1

Trẻ em ăn bao nhiêu muối mỗi ngày là đủ?

Trẻ nhỏ cũng cần bổ sung muối để cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên trong nguồn thực phẩm tự nhiên đã chứa hàm lượng NaCL nhất định, do đó việc thêm gia vị muối vào bữa ăn cho trẻ (đặc biệt trẻ nhỏ dưới một tuổi) là không cần thiết.

1. Muối ăn có ở đâu?

 

Muối ăn là gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp của gia đình. Thành phần của muối bao gồm Natri và clorua. Trong đó, Natri là nhân tố chính trong việc tạo nên vị mặn của muối và cũng gây ra những tác hại tới cơ thể khi sử dụng dư thừa.

Hàng ngày, lượng muối ăn đưa vào cơ thể được hấp thu trong quá trình tiêu hóa, và bài tiết qua nước tiểu, đây là cơ chế cơ bản để duy trì cân bằng Natri. Muối ăn không chỉ có nhiều trong các món có vị mặn như muối tinh, nước mắm, bột canh, mà còn có trong hầu hết các loại thực phẩm khác như thịt, trứng, sữa, thủy hải sản.... Thực phẩm tự nhiên chứa lượng natri thấp chủ yếu là các loại trái cây và rau. Đây cũng là nguồn cung cấp lượng kali cao cho cơ thể.

Trẻ em ăn bao nhiêu muối mỗi ngày là đủ?
Muối ăn không chỉ có nhiều trong các món có vị mặn như muối tinh, nước mắm, bột canh, mà còn có trong hầu hết các loại thực phẩm khác như thịt, trứng, sữa, thủy hải sản...

2. Lượng muối hằng ngày cho trẻ bao nhiêu là hợp lý?

 

Hàm lượng muối cần thiết cho cơ thể được Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo là 5g muối có chứa khoảng 2.000 mg natri với một người trưởng thành.

Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lượng muối được khuyến cáo chỉ dưới 1,5 g và với trẻ sơ sinh là dưới 0,3 g muối. Tuy nhiên, lượng muối ở các thực phẩm tự nhiên như gạo, ngô, sữa, thịt... đã có một hàm lượng natri nhất định đủ cho nhu cầu của bé. Sữa có khoảng 240mg natri/l, một bát bột cho trẻ nhỏ cũng có khoảng 75mg Natri...Vì vậy, với trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thực phẩm thông thường, không nêm thêm muối có thể dẫn đến dư thừa natri và ảnh hưởng tới hệ bài tiết còn non nớt của trẻ.

3. Trẻ ăn thừa muối có nguy hiểm không?

 

Hàm lượng muối cần thiết cho cơ thể được Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo là 5g muối có chứa khoảng 2.000 mg natri với một người trưởng thành.

Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lượng muối được khuyến cáo chỉ dưới 1,5 g và với trẻ sơ sinh là dưới 0,3 g muối. Tuy nhiên, lượng muối ở các thực phẩm tự nhiên như gạo, ngô, sữa, thịt... đã có một hàm lượng natri nhất định đủ cho nhu cầu của bé. Sữa có khoảng 240mg natri/l, một bát bột cho trẻ nhỏ cũng có khoảng 75mg Natri...Vì vậy, với trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thực phẩm thông thường, không nêm thêm muối có thể dẫn đến dư thừa natri và ảnh hưởng tới hệ bài tiết còn non nớt của trẻ.

Trẻ em ăn bao nhiêu muối mỗi ngày là đủ?
Không nên cho muối vào bữa ăn của trẻ dưới 1 tuổi

 

Ở trẻ dưới 1 tuổi, thêm muối vào bữa ăn của trẻ có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc như:

  • Trẻ biếng ăn và mệt mỏi nhiều hơn vì mất cân bằng nước trong cơ thể. Lượng natri dư thừa làm tăng nguy cơ đào thải canxi ra ngoài theo nước tiểu khiến bé có nguy cơ thiếu canxi, không thuận lợi cho quá trình phát triển chiều cao của bé.
  • Tăng nguy cơ còi xương ở trẻ, suy thận và biếng ăn về sau.
  • Vị giác của trẻ rất nhạy, nếu bạn cho bé ăn thêm muối từ sớm thì lớn hơn chút nữa trẻ có nguy cơ ăn mặn hơn bình thường, ăn mặn là một trong các nguyên nhân chính làm tăng huyết áp, ung thư, suy thận...

Về cơ bản, chế độ ăn hạn chế muối phải hiểu là hạn chế lượng natri trong tất cả các nguồn đưa vào trong cơ thể chứ không đơn thuần là chỉ giảm lượng muối ăn. Bởi vậy việc hạn chế muối trong chế độ ăn phụ thuộc rất nhiều vào các thực hành nấu nướng của người mẹ, ngoài ra còn là thói quen lựa chọn thực phẩm và sở thích ăn uống của bé.

Chế độ ăn hợp lý cho bé không cần hoặc hạn chế việc nêm gia vị, đồng thời nên lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng natri ở mức trung bình và thấp. Cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bé.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé 4 tháng 20 ngày bị ho nôn chớ nhiều về đêm và đi ngoài nhiều nước

Bác sĩ cho em hỏi con em được 4 tháng 20 ngày ạ, mấy hôm nay bé bị ho nôn chớ về đêm nhiều, em đã cho bé uống húng chanh đường phèn và gừng mật ong nhưng không thấy đỡ mà bé còn nôn nhiều hơn. Bé còn bị đi ngoài nhiều nước nữa, bé đã uống rota của Việt Nam ạ. Bác sĩ cho em xin ý kiến với ạ, em ở Hải Dương nên chưa cho con đi bác sĩ ạ.

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  702 lượt xem

Trẻ 3 tháng 5 ngày biếng bú, rụng tóc vành khăn, nấc cụt, ra nhiều mồ hôi có phải do thiếu chất không?

Bé nhà em hiện tại nặng 6,3kg, dài 61cm, bé đã được 3 tháng 5 ngày rồi ạ. Khi bé được hơn 2 tháng, sữa mẹ rất ít nên bé nhà em chủ yếu là bú bình. Mỗi cữ bú của bé khoảng 100-120ml. Tuy nhiên, gần một tháng nay bé chỉ bú mẹ và không chịu bú bình nữa, nhưng bú cũng chỉ được một lúc là bé nhả ra rồi khóc như bị ngạt. Bé nhà em rất hay nấc cụt, đêm ngủ đổ mồ hôi đến mức ướt đẫm gối, em phải thay áo đến 2-3 lần cho bé. Bé còn bị rụng tóc vành khăn, bàn tay bàn chân lạnh, ướt và da không được hồng hào, hơi tái. Không biết bé nhà em như vậy có phải bị thiếu chất không ạ? Em có ý định bổ sung thuốc kẽm zinc kid, canxitriomphe và men merikacho bé có được không bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1033 lượt xem

Trẻ 3 tuần tuổi ngày bú 6-7 lần, mỗi lần 90ml có quá nhiều hay không?

Bé nhà em hiện nay hơn 3 tuần tuổi, nặng 3,8kg. Em không nhiều sữa nên bé chủ yếu ăn sữa công thức. Ngày bé bú sữa từ 6 đến 7 lần, mỗi lần 90ml sữa. Nhiều người nói cháu ăn thế là quá nhiều. Nhưng cho ăn ít hơn thì bé cứ mút tay, liếm môi rồi khóc, cho ăn thêm thì bé mới thôi. Bé đi ị phân vàng, ngày từ 2 -3 lần. Em cho bé ăn như thế có nhiều không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  861 lượt xem

Bé mới sinh 15 ngày xì hơi nhiều lần và vặn mình nhiều, ngủ không sâu giấc có phải bị thiếu chất?

Bé nhà em mới sinh được 15 ngày tuổi. Em bé bú mẹ là chủ yếu ạ. Em có cho bé bú thêm sữa công thức nhưng bé bú rất ít. Khoảng 3-4 ngày gần đây bé nhà em xì hơi rất nhiều, ngày từ 20-30 lần và có mùi hôi. Tuy nhiên bé vẫn đi tiểu và đi ị phân vẫn bình thường. Làm sao để giảm xì hơi cho bé ạ? Và hệ tiêu hóa của bé có sao không ạ? Bé nhà em còn có tật là bú đã no nhưng không chịu nhả núm bình, khi ngủ mới rút bình ra được. Mỗi lần bé bú no khoảng 60-70ml. Buổi chiều khoảng từ 3 -5h bé không chịu ngủ, quấy khóc và có khi thức liền 6 tiếng mới ngủ lại. Buổi tối cũng ngủ không sâu giấc bởi bé vặn mình rất nhiều, được khoảng 1h là bé dậy đòi bú. Bé vặn mình nhiều, ngủ không sâu có phải do thiếu chất không ạ? Và bé nhà em nằm trong phòng điều hòa khoảng 27-28 độ, đóng cửa suốt có được không ạ? Em quấn khăn thì bé hất bung ra hết, mà không quấn thì bé giật mình hay tỉnh giấc ạ.

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3261 lượt xem

Bé gái 1 tháng rưỡi xì hơi nhiều nhưng 2 ngày không đi ngoài có phải bị táo bón không?

Em sanh bé gái nặng 3kg. Hiện giờ bé đã được 1 tháng 15 ngày và nặng 4,8kg. Từ trước tới giờ bé vẫn đi ngoài bình thường. Nhưng 2 ngày nay bé đi tiểu nhiều lần nhưng lại không thấy đi ngoài. Bé nhiều lần xì hơi nhưng cũng không thấy đi. Bé như vậy có phải bị táo bón không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  903 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. 00:53
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI.
Không có nỗi khổ nào bằng chứng kiến con chiến đấu với bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota mà không thể làm gì giúp con được. Tiêu chảy cấp rất nguy...
 3 năm trước
 694 Lượt xem
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời 09:29
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời
- Tại sao ngay sau sinh cần sàng lọc sơ sinh, trong khi đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trong thai kỳ?- Sàng lọc sơ sinh có ý...
 3 năm trước
 635 Lượt xem
Tin liên quan
Vai trò của mẹ vào những ngày bé ốm
Vai trò của mẹ vào những ngày bé ốm

Khi trẻ bị ốm, chính mẹ là người sẽ quyết định để giúp bé đỡ hơn. BabyCenter đã khảo sát hơn 1.000 bà mẹ về những gì họ làm cho con khi chúng bị ốm. Những loại thuốc nào họ cảm thấy thoải mái? Và liệu họ có bao giờ bỏ qua quy định về việc đưa một đứa trẻ bị bệnh đến trường? Đây là những gì các bà mẹ đã chia sẻ với chúng tôi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây