1

Thư giãn phế quản - bệnh viện 103

1. Nhóm thuốc cường alpha2 adrenergic

1.1. Cơ chế tác dụng

Cơ trơn đường hô hấp có nhiều receptor b2, khi bị kích thích sẽ gây giãn cơ trơn khí phế quản do làm tăng AMP vòng trong tế bào.

Khi dùng dưới dạng khí dung, các thuốc cường b2 ức chế giải phóng Histamin và Leucotrien khỏi các tế bào ở phổi, làm tăng chức năng của hệ thống lông mao, giảm tính thấm của mao mạch phổi và ức chế Phospholipase a2, tăng khả năng chống viêm của Corticoid khí dung .

1.2. Phân loại

Các thuốc cường b2-Adrenergic được chia làm 2 loại:

  •  Loại có tác dụng ngắn (short acting b2-agonist: SABA) gồm có : Salbutamol, terbutalin, fenoterol chủ yếu dùng để cắt cơn hen; dùng dưới dạng hít, tác dụng sau 2-3 phút, kéo dài 3-5 giờ .
  •  Loại có tác dụng dài (long acting b2-agonist: LABA) gồm có: Salmeterol, formoterol gắn vào receptor b2 mạnh hơn salbutamol, tác dụng kéo dài khoảng 12 giờ, dùng phối hợp với Corticoid để dự phòng dài hạn và kiểm soát hen .

1.3. Tác dụng không mong muốn và thận trọng

– Tác dụng không mong muốn thường gặp:

  • Đánh trống ngực
  • Nhịp tim nhanh
  • Run nhẹ (đặc biệt ở đầu ngón tay).
  • Hiếm gặp: nhức đầu, mất ngủ, giãn mạch ngoại biên, loạn nhịp tim, hạ kali máu, tăng glucose và acid béo tự do trong máu, phản ứng quá mẫn.
  • Dùng đường khí dung có thể gây co thắt phế quản.
  • Dùng nhiều lần sẽ có hiện tượng quen thuốc nhanh do số lượng receptor b2 của phế quản giảm dần (cơ chế điều hòa giảm), bệnh nhân có xu hướng phải tăng liều .

– Thận trọng: cường tuyến giáp, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, đái tháo đường, đang điều trị bằng MAOI .

1.4. Các thuốc trong nhóm  cường b2 Adrenergic

1.4.1. Salbutamol

– Chỉ định: hen phế quản , tắc nghẽn đường hô hấp hồi phục được, chống đẻ non .

– Liều dùng: cơn hen cấp: hít định liều mỗi lần 100-200 mg (1-2 xịt), tối đa 3- 4 lần/ ngày. Hoặc: tiêm bắp hoặc tiêm dưới da mỗi lần 500 mg, nhắc lại sau mỗi 4 giờ nếu cần. Cơn hen cấp nặng : dung dịch khí dung 2,5-5 mg, tối đa 4 lần/ ngày hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 250 mg, dùng nhắc lại nếu cần .

- Đề phòng cơn hen do gắng sức: hít 100-200 mg (1-2 xịt) truớc khi vận động 15-30 phút, hoặc uống 2-4 mg trước khi vận động 2 giờ .

- Dùng đường khí dung, nồng độ thuốc trong máu chỉ bằng 1/10-1/50 so với liều uống .

1.4.2. Terbutalin

– Chỉ định: giống như  salbutamol .

– Liều dùng: trong cơn hen cấp: hít 250-500 mg (1-2 lần xịt), tối đa 3-4 lần/ ngày, hoặc tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm 250-500 mg, tối đa 4 lần/ ngày .

- Bambuterol là tiền thuốc của terbutalin, mỗi ngày uống một lần 10-20 mg trước khi đi ngủ .

1.4.3. Salmeterol

– Chỉ định: điều trị dự phòng dài hạn bệnh hen phế quản, tắc nghẽn đường hô hấp phục hồi được (kể cả hen ban đêm và phòng co thắt phế quản do gắng sức) ở người phải điều trị bằng thuốc giãn phế quản thường xuyên, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .

– Liều dùng:

  •  Bệnh hen phế quản: mỗi lần hít 50-100 mg (2-4 xịt), 2 lần/ ngày. Trẻ em trên 4 tuổi: Mỗi lần hít 50 mg (2 xịt), 2 lần/ ngày .
  •  Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: mỗi lần hít 50 mg (2 xịt), 2 lần/ ngày .

2. Nhóm thuốc huỷ phó giao cảm

Ipratropium bromid (atrovent) là dẫn xuất amin bậc 4, dùng đường hít. Khi khí dung, chỉ khoảng 1% thuốc được hấp thu, 90% bị nuốt vào đường tiêu hóa, không được hấp thu, thải theo phân nên ít gây tác dụng không mong muốn toàn thân .

Tác dụng giãn phế quản của Ipratropium trên người bệnh hen thường chậm và không mạnh bằng thuốc cường b2 tác dụng ngắn (SABA), nên thường chỉ được phối hợp sử dụng khi các thuốc SABA không đủ mạnh hoặc có tác dụng phụ nặng.

Phối hợp Ipratropium với SABA làm giãn phế quản mạnh hơn, cho phép giảm liều SABA nên hạn chế được tác dụng phụ của SABA. Khí dung Ipratropium có tác dụng tối đa sau 30-60 phút, thời gian tác dụng kéo dài 3-6 giờ .

Ipratropium cũng có tác dụng tốt trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
– Thận trọng: tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt và tắc nghẽn dòng chảy ra từ bàng quang, có thai và cho con bú .

– Tác dụng không mong muốn: khô miệng, buồn nôn, táo bón, đau đầu .

– Liều dùng: hít định liều: mỗi lần 20-40 mg (1-2 xịt), 3-4 lần/ ngày. Berodual (ipratropium bromid + fenoterol): mỗi lần xịt có 20 mg ipratropium và 50 mg fenoterol. Liều thông thường 1-2 xịt/ lần, ngày 3 lần .

3. Nhóm Metylxanthyl

Theophylin và dẫn xuất  theophylin là base Xanthin (cùng với Cafein và Theobromin) có nhiều trong chè, cà phê, ca cao .

3.1. Cơ chế tác dụng và tác dụng dược lý

Do ức chế Phosphodiesterase-enzym giáng hóa AMP vòng, theophylin làm tăng AMP vòng  trong tế bào nên tác dụng tương tự thuốc cường Adrenergic .

  • Trên hệ hô hấp: làm giãn phế quản, đồng thời kích thích trung tâm hô hấp ở hành não, làm tăng biên độ và tần số hô hấp .
  • Trên hệ tim mạch: làm tăng biên độ, tần số và lưu lượng tim, tăng sử dụng oxy của cơ tim và tăng lưu lượng mạch vành .
  • Trên hệ thần kinh trung ương: tác dụng kích thích thần kinh trung ương kém cafein, làm dễ dàng cho các hoạt động của vỏ não, gây mất ngủ có thể do tác dụng lên hệ thống lưới kích thích .
  • Làm giãn cơ trơn đường mật và niệu quản .
  • Tác dụng lợi niệu kém theobromin .

Theophylin có thể dùng đường tiêm là diaphylin hoặc aminophylin, hỗn hợp của theophylin và ethylendiamin, tan trong nước gấp 20 lần so với theophylin đơn độc. Trong điều trị cơn hen nặng, tiêm tĩnh mạch aminophylin rất chậm (ít nhất trong 20 phút) .

3.2. Chống chỉ định và thận trọng

– Chống chỉ định: quá mẫn với thuốc, loét dạ dày-tá tràng tiến triển, rối loạn Chuyển hóa porphyrin, động kinh không kiểm soát được .

– Thận trọng: bệnh tim, tăng huyết áp, cường giáp, tiền sử loét dạ dày-tá tràng, suy gan,động kinh, có thai và cho con bú, người cao tuổi, đang bị sốt, dùng cùng các thuốc ức chế enzym chuyển hóa thuốc ở gan .

– Tác dụng không mong muốn: thường gặp nhịp tim nhanh, tình trạng kích thích, bồn chồn, buồn nôn, nôn. ít gặp: kích ứng đường tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, run, co giật, loạn nhịp tim, hạ huyết áp, phản ứng dị ứng .

– Liều dùng: viên theophylin giải phóng chậm (theostat, Nuelin SA): mỗi lần uống 200-400 mg, cách 12 giờ uống 1 lần. Hen ban đêm: uống một lần duy nhất vào buổi tối với liều bằng tổng liều dùng trong một ngày. Aminophylin:  Tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất trong 20 phút liều 5 mg/ kg .

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
GẶP BÁC SĨ QUEN CỦA CON, BỐ THOÁT U XƠ THANH QUẢN, TÌM LẠI "GIỌNG CA VÀNG" GẶP BÁC SĨ QUEN CỦA CON, BỐ THOÁT U XƠ THANH QUẢN, TÌM LẠI "GIỌNG CA VÀNG" 01:08
GẶP BÁC SĨ QUEN CỦA CON, BỐ THOÁT U XƠ THANH QUẢN, TÌM LẠI "GIỌNG CA VÀNG"
 Đó là trường hợp của anh Bùi Ngọc Hòa - 37 tuổi - Hà Nội. Bệnh lý U xơ dây thanh quản từng khiến giọng anh Hòa rất ồm, ngày càng khó nghe. Từ...
 3 năm trước
 428 Lượt xem
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? 01:57
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào?
 Hàng năm có khoảng 450 triệu người trên thế giới bị viêm phổi, đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người,...
 3 năm trước
 641 Lượt xem
Tin liên quan
Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?
Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?

Triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp thường có tính tương đồng, điều này gây khó khăn và trở ngại trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây