1

Ung thư tiền liệt tuyến và những điều bạn không nên chủ quan - Bệnh viện K

Một số triệu chứng 

Giai đoạn sớm của ung thư tuyên tiền liệt thường không có những biểu hiện cụ thể với sức khỏe người bệnh tuy nhiên hầu hết các bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt có thể được phát hiện ở giai đoạn sớm nếu được thực hiện các xét nghiệm sàng lọc.

  • Đái khó, đái nhiều lần
  • Bí đái, đái không tự chủ
  • Đái vội, tia đái nước nhỏ

Một số triệu chứng khi bệnh đã tiến triển, lan tràn:

  • Khó khăn trong việc đi tiểu bao gồm tiểu chậm, yếu và phải đi tiểu thường xuyên đặc biệt là nhiều lần vào ban đêm.
  • Có lẫn máu trong nước tiểu hoặc trong tinh dịch.
  • Rối loạn cương dương.
  • Đau ở hông, lưng, ngực hoặc đau ở các vùng khác nhưng lan tỏa tới xương.
  • Yếu, tê bì ở bàn chân, mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện do khối u di căn xương chèn ép tủy sống.

Những yếu tố nguy cơ đối với ung thư tiền liệt tuyến.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng ung thư tiền liệt tuyến hiếm khi xảy ra với những bệnh nhân dưới 40 tuổi, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt cao nhất ở độ tuổi trên 50 đến 65 tuổi. 

Ngoài những yếu tố trên, một số yếu tố được cho là có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến tuy nhiên các bằng chứng khoa học cụ thể thì vẫn chưa được đưa ra, những yếu tố nguy cơ đó bao gồm: chế độ ăn (ăn nhiều thịt đỏ, ăn ít rau), bèo phì, hút thuốc, mắc bệnh lây qua đường tình dục, viêm tuyến tiền liệt, tiếp xúc với hóa chất, thắt ống dẫn tinh…

Ung thư tiền liệt tuyến được chi thành 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn I: Tế bào ung thư chỉ khu trú ở tuyến tiền liệt, kích thước tiền liệt tuyến không to hơn so với kích thước bình thường
  • Giai đoạn II: Tế bào ung thư vẫn ở tuyến tiền liệt nhưng đã phát triển, kích thước tuyến tiền liệt phình lớn, lúc này đã có thể phát hiện ung thư tiền liệt tuyến bằng các phương pháp xét nghiệm PSA và thăm khám trực tràng.
  • Giai đoạn III: Tế bào ung thư đã lây lan sang các cơ quan bên cạnh tuyến tiền liệt như túi tính, cơ thắt niệu đạo, trực tràng, bàng quang…
  • Giai đoạn IV: Tế bào ung thư đã lây lan sang hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa khác như gan, phổi…

Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân tiền liệt tuyến bao gồm:

  • Phẫu thuật: phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến triệt căn, có thể mổ mở, nội soi, hỗ trợ của rô-bốt; theo đường qua phúc mạc, sau phúc mạc, đường đáy chậu.
  • Xạ trị: xạ ngoài khung chậu, xạ áp sát liều cao, cấy hạt phóng xạ vào mô tiền liệt tuyến…
  • Liệu pháp ức chế Androgen: cắt tinh hoàn ngoại khoa hoặc bằng thuốc.
  • Điều trị bằng thuốc nội tiết: kháng Androgen loại steroid (Cyproterone acetate, Megesterone acetate, Medroxy-progesterone acetate), kháng Androgen không steroid (Bicalutamide, Flutamide, Nilutamide), Abiraterone acetate, Enzalutamide.
  • Hóa chất: Docetaxel, Mitoxantrone, Cabazitaxel.
  • Điều trị miễn dịch, ức chế PARP.
  • Điều trị hỗ trợ: Thuốc chống hủy xương nếu có di căn xương, điều trị chăm sóc giảm nhẹ.

Thực tế, chỉ định các phương pháp điều trị tùy thuộc hoàn toàn từng bệnh nhân, có thể điều trị  riêng từng phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp điều trị trên.

Ung thư tiền liệt tuyến luôn là nỗi ám ảnh với nam giới. Song mỗi người đều có khả năng làm giảm thiểu, phòng ngừa bệnh tật cho chính mình.

Ngoài ra nam giới nên thực hiện:

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
  • Giảm các khẩu phần ăn nhiều chất béo
  • Lựa chọn thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, B2, cũng như có chứa nhiều canxi và kali
  • Tập thể dục thường xuyên

Tầm soát, phát hiện sớm: Chẩn đoán sớm có thể thực hiện khi "sàng lọc" ở nam giới trong cộng đồng. Việc tầm soát cần thực hiện hàng năm qua thăm trực tràng bằng tay ở nam giới trên 40 tuổi, đến 50 tuổi cần làm thêm test PSA. Mục đích của việc "sàng lọc" này là để phát hiện sớm những tổn thương còn nhỏ, thậm chí ở mức độ vi thể (chỉ thấy trên kính hiển vi) của tiền liệt tuyến. Chữa trị sớm những tổn thương ác tính có thể làm ngưng sự phát triển, lan rộng, và nhất là có thể chữa khỏi bệnh.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện K

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau hóa trị như thế nào?

Đương đầu với hành trình hóa trị ung thư không chỉ là sự khó khăn của người bệnh mà còn là thử thách với người thân. Làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người bệnh vượt qua những mệt mỏi về sức khỏe lẫn trở ngại tinh thần?

  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  673 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
NỘI SOI TẦM SOÁT UNG THƯ TIÊU HÓA TẠI BVĐK TÂM ANH: KHÔNG ĐAU ĐỚN, BUỒN NÔN, KHÓ CHỊU, KẾT QUẢ CHÍNH XÁC - CÓ NGAY TRONG NGÀY. NỘI SOI TẦM SOÁT UNG THƯ TIÊU HÓA TẠI BVĐK TÂM ANH: KHÔNG ĐAU ĐỚN, BUỒN NÔN, KHÓ CHỊU, KẾT QUẢ CHÍNH XÁC - CÓ NGAY TRONG NGÀY. 05:08
NỘI SOI TẦM SOÁT UNG THƯ TIÊU HÓA TẠI BVĐK TÂM ANH: KHÔNG ĐAU ĐỚN, BUỒN NÔN, KHÓ CHỊU, KẾT QUẢ CHÍNH XÁC - CÓ NGAY TRONG NGÀY.
Với dàn máy nội soi hiện đại tại BVĐK Tâm Anh, bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương rất nhỏ chỉ vài milimet, thu thập mẫu sinh thiết...
 3 năm trước
 1705 Lượt xem
Tin liên quan
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư

Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý bình thường ở tất cả mọi người bao gồm cả những bệnh nhân ung thư. Vậy bệnh nhân ung thư thường có những vấn đề gì khi quan hệ tình dục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Thuốc nhuộm tóc có gây ung thư không? Chuyên gia lên tiếng
Thuốc nhuộm tóc có gây ung thư không? Chuyên gia lên tiếng

Ngày càng nhiều phụ nữ, cũng như một số ít nam giới (nhưng số lượng tăng dần) sử dụng thuốc nhuộm tóc. Có lẽ bạn từng nghe những lời đồn thổi về việc thuốc nhuộm tóc gây ung thư? Không ít các nghiên cứu coi thuốc nhuộm tóc như một yếu tố rủi ro có thể dẫn tới nhiều loại bệnh ung thư. Bài viết dưới đây sẽ thảo luận về những điều mà nghiên cứu chỉ ra để chúng ta có thể yên tâm đưa ra quyết định.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây