1

Tràn dịch màng bụng: Nguyên Nhân và Xét Nghiệm Dịch Màng Bụng - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

I. Nguyên Nhân

A. Không có tổn thương phúc mạc

1. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa (chênh lệch albumin giữa huyết thanh và dịch màng bụng: serum-ascites albumin gradient [SAAG] >1.1 g/dL)

  • Sung huyết gan
  • Suy tim ứ huyết
  • Viêm màng ngoài tim co thắt
  • Suy van 3 lá
  • Hội chứng Budd-Chiari
  • Bệnh lý gan: xơ gan, viêm gan do rượu, suy gan tối cấp, di căn gan ồ ạt.

2-Giảm albumin máu (SAAG <1.1 g/dL)

  • Hội chứng thận hư
  • Bệnh đường ruột gây mất protein
  • Suy dinh dưỡng nặng dạng phù toàn thân (anasarca)

3-Các tình trạng khác (SAAG <1.1 g/dL)

  • Tràn dịch màng bụng dịch dưỡng trấp (chylous ascites)
  • Tràn dịch màng bụng do viêm tuỵ (pancreatic ascites)
  • Tràn dịch màng bụng (bile ascites)
  • Tràn dịch màng bụng do thận (nephrogenic ascites)
  • Tràn dịch màng bụng do nước tiểu (urine ascite)
  • Tràn dịch màng bụng do bệnh lý u buồng trứng

B-Có tổn thương phúc mạc (SAAG <1.1 g/dL)

1-Nhiễm trùng

  • Viêm phúc mạc do vi trùng
  • Viêm phúc mạc lao
  • Viêm phúc mạc do vi nấm
  • Viêm phúc mạc trên bệnh nhân nhiễm HIV

2-Các tình trạng ác tính (ung thư)

  • Ung thư di căn phúc mạc (peritoneal carcinomatosis)
  • U trung phôi bào nguyên phát (primary mesothelioma)
  • Pseudomyxoma peritonei
  • Carcinom tế bào gan nguyên phát

3. Các tình trạng hiếm gặp

  • Sốt Địa Trung Hải có tính chất gia đình (familial Mediterranean fever)
  • Viêm mạch máu (vasculitis)
  • Viêm phúc mạc dạng hạt (granulomatous peritonitis)
  • Viêm phúc mạc tăng eosinophil (eosinophilic peritonitis)

II- Xét nghiệm dịch màng bụng

Ở những bệnh nhân mới phát hiện cổ trướng chưa rõ nguyên nhân, dịch màng bụng cần được gửi đi xét nghiệm đếm tế bào, đo lượng albumin, cấy vi sinh, đo lượng protein toàn phần, nhuộm Gram, và kiểm tra tế bào học.

1-Quan sát

  • Đa phần dịch báng đều trong và có màu hơi vàng. Cần phải có tối thiểu 10,000 hồng cầu/µL để dịch báng ngả sang màu hồng, và trên 20,000 hồng cầu/µL để dịch có màu đỏ rõ rệt của máu.
  • Dịch báng có máu có thể do chạm phải mạch máu khi chọc dò hoặc do bệnh lý ác tính. Dịch có máu khi chọc chạm mạch khá đồng nhất và sẽ đông lại.
  • Dịch có máu không do chọc chạm mạch có màu đỏ đồng nhất và không đông do máu đã đông lại trước đó và sau đó đã ly giải. Dịch đục và có mủ chứng tỏ đã có nhiễm trùng.

2- Đếm tế bào

  • Dịch báng bình thường chứa <500 bạch cầu/µL và <250 bạch cầu đa nhân/µL.
  • Bất kỳ tình trạng nhiễm trùng nào cũng có thể gây tăng bạch cầu.
  • Lượng bạch cầu đa nhân >250 /µL gợi ý viêm phúc mạc do vi trùng.
  • Bạch cầu lympho thường chiếm ưu thế trong viêm phúc mạc do lao và ung thư di căn phúc mạc (peritoneal carcinomatosis).

3-Chênh lệch giữa albumin trong huyết thanh và trong dịch báng 

  • SAAG là xét nghiệm đơn độc tốt nhất để phân loại báng bụng do nguyên nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa (SAAG >1.1 g/dL) hoặc không do tăng áp lực tĩnh mạch cửa (SAAG <1.1 g/dL).
  • Tính toán bằng cách lấy trị số albumin trong huyết thanh trừ đi trị số albumin trong dịch báng. SAAG tương ứng trực tiếp với áp lực tĩnh mạch cửa. Các mẫu thử nên được thu thập vào cùng một thời điểm.
  • Độ chính xác của SAAG trong phân loại dịch báng lên đến 97%. Các thuật ngữ độ chênh lệch albumin cao (high-albumin gradient) và chênh lệch albumin thấp (low-albumin gradient) nên được dùng để thay thế cho các thuật ngữ dịch thấm hoặc dịch tiết khi mô tả dịch báng bụng.

4- Protein toàn phần

  • Trước kia, dịch báng bụng được phân loại là dịch tiết khi lượng protein lớn hơn hoặc bằng 2.5 g/dL. Tuy nhiên, độ chính xác để phát hiện các nguyên nhân gây dịch tiết chỉ khoảng 56%. Lượng protein toàn phần có thể cung cấp thêm các manh mối khi sử dụng cùng lúc với SAAG.
  • SAAG tăng đi kèm với lượng protein cao gặp trong đa số các trường hợp báng bụng do sung huyết gan (hepatic congestion).
  • SAAG thấp đi kèm với tăng lượng protein là đặc điểm của các trường hợp dịch báng bụng do ung thư.

5-Cấy và nhuộm Gram

  • Cấy có độ nhạy là 92% trong phát hiện vi khuẩn trong dịch báng, với điều kiện là các mẫu bệnh phẩm phải được bơm ngay vào các chai cấy máu, ngay tại giường bệnh.
  • Ngược lại, nhuộm Gram chỉ quan sát thấy vi trùng trong 10% các trường hợp nhiễm trùng dịch báng tự phát được phát hiện sớm.
  • Phải có khoảng 10,000 vi khuẩn/mL mới có thể phát hiện được bằng nhuộm Gram. Mật độ trung bình của vi khuẩn trong viêm phúc mạc tự phát do vi khuẩn là 1 vi khuẩn/mL.

6-Tế bào học:

Các phết tế bào được báo cáo có độ nhạy 58-75% trong phát hiện các trường hợp dịch báng do ung thư.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi 04:02
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi
Sau khi kết thúc ca mổ trĩ vừa xong, Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn lại tiếp tục bước vào xử lý một ca thoát vị thành bụng được đánh...
 3 năm trước
 697 Lượt xem
NGHI NGỜ ĐAU DẠ DÀY, ĐI NỘI SOI PHÁT HIỆN TĂM DÀI 3CM TRONG Ổ BỤNG NGHI NGỜ ĐAU DẠ DÀY, ĐI NỘI SOI PHÁT HIỆN TĂM DÀI 3CM TRONG Ổ BỤNG 00:05
NGHI NGỜ ĐAU DẠ DÀY, ĐI NỘI SOI PHÁT HIỆN TĂM DÀI 3CM TRONG Ổ BỤNG
 Bệnh nhân Thái Hoài Hương (19 tuổi, Hà Nội) đã có 1 tuần mất ngủ bởi những cơn đau bụng xuất hiện vào ban đêm. Nghĩ bị đau dạ dày, Hương tự...
 3 năm trước
 608 Lượt xem
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG 02:38
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG
 Dịch vụ nội soi tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc không chỉ được người dân thủ đô lựa chọn mà còn nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh...
 3 năm trước
 739 Lượt xem
ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI 01:57
ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI
 Chị Phạm Phương Nhung từng đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc nội soi tiêu hóa 2 năm trước đây. Chính từ trải nghiệm thực tế của mình nên khi...
 3 năm trước
 824 Lượt xem
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM 02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
 Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
 3 năm trước
 619 Lượt xem
Tin liên quan
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây