Thang điểm NEW2 trong cảnh báo sớm dự đoán SEPSIS
Nhiễm khuẩn huyết được định nghĩa là suy cơ quan đe dọa tính mạng do rối loạn điều hòa đáp ứng của vật chủ với nhiễm khuẩn. Suy cơ quan được xác định là một thay đổi cấp tính với tổng số điểm SOFA ≥ 2, hậu quả của nhiễm khuẩn huyết. Khi điểm SOFA ≥ 2, phản ánh nguy cơ tử vong tăng 10% trong nhiễm khuẩn huyết.
Nhiễm khuẩn huyết là nguyên nhân nguyên phát của tử vong trong nhiễm trùng. Nhiễm khuẩn huyết (NTH) là một hội chứng, khác biệt với nhiễm trùng ở chỗ: đáp ứng (của ký chủ) đối với nhiễm trùng bị mất kiểm soát và có hiện diện tình trạng rối loạn chức năng cơ quan. Rối loạn chức năng cơ quan trong NTH có thể kín đáo. Kiểu hình lâm sàng và sinh học của NTH có thể thay đổi tùy theo bệnh nền, thuốc và can thiệp điều trị. Một số nhiễm trùng có thể chỉ có rối loạn chức năng cơ quan, không có đáp ứng toàn thân mất kiểm soát.
Từ năm 1990, người ta nhận thấy bệnh nhân trước khi ngừng tim, thường có thay đổi 1 số dấu hiệu sinh tồn, tổ hợp hàng 10 yếu tố khác nhau với các điểm cắt khác nhau. Khoảng 16 năm sau, mới đưa ra thang điểm cảnh báo sớm, năm 2012 đưa ra thang điểm NEWS, NEWS 2 ra đời năm 2017 và đã tạo được tiếng nói chung ở các nước Châu Âu như là một công cụ để dự báo sớm sepsis.
Trong một số nghiên cứu mới thì NEWS2 là một công cụ lâm sàng tỏ ra vượt trội so với qSOFA và SIRS trong tầm soát sepsis giai đoạn sớm khi chưa có xét nghiệm để đánh giá, hay ban đầu chưa có tổn thương cơ quan.
Thang điểm NEWS 2 gồm 6 thông số như sau, và ưu điểm là có thể theo dõi được tình trạng tăng thán khí trên bệnh nhân COPD khi có sự thay đổi oxy máu và tăng thán khí: tần số hô hấp, độ bão hòa oxy máu mao mạch, huyết áp, mạch, nhiệt độ, và tri giác.
Mỗi thông số sẽ được tính điểm dựa vào sự thay đổi tương ứng. Bảng điểm NEWS2 tuy có 6 thông số, nhưng không cần phải nhớ, khi áp dụng thực hành có thể tải app (MD+ CALC) về trên điện thoại và rất dễ sử dụng, rất linh hoạt.
Khi điểm NEWS2 ≥ 5, cần protocol đánh giá theo dõi sát tình trạng lâm sàng sát mỗi giờ, phải tầm soát bệnh nhân đang có trong tình trạng nhiễm khuẩn huyết không?
NEWS2 ≥ 5, tỷ lệ nhập viện và tử suất là 23% so với (NEWS2) <5 điểm là 8%. Tử suất trong vòng 30 ngày tăng lên 11,3% so với 5,5% khi NEWS2 tăng trên 5 điểm.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Nếp gấp màu trắng trên mí mắt sau 6 tháng cắt mí
Dạ em có cắt mí được 6 tháng rồi ạ. Thì sau khi cắt mí 6 tháng, ở mắt phải (mắt khoanh tròn) em thấy có nếp gấp màu trắng ở đó còn mắt trái không có. Em không biết sau này có hết không ạ? Ảnh em nhắm mắt là sau 4 tháng thì cả hai mắt có đường màu trắng nhưng sau thì mắt trái hết rồi ạ. Và có một thắc mắc khác là lúc em cắt chỉ sau 7 ngày thì thấy mắt phải (mắt khoanh tròn), đường mí không vào đầu mắt ạ, còn mắt trái thì vào đầu mắt nên tự nhiên hơn, em không biết sau này nếu sửa lại thì có sửa cho mí mắt phải vào đầu mắt được không ạ?
- 0 trả lời
- 497 lượt xem
Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bạn có biết tại sao tim lại đập nhanh hơn hay tại sao lòng bàn tay bị đổ mồ hôi khi phải đối mặt với một tình huống căng thẳng không? Đó là do phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp lo âu, căng thẳng.