫn lưu hành trong hiểu biết của người dân do quan niệm điều trị cũ nay đã rất lạc hậu. Việc làm này không những không loại bỏ được tác nhân gây bệnh mà còn gây chấn thương nặng nề cho kết mạc bệnh nhân, hậu quả là tạo sẹo co dúm kết mạc.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2 HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2 02:58
HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2
Thực hiện mổ cận và mổ lác cách nhau chỉ 1,5 tháng
 3 năm trước
 738 Lượt xem
CỨ NGỠ ĐAU MẮT ĐỎ, HÓA RA VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO! CỨ NGỠ ĐAU MẮT ĐỎ, HÓA RA VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO! 09:23
CỨ NGỠ ĐAU MẮT ĐỎ, HÓA RA VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO!
Gần 1 năm ròng sống chung với hiện tượng đỏ mắt tái phát sau nhiều lần chỉ dùng thuốc tự nhỏ ở nhà, anh N.Q. B (28 tuổi, Tân Bình) mới chịu đi khám...
 3 năm trước
 549 Lượt xem
BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI 03:04
BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI
Vào độ tuổi 50 trở đi, cũng như tất cả các bộ phận khác trên cơ thể, mắt của chúng ta bắt đầu lão hoá và dần xuất hiện các triệu chứng bệnh khác...
 3 năm trước
 603 Lượt xem
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 744 Lượt xem
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 721 Lượt xem
ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ 02:21
ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ
Theo WHO, trên thế giới hiện nay có khoảng 18 triệu người bị mù hai mắt do đục thủy tinh thể. Tại Việt Nam, Mù do đục thể thuỷ tinh chiếm 66,1% các...
 3 năm trước
 670 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây