1

“Thủ phạm” gây ra bệnh trĩ là gì? - Bệnh viện Việt Đức

“Thập nhân cửu trĩ” (cứ 10 người thì có đến 9 người mắc bệnh trĩ). Đây là một trong những bệnh phổ biến ở vùng hậu môn.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Đại trực tràng – Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Các yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh trĩ thường gặp là: Bắt đầu ở những người sau tuổi 30, người bị táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy, phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Yếu tố di truyền cũng là một nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ. Ngoài ra đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều, chức năng đường ruột kém, thường xuyên phải dùng thuốc nhuận tràng, thụt hậu môn là những nguy cơ khiến người bệnh mắc bệnh trĩ.

Chẩn đoán:

Chẩn đoán bệnh trĩ chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng:

  • Hai triệu chứng cơ bản là: đi ngoài ra máu đỏ tươi sa trĩ.
  • Ngoài ra có những triệu chứng cơ năng khác như: táo bón, chảy dịch hậu môn, rối loạn tự chủ hậu môn…
  • Trĩ bình thường không đau, khi thấy đau có thể do biến chừng tắc mạch hay kèm bệnh khác.

Điều trị:

Điều trị nội khoa:

Vệ sinh, dinh dưỡng, thuốc, thực phẩm chức năng.

Chỉ định:

  • Các thể bệnh nhẹ
  • Trước và sau can thiệp bằng thủ thuật hay phẫu thuật ngoại khoa (tránh tái phát).

Vệ sinh – dinh dưỡng: Tại hậu môn, sau khi đi ngoài rửa nước ấm (xịt nước), ngâm hậu môn trong nước ấm. Không ngồi xổm, vác nặng. Sống lành mạnh, dưỡng sinh, tập luyện nhẹ nhàng, thiền, yoga, đi bộ… Chú ý đặc biệt ăn uống: tránh các thức ăn nóng, cay, rượu bia, ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước.

Thuốc và thực phẩm chức năng: 

Hiện nay ở Việt Nam phổ biến là Daflon, Tri-hemorrhoi, Hemoclin, Ginkofort, đều chiết xuất từ thực vật (vỏ quýt, lá gingkobiloba)…

Điều trị bằng thủ thuật:

Một số thủ thuật hiện đang được sử dụng: Tiêm trĩ, thắt vòng cao su, tia laser, điện từ trường.

Điều trị bằng phẫu thuật:

Có nhiều phương pháp mổ trĩ phụ thuộc vào độ nặng của bệnh như:

  • Phẫu thuật Longo
  • Phẫu thuật triệt mạch, treo trĩ
  • Phẫu thuật cắt trĩ kinh điển: phương pháp cắt trĩ hở để hở vết thương (phương pháp Milligan-Morgan hoặc phương pháp cắt trĩ kín khâu lại vết thương như phương pháp Ferguson)…

Tiến triển:

Bệnh trĩ không được điều trị lâu ngày sẽ làm cho toàn thân thiếu máu mạn tính, sút cân, giảm thể lực, có thể tắc mạch, chảy máu, hoại tử trĩ…

Phòng bệnh:

  • Vệ sinh hậu môn sau đại tiện, tránh táo bón, tránh ngồi lâu.
  • Ăn nhiều chất xơ, hoa quả chín, uống đủ nước.
  • Vận động, tập thể dục thể thao…

Nguồn: Bệnh viện Việt Đức.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Sử dụng dầu dừa để điều trị bệnh trĩ
Sử dụng dầu dừa để điều trị bệnh trĩ

Dầu dừa có nhiều đặc tính có thể giúp điều trị bệnh trĩ. Dầu dừa có đặc tính chống viêm mạnh, có thể làm giảm tình trạng viêm và sưng tấy. Đặc tính giảm đau của loại dầu này có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu do bệnh trĩ gây ra, đồng thời đặc tính kháng khuẩn giúp cho búi trĩ lành nhanh hơn.

Bệnh trĩ điều trị bằng cách nào và bao lâu thì khỏi?
Bệnh trĩ điều trị bằng cách nào và bao lâu thì khỏi?

Nếu búi trĩ nhỏ thì các triệu chứng có thể khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị nhưng người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và thực hiện một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây