1

Vì sao cần hỗ trợ phôi thoát màng?

Phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng là công nghệ hỗ trợ sinh sản được thực hiện cùng với thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Bằng cách sử dụng tia laser để làm mỏng vỏ ngoài của trứng nhằm thủng màng ngoài của phôi, giúp phôi thoát màng và tổ ở tử cung.

1. Thế nào là phôi thoát màng?

Kỹ thuật phôi thoát màng được chỉ định cho một số trường hợp như người có màng vỏ ngoài của trứng dày hay phụ nữ lớn tuổi.

Tế bào trứng có vỏ một màng protein bao quanh được gọi là zona pellucida, màng này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển phôi và những chức năng này thay đổi khi phôi phát triển. Trước khi trứng được thụ tinh, zona pellucida hợp nhất với tế bào của tinh trùng, đây là khởi đầu của quá trình thụ tinh. Khi một tế bào tinh trùng xâm nhập được vào vỏ và thụ tinh với trứng thì màng zona pellucida sẽ cứng lại để ngăn cản nhiều tế bào tinh trùng xâm nhập vào hợp tử đã được thụ tinh. Vỏ cứng lại cũng giúp ngăn phôi thai không bám vào trong ống dẫn trứng, nếu không sẽ gây ra thai ngoài tử cung. Khi hợp tử di chuyển dọc theo ống dẫn trứng để đến tử cung, bắt đầu phân chia thành phôi, màng zona pellucida mở rộng và bắt đầu mỏng dần. Vào khoảng ngày thứ tư, màng zona pellucida vỡ ra và phôi thoát màng, sau đó, phôi sẽ làm tổ ở niêm mạc tử cung. Nếu không nở, phôi không thể làm tổ vào thành tử cung thì sẽ dẫn đến người phụ nữ không thể mang thai.

Vì sao cần hỗ trợ phôi thoát màng?
Hình ảnh phôi thoát màng

2. Vì sao cần hỗ trợ phôi thoát màng?

Mặc dù bình thường màng zona pellucida vỡ ra, tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều phôi không thể bám vào thành tử cung để làm tổ. Có nhiều giả thuyết cho trường hợp này và một trong những lý do phổ biến nhất là do phôi không nở đúng cách dẫn đến phôi không thể thoát ra khỏi màng zona pellucida. Điều này có thể xảy ra do bản chất phôi có vỏ cứng bất thường hoặc do một thứ gì đó trong môi trường phòng thí nghiệm (môi trường nuôi cấy để hỗ trợ cho phôi sống, hóa chất bảo quản lạnh, ...) đã làm gián đoạn quá trình nở. Do đó, phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng được thực hiện loại bỏ các trở ngại khiến phôi không nở và cải thiện tỷ lệ thành công của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

3. Nguy cơ của hỗ trợ phôi thoát màng

Bất kỳ thao tác hoặc kỹ thuật can thiệp trên phôi đều sẽ có một số rủi ro nhất định dẫn đến phôi sẽ bị hư hại. Điều này có thể xảy ra trước hoặc sau khi chuyển phôi, nhưng trong cả hai trường hợp thì có thể người phụ nữ sẽ không thể mang thai.

Một nguy cơ khác là sinh đôi, đặc biệt là sinh đôi cùng hợp tử (monozygotic twinning). Cặp song sinh cùng hợp tử là cặp song sinh giống hệt nhau, do xuất phát cùng từ một quả trứng và một tinh trùng. Bình thường IVF đã làm tăng nguy cơ này và một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng càng làm tăng thêm nguy cơ sinh đôi. Sinh đôi được gọi là nguy cơ do việc mang thai đôi làm tăng nguy cơ một số biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.

Một số nghiên cứu lớn gần đây cho thấy nguy cơ dị tật bẩm sinh không tăng đáng kể với phôi được hỗ trợ phôi thoát màng so với chu kỳ IVF không thực hiện kỹ thuật này.

Vì sao cần hỗ trợ phôi thoát màng?
Thực hiện hỗ trợ phôi thoát màng tại trung tâm IVF

4. Ai nên thực hiện kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng?

Có bằng chứng cho thấy kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng giúp cải thiện tỷ lệ mang thai lâm sàng trên những phụ nữ:

  • Đã trải qua hai hoặc nhiều chu kỳ IVF thất bại
  • Chất lượng phôi kém
  • Trên 38 tuổi
  • Phôi thai có màng zona pellucida dày hoặc không đều, dẫn đến ngăn cản phôi nở ra để làm tổ ở niêm mạc tử cung.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Tin liên quan
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng tinh dầu, bao gồm cả tinh dầu khuynh diệp trong thời gian mang thai nhưng khuynh diệp là một loại thảo dược tương đối an toàn với phụ nữ mang thai nếu sử dụng đúng cách.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây