Tìm hiểu về phẫu thuật cắt thùy phổi
1. Tại sao người bệnh cần phẫu thuật cắt bỏ thuỳ phổi?
Phẫu thuật cắt bỏ thuỳ phổi thường là phương pháp điều trị chủ yếu cho những bệnh nhân trong giai đoạn đầu của ung thư phổi, khi mà mới chỉ có một khối u ở một bên của phổi.
Trong trường hợp này, phẫu thuật cắt thuỳ bỏ thuỳ phổi là cơ hội tốt nhất để chữa lành và cũng có thể là sự điều trị duy nhất người bệnh cần. Nhưng nó không thể cứu vãn được nữa khi ung thư đã lan ra toàn bộ phổi hoặc đến các bộ phận khác của cơ thể .
Cuộc phẫu thuật còn có thể giúp loại bỏ các bệnh khác của người bệnh ở nửa phần phổi, như:
- Bệnh lao
- Khí phế thủng
- Những khối u không phải do ung thư gây nên
- Nhiễm nấm
- Áp-xe phổi
Khi phần thuỳ bị tổn thương được loại bỏ, các phần khác của lá phổi sẽ mở rộng và giúp người bệnh dễ dàng hô hấp hơn.
2. Điều gì xảy ra trong một cuộc phẫu thuật cắt bỏ thuỳ phổi?
Các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật theo nhiều cách khác nhau. Phương pháp thích hợp nhất với người bệnh sẽ phụ thuộc vào phân loại và địa điểm của triệu chứng cũng như sức khoẻ tổng quan của cơ thể người bệnh. Các cách tiến hành bao gồm:
- Phương pháp mổ mở, được gọi là phẫu thuật mở lồng ngực: Ở kiểu phẫu thuật này phẫu thuật viên sẽ rạch một đường dọc theo một bên ngực. Họ sẽ banh các xương sườn để vào lồng ngực, nhằm dễ dàng quan sát bên trong và loại bỏ phần thuỳ phổi bị ảnh hưởng.
- Phẫu thuật nội soi lồng ngực có video hỗ trợ (VATS): Các phẫu thuật viên sẽ tiến hành phương pháp phẫu thuật này thông qua 2 đến 4 vết cắt nhỏ ở ngực của người bệnh, một vết cắt dài khoảng 6,5cm và các vết còn lại khoảng 1,3cm . Phẫu thuật viên sẽ sử dụng một đoạn ống có tích hợp camera ghi hình nhỏ để quan sát bên trong và dẫn lối các công cụ . Khác với phẫu thuật mở, người bệnh sẽ không có một vết đứt dài trước ngực và vì vậy người bệnh sẽ nhanh lành vết thương và bớt đau đớn hơn.
- Phẫu thuật bằng robot: Phẫu thuật viên sẽ ngồi tại một nơi điều khiển kế bên người bệnh và điều khiển những cánh tay robot tiến hành phẫu thuật . Thủ thuật này tạo những vết cắt từ 10 đến 12cm giữa các xương sườn, vì thế sẽ tránh mất máu nhiều hơn, rủi ro nhiễm trùng thấp hơn và khả năng hồi phục nhanh hơn.
3. Phẫu thuật cắt bỏ thuỳ phổi tồn tại những rủi ro gì?
Một cuộc phẫu thuật cắt bỏ thuỳ phổi là một cuộc đại phẫu, kèm theo nó là các rủi ro, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng
- Xẹp phổi
- Mủ hình thành ở khoảng không gian giữa phổi và thành ngực của người bệnh
Những rủi ro sau phẫu thuật cắt bỏ thuỳ phổi còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cùng các yếu tố bệnh nền của người bệnh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
4. Người bệnh sẽ chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật này như thế nào?
Bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm nhằm xem xét tình trạng lá phổi của người bệnh. Dựa vào kết quả của những xét nghiệm này, bác sỹ có thể đề xuất một chương trình để cải thiện chức năng hô hấp, được gọi là phục hồi chức năng hô hấp, trước cuộc phẫu thuật. Người bệnh cũng có thể thực hiện điều trị phục hồi chức năng và vật lý trị liệu sau cuộc phẫu thuật .
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh:
- Dừng việc hút thuốc ít nhất là một tháng trước cuộc phẫu thuật. Nếu người bệnh vẫn hút, người bệnh sẽ không có khả năng phục hồi nhanh, và sẽ dễ dàng nhận lấy những rủi ro sau cuộc phẫu thuật.
- Tập thể dục hằng, điều này khiến phổi người bệnh hoạt động tốt hơn.
- Dừng việc uống những loại thuốc chống đông máu, như là Aspirin
5. Quá trình phục hồi như thế nào?
Quá trình lành lại sau cuộc phẫu thuật tốn một khoảng thời gian. Nếu người bệnh phẫu thuật mở, người bệnh có thể phải nhập viện một vài tuần, người bệnh sẽ được xuất viện sớm hơn nếu phẫu thuật VATS hay bằng robot.
Những điều cần lưu ý:
- Cơn đau: Hầu hết mọi người đều có sự khó chịu trong một vài tháng đầu sau cuộc phẫu thuật. Người bệnh sẽ nhận được thuốc giảm đau khi rời khỏi bệnh viện, nhưng người bệnh sẽ dùng chúng ít đi theo thời gian. Tắm nước ấm là một cách tốt để giảm đau nhức cơ bắp.
- Sự mệt mỏi: Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó thở vào những ngày đầu. Điều này là bình thường và sẽ được cải thiện trong vài tuần
- Táo bón: Thuốc giảm đau và việc không cử động nhiều sẽ dẫn đến vấn đề này. Mọi việc sẽ trở về bình thường khi người bệnh ngừng uống thuốc giảm đau. Tạm thời, người bệnh có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống các thuốc nhuận tràng và thuốc làm mềm phân mà bác sĩ kê đơn.
- Tập thể dục: Người bệnh sẽ cần phải đi bộ hằng ngày để lấy lại sức mạnh và giúp phổi người bệnh khỏe và sạch hơn.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Thèm nhai đá có thể là do nhiều nguyên nhân nhưng hai nguyên nhân phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt và hội chứng pica.