1

Vì sao trẻ bị dị ứng đạm sữa bò?

Dị ứng đạm sữa bò là tình trạng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ nhận diện được đạm trong sữa bò là chất có hại và phản ứng lại, những dấu hiệu bé bị dị ứng sữa lúc này sẽ rất rõ ràng.

Hiện tượng dị ứng đạm sữa bò là hiện tượng dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì sữa bò là loại thực phẩm có chứa đạm lạ đầu tiên mà nhóm trẻ này phải hấp thụ với một lượng lớn, nhất là những đối tượng đã từng dị ứng sữa bột ở trẻ sơ sinh.

Để nhận biết chính xác trẻ dị ứng sữa khá khó khăn vì các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng. Các triệu chứng bé bị dị ứng sữa có thể xuất hiện ngay sau khi uống sữa gọi là phản ứng dị ứng nhanh, hoặc muộn hơn được gọi là phản ứng dị ứng chậm. Nói chung trẻ dị ứng sữa có thể sẽ có một số biểu hiện trong những tuần đầu tiên ngay khi tiếp xúc với đạm sữa bò như:

  • Sổ mũi, khò khè, ho kéo dài
  • Thường xuyên trào ngược và nôn ói
  • Viêm da cơ địa
  • Sưng môi và mi mắt (phù mạch)
  • Nổi mề đay, phát ban
  • Tiêu chảy/bón, căng cứng vùng bụng. Có thể đi tiêu phân lỏng, máu trong phân
  • Cơ thể thiếu máu thiếu sắt
  • Mệt mỏi kéo dài hay đau quặn (>3 giờ mỗi ngày/ kích thích) ít nhất 3 ngày trong 1 tuần kéo dài trên 3 tuần

Nguyên nhân chính xác của tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng theo nghiên cứu, dị ứng đạm sữa bò có tính di truyền nên trẻ bị dị ứng sữa sẽ có nguy cơ cao hơn nếu bố mẹ có tiền sử mắc bệnh dị ứng như sốt, ngứa hay dị ứng những loại thực phẩm.

Có thể hiểu một cách đơn giản, trẻ bị dị ứng sữa là vì khi cơ thể của trẻ nhận diện sai lầm rằng những thành phần protein có mặt trong sữa bò là có hại thì sẽ tự động sản sinh ra kháng thể miễn dịch IgE làm trung hòa những protein này.

Trong sữa bò có 2 loại đạm chính gây ra hiện tượng dị ứng đạm sữa bò đó là Casein trong phần sữa đông vón lại, và Whey trong phần sữa lỏng còn lại sau khi sữa đông đã vón lại. Những lần tiếp theo khi cơ thể trẻ tiếp xúc với những loại đạm trong sữa bò này, kháng thể IgE đã được tạo ra sẽ có nhiệm vụ nhận diện và truyền tín hiệu cho hệ thống miễn dịch giải phóng ra histamin và những hóa chất trung gian gây dị ứng. Chính những chất này sẽ gây ra những dấu hiệu bé bị dị ứng đạm sữa bò.

Đa số các trường hợp trẻ khi lớn lên sẽ khỏi hẳn tình trạng bị dị ứng đạm sữa bò (hệ miễn dịch của trẻ đã trưởng thành). Tuy nhiên, cần làm một số test dị ứng đạm sữa bò trước khi đưa ra kết luận bé đã khỏi hẳn và có thể ăn những thực phẩm bình thường trở lại.

Phương pháp phòng tránh dị ứng đạm sữa bò, đặc biệt là dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sơ sinh hiện nay là nuôi con bằng sữa mẹ. Vì sữa mẹ là con đường tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi những khả năng bị dị ứng thức ăn, có chứa những chất đạm từ người mẹ khiến bé có thể dung nạp một cách tốt nhất, chứa những thành phần có chức năng bảo vệ cho hệ tiêu hóa chưa trưởng thành của trẻ trước những nguồn đạm lạ.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây