1

Tuần thứ 7 sau khi bé chào đời

Sự phát triển của trẻ bắt đầu ngay từ thời điểm trẻ chào đời. Đa số trẻ em sẽ đạt những cột mốc nhất định ở những độ tuổi nhất định, nhưng bởi mỗi cá thể là riêng biệt, do đó sự phát triển ở từng trẻ có thể không giống nhau. Hãy cùng tìm hiểu sự phát triển của trẻ sơ sinh ở tuần thứ 7.

1. Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Trẻ 7 tuần tuổi đang phát triển nhanh và thấy thích thú với rất nhiều thứ, bao gồm cả âm nhạc, dù cho là mẹ hát lúc thay bỉm hay khi tiếng nhạc phát ra từ đâu đó. Không chỉ âm nhạc, trẻ còn chú ý tới rất nhiều loại âm thanh khác, như tiếng chuông cửa, tiếng chó sủa, tiếng máy hút bụi, tiếng còi,... Trẻ có thể cười to thích thú, vung vẩy chân tay, hoặc đơn giản là im lặng để lắng nghe được rõ hơn. Hãy chú ý loại âm thanh nào trẻ sẽ yên lặng lắng nghe, bởi sau này cha mẹ có thể cần tới nó khi muốn dỗ yên trẻ.

Để trẻ có thể phát triển tốt nhất theo từng mốc giai đoạn, hãy cho trẻ chơi đùa trong tư thế nằm sấp, để trẻ có nhiều cơ hội phát triển các phản xạ cơ mà sau này cần cho nhiều kỹ năng khác (như kĩ năng ngồi dậy).

Nếu tư thế nằm sấp gây khó chịu cho trẻ thì sao? Vậy hãy cố gắng biến nó thành một trò chơi. Hãy đặt trẻ nằm sấp trên ngực cha mẹ, sau đó ngồi dậy và cười với trẻ, tạo các tiếng động theo mỗi nhịp để trẻ thích thú. Nằm xuống trở lại và thu hút sự chú ý của trẻ bằng vài món đồ chơi. Thay đổi khung cảnh khi cho bé chơi đùa ở tư thế nằm sấp như buổi sáng thì ở phòng khách, còn buổi chiều ở phòng ngủ. Có thể sử dụng các loại gối ôm hoặc thảm phù hợp để tăng thêm phần phấn khích cho trẻ. Xoa bóp phần lưng trẻ nhẹ nhàng cũng là cách làm cho trẻ thấy dễ chịu và thích thú hơn. Nếu trẻ bắt đầu tỏ ra khó chịu, hãy dừng lại và đợi lúc khác lại cho trẻ nằm sấp sau.

Giữa những lần trẻ nằm ở tư thế sấp, hãy tạo nhiều cơ hội cho trẻ hình thành phản xạ cơ bằng cách thường xuyên thay đổi nhiều tư thế khác nhau. Việc đặt trẻ ở một tư thế quá lâu sẽ kìm hãm khả năng vận động ở trẻ.

Tuần thứ 7 sau khi bé chào đời
Bước sang tuần thứ 7 trẻ thích thú với nhiều thứ, trong đó có âm nhạc

2. Trẻ sơ sinh ở tuần thứ 7 tăng trưởng thế nào?

Trung bình từ tháng thứ 2 tới tháng thứ 6, trẻ cao lên thêm 2,5cm mỗi tháng và nặng thêm 113 - 227g mỗi tuần, tuy nhiên còn phụ thuộc vào mức độ ăn của trẻ.

Nếu trẻ 7 tuần tuổi bị thụt lùi so với biểu đồ tăng trưởng, cha mẹ cần làm những gì? Nếu trẻ đang được cho bú sữa mẹ hoàn toàn mà vẫn không tăng trưởng tốt, hãy tham vấn bác sĩ chuyên khoa. Đôi khi người mẹ không có đủ sữa để đáp ứng nhu cầu của trẻ vì một lý do nào đó, chẳng hạn như mất cân bằng nội tiết tố. Hoặc trẻ có thể đang gặp vấn đề như bị dính thắng lưỡi khiến trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ. Nếu bác sĩ chỉ định sử dụng sữa công thức vì sữa mẹ không giúp trẻ tăng trưởng đủ, hãy tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ để trẻ có thể bắt kịp các cột mốc như những đứa trẻ khác.

Trong trường hợp trẻ sử dụng sữa công thức và bị chậm tăng trưởng, hãy thử đổi loại sữa khác để giải quyết vấn đề.

3. Vấn đề sức khỏe hay gặp ở trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi

Ở giai đoạn này, trên đầu trẻ có thể xuất hiện các mảng da thô ráp. Hiện tượng này rất phổ biến và hoàn toàn bình thường. Cha mẹ không có gì cần lo lắng và nó cũng không tồn tại vĩnh viễn, thường sẽ biến mất sau 6 tháng.

Hãy sử dụng dầu gội cho trẻ nhỏ và bàn chải mềm để loại bỏ các mảng da thô ráp đó. Nếu không hiệu quả, có thể sử dụng dầu khoáng chất để làm mềm các mảng da, sau đó dùng dầu gội để làm sạch. Nếu vẫn không hiệu quả, hãy đưa trẻ tới khám bác sĩ để có chỉ định chuyên khoa.

Tuần thứ 7 sau khi bé chào đời
Lựa chọn thời gian tắm cho trẻ hợp lý

4. Vấn đề tắm cho trẻ 7 sơ sinh tuần tuổi

Trẻ không cần phải tắm hằng ngày. Tắm quá nhiều có thể làm khô da, và trên thực tế, đứa trẻ không bẩn đến mức cần tắm mỗi ngày. Mỗi tuần trẻ chỉ cần được tắm vài lần với xà phòng và dầu gội dành riêng cho trẻ nhỏ. Hãy sử dụng khăn vải mềm cho trẻ, tắm từ đầu tới chân, và riêng khu vực đóng bỉm sẽ được tắm cuối cùng.

5. Vấn đề sử dụng vắc xin cho trẻ 7 sơ sinh tuần tuổi

Thời điểm này là lúc cha mẹ cần chú ý đến việc sử dụng những liều vắc xin đầu tiên cho trẻ. Hãy tham vấn bác sĩ để có đầy đủ và chi tiết thông tin về những loại vắc xin cần thiết và thời gian sử dụng cho trẻ. Đừng bao giờ từ chối sử dụng vắc xin để đảm bảo trẻ được bảo vệ trước những bệnh dịch nguy hiểm có thể mắc phải sau này.

6. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Tuần thứ 7 sau khi bé chào đời
Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường
  • Ho và cảm lạnh: Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ ho khan hơn một tuần không khỏi, khò khè hoặc chuyển sang ho có đờm. Trẻ cần đi khám nếu chảy nước mũi kéo dài hơn 10 ngày; chảy nước mũi có nhầy màu xanh ở cả hai bên mũi hơn 10 ngày, hoặc nhầy mũi có kèm theo chảy máu;
  • Táo bón: Đưa trẻ đi khám nếu trẻ thường xuyên táo bón, hoặc có máu lẫn trong phân;
  • Nôn và tiêu chảy: Hãy đưa trẻ đi khám nếu trẻ nôn hoặc tiêu chảy với rất nhiều nước, đôi khi phân lẫn nhầy, xuất hiện nhiều hơn so với mọi ngày ở trẻ; kéo dài trên 24 giờ hoặc kèm theo sốt, hoặc phân có lẫn máu. Đưa trẻ đi khám ngay lập tức nếu thấy trẻ xuất hiện dấu hiệu mất nước: bỉm ít nước hoặc khô hoàn toàn (hoặc nước tiểu vàng đậm thay vì nước tiểu trong), da khô, miệng khô, không có nước mắt, mắt trũng, thóp trũng;
  • Với trẻ dưới 2 tháng tuổi: nếu trẻ sốt cần đưa đi khám ngay lập tức.

Trên đây là những thông tin cần thiết cho cha mẹ xoay quanh sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi. Quá trình chăm sóc trẻ trong giai đoạn nhạy cảm này rất cần sự kiên trì, chu đáo của cha mẹ để làm nền tảng thể chất vững chắc cho con khi lớn lên.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ 2 tuần tuổi ngủ không sâu giấc và ngậm sữa khi bú mẹ có bình thường không?

Bé gái nhà em đang được 2 tuần tuổi rồi. Em sinh thường. Em bé thường bú 2 bên sữa mẹ, mỗi bên từ 10 đến 15 phút sau đó thì ngậm sữa trong miệng, không thấy nuốt. Nhiều lúc bé chỉ bú một bên đã đi ngủ rồi. Em đã thử vỗ lưng, xoa má, massage tay chân nhưng bé vẫn không chịu dậy. Khi bú mẹ, bé chỉ ngủ được một tiếng là lại dậy đòi bú tiếp. Sau đó bú khoảng 2-3 phút lại ngậm sữa trong miệng. Khi em cho bé ăn dặm thêm 40ml sữa công thức thì bé sẽ ngủ được khoảng 3 tiếng. Không biết có phải bú sữa mẹ bé không đủ no nên hay thức giấc như vậy không bác sĩ? Sữa của em màu trắng đục, chỉ căng sữa sau 3 tiếng giữa các cữ bú của bé. Em muốn cho bé bú mẹ hoàn toàn thì cần làm gì ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  647 lượt xem

Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?

Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1583 lượt xem

Trẻ sinh non 34 tuần, 4 tháng đi ngoài phân xanh đen, bết dính và nặng mùi là bị làm sao?

Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2298 lượt xem

Trẻ sinh non 36 tuần chỉ nặng 1,7kg, sau 8 tuần nặng 4,3kg và bú ít đi có sao không?

Bé nhà em sinh non khi em mới được 36 tuần. Bé nặng 1,7kg. Sau 8 tuần, bé nặng 4,3kg. Bé nhà em cứ ngậm ti mẹ là ngủ, bú không no nên em cho bé bú bình bằng sữa mẹ vắt ra. Tháng đầu tiên cứ 2 tiếng bé bú một lần, mỗi cữ bú khoảng từ 70-80ml. Nhưng 2 tuần trở lại đây, bé bú ít đi, 3 tiếng mới bú một lần, mỗi cữ chỉ được 40-50ml, cho bú nhiều hơn bé cũng ói ra hết. Bé bú ít và ngủ nhiều hơn. Bé nhà em bú ít đi như thế có sao không ạ? Và cho bé uống sữa trữ tủ lạnh có tốt không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1952 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. 00:53
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI.
Không có nỗi khổ nào bằng chứng kiến con chiến đấu với bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota mà không thể làm gì giúp con được. Tiêu chảy cấp rất nguy...
 3 năm trước
 689 Lượt xem
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời 09:29
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời
- Tại sao ngay sau sinh cần sàng lọc sơ sinh, trong khi đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trong thai kỳ?- Sàng lọc sơ sinh có ý...
 3 năm trước
 630 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây