1

Trẻ em có thể nhìn thấy bao xa?

Đôi mắt khỏe mạnh và thị lực tốt đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ.Tầm nhìn của trẻ trở nên tốt hơn theo thời gian. Sự cải thiện tầm nhìn này là cần thiết để trẻ có thể khám phá thế giới đầy đủ hơn và bắt đầu đi học.

1. Trẻ sơ sinh có thể nhìn bao xa

Khi mới sinh, trẻ sơ sinh không thể nhìn tốt như người lớn, đôi mắt và hệ thống thị giác của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Nhưng thị lực của bé được cải thiện đáng kể trong vài tháng đầu đời. Không phải mọi đứa trẻ đều phát triển giống nhau và một số trẻ có thể đạt được những mốc phát triển nhất định ở các thời điểm khác nhau.

Một số cột mốc cần lưu ý đối với sự phát triển thị lực ở trẻ nhỏ:

Trẻ em có thể nhìn thấy bao xa?
Khi mới sinh, trẻ sơ sinh có đôi mắt và hệ thống thị giác của trẻ chưa phát triển đầy đủ

1.1. Trẻ sơ sinh đến 4 tháng tuổi

Khi mới sinh, thị giác của bé khá kém, mặc dù bé có thể nhận ra ánh sáng, hình dạng và chuyển động. Trẻ sơ sinh chỉ có thể nhìn xa khoảng 8 đến 15 inch (tương đương 20 - 38cm), chỉ đủ xa để nhìn rõ khuôn mặt của người đang bế bé. Nói cách khác, khuôn mặt của bạn là điều thú vị nhất đối với bé ở độ tuổi này. Vì vậy hãy nhớ dành nhiều thời gian cho để bạn và bé có thể ngắm nhìn nhau.

Ngay sau khi sinh, trẻ chỉ nhìn thấy hai màu đen và trắng, với các sắc thái xám. Mặc dù trẻ có thể nhìn chăm chú vào một mục tiêu có độ tương phản cao như hoạt tiết hồng tâm đen trắng, bàn cờ và vòng tròn đồng tâm có màu sắc tương phản. Nhưng trẻ sơ sinh vẫn chưa có khả năng nhận biết sự khác biệt giữa hai mục tiêu hoặc giữa hai hình ảnh di chuyển trước mắt.

Trong những tháng đầu đời, đôi mắt trẻ bắt đầu hoạt động cùng nhau và thị lực được cải thiện nhanh chóng. Sự phối hợp giữa mắt và tay bắt đầu phát triển khi trẻ sơ sinh bắt đầu theo dõi các vật thể chuyển động bằng mắt và dùng tay với lấy chúng. Khi được 8 tuần tuổi, trẻ sơ sinh sẽ dễ dàng để tập trung hơn vào khuôn mặt của cha mẹ và những người khác ở gần trẻ.

Khi được 1 - 2 tháng tuổi, bé sẽ học cách tập trung cả hai mắt và có thể theo dõi một đối tượng chuyển động sang trái, sang phải, mặc dù có thể bé đã làm được điều này trong một thời gian ngắn kể từ khi sinh ra.

Bạn có thể chơi trò chơi với mắt bé bằng cách tiến đến rất gần mặt trẻ và từ từ di chuyển đầu từ bên này sang bên kia. Thông thường, mắt trẻ sẽ nhìn chằm chằm vào bạn.

Bắt đầu từ 2 tháng tuổi và tiếp tục đến tháng thứ tư, sự khác biệt về màu sắc sẽ trở nên rõ ràng hơn đối với bé. Bé sẽ bắt đầu phân biệt các màu sắc tương tự như màu đỏ và màu cam. Do đó, trẻ có thể sẽ bắt đầu tỏ ra thích thú với những màu cơ bản tươi sáng và những thiết kế, hình dạng chi tiết và phức tạp hơn. Bạn có thể khuyến khích điều này bằng cách cho trẻ xem tranh, ảnh, sách và đồ chơi tươi sáng.

1.2. Trẻ từ 5 - 8 tháng tuổi

Khi bé vượt qua mốc 5 tháng tuổi, bé sẽ giỏi hơn trong việc phát hiện ra những món đồ rất nhỏ và sẽ bắt đầu phân biệt được sự khác biệt giữa các loại phấn màu. Đến 8 tháng, thị giác của bé đã đủ tốt để nhận biết mọi người và các đồ vật trong phòng.

Trong những tháng này, khả năng kiểm soát chuyển động của mắt và kỹ năng phối hợp giữa mắt và cơ thể của trẻ tiếp tục được cải thiện.

Trẻ bắt đầu nhận thức chiều sâu của không gian, là khả năng phán đoán xem các đối tượng ở gần hay ở xa hơn các đối tượng khác, điều này không có khi trẻ mới sinh. Phải đến khoảng tháng thứ năm, hai mắt mới có khả năng làm việc cùng nhau để tạo thành cái nhìn ba chiều về thế giới và bắt đầu nhìn theo chiều sâu.

Mặc dù khả năng nhận biết màu của trẻ sơ sinh không nhạy bén như người lớn, nhưng người ta tin rằng trẻ sơ sinh có khả năng phân biệt màu tốt khi được 5 tháng tuổi.

Hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu biết bò vào khoảng 8 tháng tuổi, điều này giúp phát triển hơn nữa sự phối hợp giữa mắt-tay-chân-cơ thể. Những đứa trẻ mới biết đi nhưng chưa biết bò có thể không học cách sử dụng hai mắt của chúng với nhau như những đứa trẻ bò nhiều.

1.3. Trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi

Vào khoảng 9 tháng tuổi, trẻ bắt đầu tập tự đứng lên. Khi được 10 tháng tuổi, bé đã có thể cầm nắm đồ vật bằng ngón cái và ngón trỏ.

Đến mười hai tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ biết bò và cố gắng đi. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tập bò hơn là tập đi sớm để giúp trẻ phát triển khả năng phối hợp tay mắt tốt hơn. Trẻ ở độ tuổi này có thể đánh giá khoảng cách khá tốt và ném đồ vật một cách chính xác.

1.4. Trẻ từ 1 đến 2 năm tuổi

Đến 2 tuổi, sự phối hợp giữa mắt và tay và nhận thức chiều sâu của trẻ sẽ được phát triển tốt.

Trẻ em ở độ tuổi này rất quan tâm đến việc khám phá môi trường của chúng, sử dụng mắt để nhìn và tai để lắng nghe. Trẻ có thể nhận ra các đồ vật và hình ảnh quen thuộc trong sách và có thể viết nguệch ngoạc bằng bút màu hoặc bút chì.

2. Dấu hiệu nhận biết các vấn đề về mắt và thị lực ở trẻ

Sự hiện diện của các vấn đề về mắt và thị lực ở trẻ sơ sinh rất hiếm khi xảy ra. Hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu cuộc sống với đôi mắt khỏe mạnh và phát triển khả năng thị giác mà không gặp khó khăn gì. Nhưng đôi khi, các vấn đề về thị lực và sức khỏe của mắt có thể phát triển. Cha mẹ cần để ý những dấu hiệu sau đây, chúng có thể là biểu hiện của các vấn đề về mắt và thị lực ở trẻ báo hiệu trẻ cần được thăm khám sớm:

  • Chảy nước mắt nhiều có thể cho ống dẫn nước mắt bị tắc.
  • Mí mắt đỏ hoặc có nhiều dử mắt có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng mắt.
  • Đảo mắt liên tục có thể báo hiệu vấn đề kiểm soát cơ mắt.
  • Quá nhạy cảm với ánh sáng có thể cho thấy áp lực trong mắt tăng cao.
  • Sự xuất hiện của một đồng tử màu trắng có thể cho thấy sự hiện diện của ung thư mắt.

Sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu này đồng nghĩa với việc trẻ cần được bác sĩ chuyên khoa mắt kiểm tra ngay.

Trẻ em có thể nhìn thấy bao xa?
Sự hiện diện của các vấn đề về mắt và thị lực ở trẻ sơ sinh rất hiếm khi xảy ra

3. Cha mẹ có thể làm gì để giúp phát triển thị lực của trẻ

Có rất nhiều điều cha mẹ có thể làm để giúp thị giác của bé phát triển đúng cách. Sau đây là một số ví dụ về các hoạt động phù hợp với từng lứa tuổi có thể hỗ trợ sự phát triển thị giác của trẻ:

Đối với trẻ sơ sinh đến 4 tháng, cha mẹ có thể làm các việc sau:

  • Sử dụng đèn ngủ hoặc đèn mờ khác trong phòng của em bé.
  • Thay đổi vị trí cũi thường xuyên và thay đổi vị trí của trẻ trong đó.
  • Giữ đồ chơi có thể tiếp cận và nằm trong tầm nhìn của bé, khoảng 8 đến 12 inch.
  • Nói chuyện với em bé khi bạn đi xung quanh phòng.
  • Thay đổi luân phiên vị trí cho trẻ bú từ bên phải sang bên trái và ngược lại.

Đối với trẻ từ 5 đến 8 tháng tuổi, cha mẹ có thể làm các việc sau:

  • Treo một thiết bị di động, cũi tập thể dục hoặc các đồ vật khác nhau trên cũi để bé nắm, kéo và đá.
  • Cho bé nhiều thời gian để chơi và khám phá trên sàn nhà.
  • Cung cấp các khối nhựa hoặc gỗ trẻ có thể cầm trên tay.
  • Chơi các trò chơi khác, di chuyển bàn tay của bé theo các chuyển động trong khi nói to các từ liên quan.

Đối với trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi, cha mẹ có thể làm các việc sau:

  • Chơi trò chơi trốn tìm với đồ chơi hoặc khuôn mặt của bạn để giúp bé phát triển trí nhớ thị giác.
  • Gọi tên đồ vật khi trò chuyện để khuyến khích sự liên kết từ ngữ và kỹ năng phát triển vốn từ vựng của bé.
  • Khuyến khích trẻ bò và leo trèo.

Đối với trẻ từ 1 đến 2 tuổi, cha mẹ có thể làm các việc sau:

  • Lăn qua lại một quả bóng để giúp trẻ theo dõi đồ vật bằng mắt.
  • Cho trẻ chơi các khối xây dựng và bóng với đủ hình dạng và kích cỡ để tăng cường kỹ năng vận động và phân biệt kích thước đồ vật.
  • Đọc hoặc kể chuyện để kích thích khả năng hình dung của trẻ và tạo tiền đề cho việc học và kỹ năng đọc sau này.

Trẻ sơ sinh được sinh ra với đầy đủ năng lực thị giác để nhìn các đồ vật và màu sắc. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh không thể nhìn xa, chúng chỉ thấy những vật cách xa 8-15 inch (tương đương 20 - 38cm) cùng với hai màu cơ bản là đen và trắng. Khả năng quan sát của trẻ sẽ được cải thiện theo thời gian, cho đến khi trẻ được 2 tuổi, khả năng quan sát và phối hợp giữa mắt và các bộ phận của cơ thể đã gần giống như người trưởng thành.

Trẻ em có thể nhìn thấy bao xa?
Trẻ sơ sinh không thể nhìn xa, chúng chỉ thấy những vật cách xa 8-15 inch

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Dùng thay đổi ibuprofen và acetaminophen có an toàn không?

Bác sĩ cho hỏi, Dùng thay đổi ibuprofen và acetaminophen có an toàn cho bé không? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  563 lượt xem

Trẻ hơn 2 tháng 2 ngày không thấy đi ngoài có bị làm sao không?

Bé nhà em bình thường 1 ngày đi ngoài khoảng 3 đến 4 lần. Nhưng 2 ngày gần đây em chưa thấy bé đi ngoài. Hiện bé đã dược 2 tháng 13 ngày rồi ạ. Em cho bé bú sữa mẹ, kết hợp cả sữa công thức. Em có sờ bụng bé nhưng không thấy bụng căng cứng, ấn vào cũng ko thấy bé khóc. Bé có bị làm sao không ạ? Hàng ngày bé vẫn chơi và bú bình thường ạ.

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  387 lượt xem

Bé chích ngừa lao không thấy nổi hạt đậu trên bắp tay thì có tác dụng không?

Bé nhà em được sinh thường tại bệnh viện Từ Dũ. Khi bé sinh ra, bác sĩ có chích ngừa viêm gan B và lao. Tuy nhiên, chỗ chích ngừa lao trên bắp tay của bé em thấy không nổi hạt đậu giống bé đầu. Như vậy là mũi lao không có tác dụng hả bác sĩ? Ngoài ra, ở vùng kín của bé gái nhà em có chất dịch màu trắng và bám rất chắc, có mùi nữa. Ngày nào em cũng vệ sinh mà vẫn không hết. Bé như vậy là bị làm sao ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2341 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Những triệu chứng cho thấy bé bị viêm nướu và miệng
Những triệu chứng cho thấy bé bị viêm nướu và miệng

Viêm nướu và miệng là một tình trạng gây đau đớn trong miệng. Bệnh này được gây ra bởi virut và thường gặp ở trẻ em. Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng.

Báo động đỏ: các dấu hiệu cho thấy bé có thể mắc vấn đề về thị giác
Báo động đỏ: các dấu hiệu cho thấy bé có thể mắc vấn đề về thị giác

Trẻ em thường không nghĩ rằng chúng có vấn đề về thị giác, vì vậy là bậc phụ huynh bạn sẽ muốn nhận biết được các dấu hiệu tiềm ẩn

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây