1

Ung thư dạ dày - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Tổng quan

  • Ung thư dạ dày là sự phát triển bất thường của các tế bào bắt đầu từ trong dạ dày. Dạ dày là nơi tiếp nhận và giữ thức ăn, sau đó giúp phân hủy và tiêu hóa một phần trước khi thức ăn xuống ruột non.
  • Ung thư dạ dày, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của dạ dày. Tuy nhiên , hầu hết ung thư dạ dày hình thành ở phần chính của dạ dày (gọi là thân dạ dày).
  • Vị trí ung thư dạ dày là một yếu tố để bác sĩ cân nhắc khi xác định các lựa chọn phương pháp điều trị. Điều trị thường bao gồm phẫu thuật để loại bỏ ung thư dạ dày (giai đoạn sớm), có thể kết hợp hóa trị, liệu pháp điều trị đích (bằng thuốc) trước và sau khi phẫu thuật.

2. Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư dạ dày có thể có, bao gồm:

  • Khó nuốt
  • Cảm thấy đầy hơi sau khi ăn
  • Cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn
  • Ợ nóng
  • Khó tiêu
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Giảm cân không chủ ý
  • Nôn mửa

3. Khi nào nên đi khám?

Nếu bạn có bất cứ dấu hiện và triệu chứng nào ở trên và khiến bạn lo lắng, hãy tới trung tâm y tế gần nhất. Bác sĩ kiểm tra và xác định tình trạng sức khỏe của bạn, để tìm những nguyên nhân thường gặp nhất và cũng như tầm soát ung thư dạ dày cho bạn .

4. Nguyên nhân

Không rõ nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày, mặc dù nghiên cứu đã xác định nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày bao gồm:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Béo phì
  • Chế độ ăn nhiều thức ăn mặn và hun khói
  • Chế độ ăn ít trái cây và rau quả
  • Tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày
  • Nhiễm Helicobacter pylori
  • Viêm dạ dày lâu dài (viêm dạ dày)
  • Hút thuốc lá
  • Polyp dạ dày

5. Phòng ngừa

Để giảm nguy cơ ung thư dạ dày, bạn có thể:

  • Duy trì cân nặng hợp lý. Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy nói chuyện với bác sĩ về các chiến lược giúp bạn giảm cân. Hãy đặt mục tiêu giảm cân chậm và ổn định 1 hoặc 2 kg một tuần.
  • Chọn một chế độ ăn uống đầy đủ trái cây và rau quả. Cố gắng kết hợp nhiều trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống của bạn mỗi ngày. Chọn nhiều loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc.
  • Giảm lượng thức ăn mặn và thức ăn hun khói. Hãy bảo vệ dạ dày của bạn bằng cách hạn chế những thực phẩm này.
  • Bỏ thuốc lá. Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Nếu bạn không hút thuốc, đừng bắt đầu. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, cũng như nhiều loại ung thư khác. Bỏ thuốc lá có thể rất khó, vì vậy hãy nhờ bác sĩ giúp đỡ.
  • Khám sức khỏe định kỳ.
  • Hỏi bác sĩ về nguy cơ ung thư dạ dày của bạn. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn có tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày có thể xem xét các xét nghiệm, chẳng hạn như nội soi, để tìm các dấu hiệu của ung thư dạ dày.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây