1

Viêm gan do rượu - chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Gan

  • Gan là cơ quan có chức năng quan trọng trong cơ thể thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa, tổng hợp các chất trong cơ thể và đào thải các chất độc.
  • Về mặt chuyển hóa, gan có vai trò chuyển hóa rượu, các loại thuốc, các chất hóa học, trung hòa và phá hủy các chất độc.
  • Gan là nơi sản xuất, dự trữ đường, chất béo, các chất vận chuyển trong máu, các yếu tố đông máu.
  • Bên cạnh đó, gan đóng vai trò điều hòa cân bằng của một số loại hormone (hormone sinh dục, tuyến giáp, cortisone).
  • Đồng thời, gan còn là nơi sản xuất mật giúp loại trừ các chất độc ra khỏi cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa.

Viêm gan

  • Viêm gan là tình trạng gan bị viêm với nhiều biểu hiện đa dạng bao gồm chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, vàng da, đau bụng hoặc tiêu chảy.
  • Bệnh có thể biểu hiện cấp tính hoặc mạn tính dẫn đến các biến chứng như xơ gan hay ung thư gan.
  • Nguyên nhân hay gặp gây viêm gan bao gồm nhiễm virus viêm gan trong đó phổ biến nhất là virus viêm gan B, C, tiếp đến là sử dụng rượu thường xuyên, sử dụng một số loại thuốc, nhiễm độc hoặc do nguyên nhân miễn dịch.

Viêm gan do rượu

  • Viêm gan do rượu là tổn thương viêm gan tiến triển do sử dụng rượu trong một thời gian dài.
  • Tổn thương gan do rượu gặp ở những bệnh nhân lạm dụng rượu, thường với mức độ trên 60 gram/ngày đối với nam và trên 20 gram/ngày ở nữ trong thời gian ít nhất 10 năm.
  • Uống quá nhiều rượu là nguyên nhân đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong có thể dự phòng được.
  • Tổn thương gan do rượu rất đa dạng, thay đổi từ gan nhiễm mỡ đơn thuần, từ nhẹ đến nặng, giai đoạn muộn sẽ tiến triển đến viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan.
  • Gan nhiễm mỡ là tổn thương hay gặp nhất, có tính chất lành tính và có thể đảo ngược được nếu ngừng sử dụng rượu.

Chẩn đoán 

  • Chẩn đoán viêm gan do rượu là chẩn đoán trực tiếp dựa vào tiền sử uống rượu, triệu chứng điển hình khi bác sĩ thăm khám, bằng chứng về mặt xét nghiệm và loại trừ được những nguyên nhân gây viêm gan khác.
  • Các xét nghiệm virus viêm gan B, virus viêm gan C để loại trừ các bệnh lý viêm gan do virus, các xét nghiệm thăm dò các nguyên nhân gây viêm gan khác như bệnh lý đường mật, chuyển hóa… và các xét nghiệm men gan bao gồm AST, ALT, GGT.
  • Để đánh giá chức năng gan, các xét nghiệm thường được chỉ định là sinh hóa máu đánh giá albumin, bilirubin máu và xét nghiệm đông máu.
  • Rối loạn đông máu và tăng bilirubin phản ánh mức độ nặng của bệnh và có ý nghĩa tiên lượng.
  • Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh ít khi được sử dụng để chẩn đoán viêm gan do rượu nhưng hữu ích trong loại trừ các bệnh lý gan khác.
  • Trên siêu âm có thể thấy hình ảnh gan to và tăng sáng lan tỏa.
  • Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng hoặc cộng hưởng từ gan mật là những phương pháp đắt tiền, chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định khi nghi ngờ có khối u gan.

Nguyên tắc điều trị

  • Trong quá trình theo dõi và điều trị, quan trọng nhất đối với bệnh nhân viêm gan do rượu là ngừng sử dụng rượu.
  • Nếu ngừng uống rượu, bệnh sẽ ngừng tiến triển và tổn thương gan do rượu có thể phục hổi dần.
  • Nếu tiếp tục uống rượu, tổn thương gan sẽ tiếp tục tiến triển và dẫn đến xơ gan.
  • Những bệnh nhân nhẹ có thể theo dõi và điều trị tại các phòng khám ngoại trú.
  • Khi bệnh nhân nặng lên, cần nhập viện và bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng các thuốc như corticosteroid hoặc pentoxifylilline.
  • Tiên lượng của bệnh nhân phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh, bệnh nhân đã tiến triển thành xơ gan chưa và còn tiếp tục uống rượu không.

Phòng ngừa

  • Không uống rượu là cách hỗ trợ trợ viêm gan tốt nhất
  • Để phòng tránh mắc viêm gan do rượu, biện pháp hữu hiệu nhất là hạn chế sử dụng rượu bia.
  • Đối với những bệnh nhân viêm gan do rượu mức độ nhẹ, ngừng sử dụng rượu bia sẽ giúp cải thiện mức độ thoái hóa mỡ ở gan, giảm men gan và ngăn ngừa tiến triển bệnh.
  • Đối với những bệnh nhân viêm gan do rượu nặng, việc ngừng sử dụng rượu bia là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của điều trị. 
  • Về mặt dinh dưỡng, đối với các bệnh nhân viêm gan do rượu, chế độ ăn cần cung cấp đủ protein, bổ sung vitamin và khoáng chất trong đó quan trọng nhất là folate và thiamin.
  • Khi bệnh nhân có dịch ổ bụng cần ăn chế độ hạn chế muối.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Viêm gan B: Con đường lây nhiễm, chẩn đoán, cách điều trị và phòng ngừa
Viêm gan B: Con đường lây nhiễm, chẩn đoán, cách điều trị và phòng ngừa

Viêm gan siêu vi B rất dễ lây lan. Bệnh này lây truyền qua sự tiếp xúc với máu và một số loại chất dịch cơ thể của người nhiễm bệnh.

Viêm gan C: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm gan C: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các triệu chứng viêm gan C thường không xuất hiện ngay sau khi nhiễm bệnh mà có thể phải sau 6 đến 7 tuần mới biểu hiện ra ngoài.

Viêm gan A có nguy hiểm không?
Viêm gan A có nguy hiểm không?

Viêm gan A là một loại viêm gan siêu vi do virus viêm gan A (hepatitis A virus - HAV) gây nên và là dạng viêm gan cấp tính.

Viêm gan tự miễn là gì?
Viêm gan tự miễn là gì?

Viêm gan tự miễn thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác và các triệu chứng cũng rất giống với viêm gan virus.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây