1

Ung thư vú - bệnh viện 103

1. Đại cương

Ung thư vú là một trong hai ung thư (UT) thường gặp nhất ở phụ nữ nước ta, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của phụ nữ ở nhiều nước trên thế giới.Bệnh liên quan nội tiết, việc điều trị gâyr a sự thay đổi về hình dạng và tâm lý của bệnh nhân.

Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ước tính lần lượt là 27 và 29/100.000 phụ nữ.

Bệnh hiếm gặp trước 25 tuổi, tăng theo tuổi và tỷ lệ cao nhất ở tuổi già.

– Giải phẫu bệnh:

  • Carinôm chiếm khoảng 90%
  • Sacôm, paget không xếp loại và carcino – sacôm chiếm tỷ lệ thấp.

2. Chẩn đoán

2.1. Lâm sàng

– Triệu chứng cơ năng: Thường không có gì đặc biệt, có thể bị đau vú, nhấm nhức không thường xuyên

– Tiết dịch núm vú (khi có dịch máu, 80% có khả năng UT).

– Tiền sử gia đình và khoa sản

– Khám vú: Khám kỹ cả 2 vú

  • Quan sát thay đổi màu sắc da trên vùng u, tụt núm vú, co rút da…
  • Sờ: Xác định vị trí, đo kích thước u, mật độ …. Những trường hợp khó xác định u nên khám sau khi sạch kinh,nếu không rõ, cần khám lại sau lần khám đầu khoảng 1-2 chu kỳ kinh nguyệt.

– Khám toàn thân: Hạch nách, hạch thượng đòn, hạch cổ

– Tình trạng di căn xa di căn xa (phổi, gan, xương)

2.2 Cận lâm sàng

– Thăm do X quang: Chụp vú có thể giúp ta xác định tính chất tổn thương ở vú trong 90 % trường hợp

– Chẩn đoán siêu âm, giúp ta chẩn đoán được khối u, di căn

– Xạ hình vú có giá trị chẩn đoán cao nhất

– Chẩn đoán tế bào học: sinh thết kim nhỏ, dịch tiết dịch ở núm vú.

– Chẩn đoán giải phẫu bệnh, là xét nghiệm quan trọng nhất và cần thiết để quyết định hướng điều trị.

2.3. chẩn đoán giai đoạn bệnh theo TNM

–  T: U nguyên phát:

  • Tis: UT biểu mô tiền xâm lấn hoặc bệnh Paget của núm vú.
  • T0­: Không có u vú sờ thấy
  • T1: U có kích thước lớn nhất ≤ 2 cm gồm T1a, T1b
  • T1a U không dính vào cân hoặc cơ ngực lớn
  • T1b U dính vào cân hoặc cơ ngực lớn
  • T2: U có kích thước > 2 cm, ≤ 5 cm gồm T2a, T2b
  • T3: U có KT > 5 cm gồm T3a, T3b
  • T4: U ăn lan trực tiếp vào thành ngực hoặc vào da bất kể kích thước nào. Gồm T4a, T4b, T4c

– N: Các hạch tại vùng:

  • Nx: Không xác định được hạch trên lâm sàng
  • N0: Không sờ thấy hạch nách
  • N1: Hạch nách cùng bên còn di động
  • N2: Hạch nách cùng bên dính vào nhau hoặc vào tổ chức khác
  • N3: Hạch trên xương đòn hay dưới xương đòn phù nề tay, và/hoặc hạch vú trong cùng bên.

–  M: Di căn xa:

  • M0: Không có di căn xa
  • M1: Di căn xa kể cả ăn lan ra ngoài vùng vú

3. Điều trị

3.1. Giai đoạn I và II

  • Phẫu thuật là chủ yếu (phẫu thuật Patey)
  • Tia xạ hậu phẫu
  • Điêu trị hỗ trợ bằng nội tiết và hoá chất (phác đồ đa hóa chất được dùng nhiều là CMF hoặc CAF)

3.2. Giai đoạn III

Tia xạ tiền phẫu rồi phẫu thuật Patey, xạ trị hậu phẫu. Điều trị hoá chất hỗ trợ có thể áp dụng ở giai đoạn này.

3.3. giai đoạn IV

Điều trị triệu chứng là chủ yếu, ở một số trường hợp có thể điều trị hoá chất.

4. Tiên lượng

  • Căn cứ vào có nách có di căn hay không và số hạch nách bị di căn
  • Tiên lượng tốt hơn với các UT nằm trong nang, UT của ống dẫn sữa, bệnh Paget không sờ thấy u.
  • Vị trí tổn thương, u nằm ở nửa trong của vú có tiên lượng xấu hơn vị trí khác.

5. Phòng và phát hiên sớm ung thư vú

  • Tổ chức khám vú hàng loạt ít nhất 1 năm 1 lần cho các phụ nữ từ 35 tuổi trở lên để phát hiện các u vú còn nhỏ.
  • Phổ biến cách tự khám vú hàng tháng sau sạch kinh và báo ngay cho các thầy thuốc chuyên khoa biết nếu có điều gì bất thường.
  • Phổ biến kiến thức cơ bản về ung thư vú. ở tuyến đầu của màng lưới y tế cần biết phát hiện sớm và tránh điều trị sai lầm.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Ung thư vú di căn: Tuổi thọ và tiên lượng bệnh
Ung thư vú di căn: Tuổi thọ và tiên lượng bệnh

Di căn là giai đoạn mà ung thư đã lan ra ngoài mô vú sang các khu vực khác của cơ thể. Vậy tiên lượng vào giai đoạn này ra sao?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây