1

Vì sao bé bị lồi rốn?

Lồi rốn là tình trạng hay xảy ra ở trẻ sơ sinh. Việc thiếu kiến thức khiến cho nhiều bà mẹ không biết cách khắc phục dẫn đến những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Không có nguyên nhân nào rõ ràng cho việc trẻ bị thoát vị rốn, nhưng theo các thống kê thì bệnh rốn lồi ở trẻ sơ sinh gặp nhiều hơn ở các bé sinh non, bé sinh ra có cân nặng thấp. Tỉ lệ bé gái bị tật rốn lồi cũng cao hơn so với bé trai.

1. Vì sao trẻ sơ sinh dễ mắc tật rốn lồi?

Rốn lồi ở trẻ sơ sinh do thoát vị rốn gây ra. Khi trẻ bị thoát vị rốn, một phần nội tạng sẽ rời khỏi vị trí bình thường của nó rồi chui ra ngoài chỗ lỗ rốn (khi trẻ mới sinh, lỗ rốn vẫn chưa đóng kín vì đây là đường dẫn chất dinh dưỡng từ nhau thai vào cơ thể bé), tạo thành một khối lồi lên rõ rệt ở vùng bụng. Khi trẻ khóc to, cố ưỡn mình để đi đại tiện hoặc vặn mình, mẹ sẽ thấy rõ hơn chiếc rốn lồi của con đang phình to lên.

2. Triệu chứng trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn dẫn đến rốn lồi

Ngay sau những tuần đầu sau sinh mà có thể phát hiện thoát vị rốn ở trẻ. Tuy nhiên, một số trẻ phải đến lớn lên mẹ mới có thể nhìn thấy rõ. Những triệu chứng thoát vị rốn dẫn đến tình trạng rốn lồi ở trẻ đó là:

  • Có mô phình ra ở vùng dưới da trong khu vực rốn.
  • Khi trẻ ngồi, đứng thẳng sẽ nhìn thấy rõ hơn hoặc khi trẻ hoạt động cơ bụng mạnh như khóc, ho.
  • Lấy tay ấn nhẹ, mẹ có thể đẩy 1 phần mô bị lồi vào trong.
  • Những mô này kích thước không giống nhau ở mỗi trẻ, thường chúng chỉ nhỏ dưới 2,5cm.
  • Trẻ không cảm thấy đau.

3. Rốn lồi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, rốn lồi trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Bệnh rốn lồi cũng không gây đau, không dẫn đến các biến chứng khác ngay cả khi không thực hiện một biện pháp chữa trị gì. Mặc dù vậy, nó lại gây ảnh hưởng cực lớn đến yếu tố thẩm mỹ, đặc biệt với bé gái thì vấn đề này lại càng trầm trọng.

Vì sao bé bị lồi rốn?
Bệnh lồi rốn ở trẻ em

 

Bệnh rốn lồi ở trẻ sơ sinh do thoát vị rốn sẽ tự khỏi khi bé được 1 tuổi trở lên, cũng có nhiều trường hợp bé khi được 4, 5 tuổi rốn mới bớt lồi đi, khi mà lỗ hổng ở thành bụng đã được đóng kín. Một số trường hợp hiếm gặp, rốn lồi gồm một số biểu hiện khác có thể là dấu hiệu của bệnh thoát vị nghẹt, gây nguy hiểm đến tính mạng bé. Bé cần được phẫu thuật ngay lập tức.

Thoát vị nghẹt là tình trạng một phần ruột bị mắc kẹt ở thoát vị. Trẻ lúc này sẽ có kèm biểu hiện nôn chớ, đau, chướng bụng ở vùng rốn. Khi mẹ đưa bé đi khám, bác sĩ có thể dễ dàng đẩy khối thoát vị ở rốn vào trong, nhưng cha mẹ tuyệt đối không được tự ý làm việc này tại nhà.

4. Cách điều trị rốn lồi cho trẻ sơ sinh

Thông thường, vòng rốn sẽ đóng lại trước khi bé được 1 tuổi và trẻ không cần điều trị hoặc sẽ thu nhỏ dần khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên trong một số trường hợp sau mẹ nên đưa bé đi phẫu thuật:

  • Trẻ đã 5 tuổi nhưng vẫn thấy vòng rốn chưa đóng lại.
  • Phần mô lồi ra quá lớn hoặc khiến trẻ bị khó chịu.
  • Trẻ bị thoát vị nghẹt cần được phẫu thuật ngay lập tức. (Trường hợp này thường khá hiếm)
  • Dù đã lớn nhưng rốn trẻ vẫn lồi trông mất thẩm mỹ
  • Sau khi phẫu thuật trẻ có thể được xuất viện ngay và chăm sóc tại nhà, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng.

5. Cách phòng tránh rốn lồi ở trẻ

  • Hạn chế việc bé khóc, gào để hạn chế áp lực từ bụng lên rốn – nguyên nhân khiến rốn lồi ra. Hãy bế bé lên và dỗ dành để bé nín dần.
  • Tránh táo bón cho trẻ bằng cách thay đổi dinh dưỡng nhiều chất xơ cho trẻ. Cho trẻ dùng súp đu đủ, súp khoai lang giúp trẻ dễ tiêu hơn.
  • Massage nhẹ nhàng thành bụng cho bé mỗi ngày.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây