1

Tế bào nào dài nhất trong cơ thể người?

Tất cả các cơ quan trong cơ thể con người đều cấu tạo bằng tế bào. Số lượng tế bào trong cơ thể người rất lớn, lên đến khoảng 75 nghìn tỉ. Có nhiều loại tế bào khác nhau về hình thái, kích thước, chức năng... Vậy tế bào dài nhất trong cơ thể người là tế bào nào?

1.Hình dáng và cấu tạo của tế bào trong cơ thể người

Các tế bào trong cơ thể người khác nhau về hình dạng:

  • Hình cầu (tế bào trứng);
  • Hình đĩa (hồng cầu);
  • Hình khối (tế bào biểu bì);
  • Hình nón, hình que (tế bào võng mạc);
  • Hình thoi (tế bào cơ);
  • Hình sao (tế bào thần kinh — nơron);
  • Hình sợi (tóc, lông);
  • Hình dạng giống các sinh vật khác (bạch cầu, tinh trùng)...

Các tế bào trong cơ thể người khác nhau về kích thước: dài, ngắn, lớn, bé... và chức năng của các tế bào cũng khác nhau tùy theo vị trí tồn tại của chúng ở cơ quan nào, hoặc ngay cả ở trong cùng một cơ quan thì chức năng của tế bào cũng khác nhau. Mặc dù khác nhau về nhiều mặt nhưng nhìn chung tế bào trong cơ thể người đều được cấu thành từ 3 phần cơ bản là: màng sinh chất, chất tế bào và nhân.

Tế bào nào dài nhất trong cơ thể người?
Một số tế bào trong cơ thể con người

 

1.1. Màng sinh chất

Là lớp màng bao bên ngoài tế bào, thành phần chính gồm protein và lipit. Màng sinh chất giúp tế bào trao đổi chất với môi trường xung quanh;

1.2. Chất tế bào

Bên trong lớp màng sinh chất là chất tế bào, chứa nhiều bào quan và chất phức tạp. Những hoạt động của tế bào chủ yếu diễn ra trong chất tế bào. Các bào quan chính là lưới nội chất, ti thể, ribôxôm, bộ máy Gôngi, trung thể:

  • Lưới nội chất là một hệ thống các xoang và túi dẹp có màng bao bọc. Lưới nội chất gồm lưới nội chất hạt (có thể mang các ribôxôm) hoặc lưới nội chất trơn. Chức năng chính của lưới nội chất là môi trường liên kết giữa các bào quan, tổng hợp và vận chuyển các chất;
  • Ri-bô-xôm: Nằm trên lưới nội chất hạt hoặc trôi trong bào tương. Cấu tạo từ hai tiểu đơn vị chứa rARN và là nơi sinh tổng hợp protein;
  • Ti thể: Bao gồm nhiều nếp gấp tạo thành các mào chứa chất nền, được bao bọc bởi 2 lớp màng. Chức năng của ti thể là tham gia hô hấp tế bào tạo ATP;
  • Bộ máy Gôngi: Là một hệ thống nhiều túi màng dẹt xếp chồng lên nhau. Nhiệm vụ chính là thu nhận, hoàn thiện, phân phối, tích trữ các sản phẩm;
  • Trung thể: Nhiệm vụ của trung thể là tham gia vào quá trình phân chia tế bào.

1.3. Nhân

Có dạng bầu dục hoặc hình cầu, được bao bọc bởi màng nhân bên ngoài và có dịch nhân và nhiều nhân con bên trong:

  • Chất nhiễm sắc: Bên trong dịch nhân và là chất cấu tạo thành nhiễm sắc thể, chứa ADN đóng vai trò di truyền;
  • Nhân con: Chứa các rARN tạo thành ribôxôm, đóng vai trò quan trọng trong tế bào.

2.Thành phần hóa học của tế bào

Tế bào cấu tạo từ nhiều chất hữu cơ và vô cơ khác nhau. Trong đó quan trọng nhất vẫn là các chất hữu cơ:

  • Protein (chất đạm): Là một phức chất cấu tạo từ các nguyên tố hóa học cacbon (C), hydro (H), oxy (O), nitơ (N), lưu huỳnh (S) và một số nguyên tố khác. Protein được xem là một đại phân tử, đây là thành phần quan trọng có mặt trong tất cả các tế bào;
  • Glucid (chất đường bột): Bao gồm các nguyên tố C, H và O. Trong cơ thể, glucid ở dưới dạng đường glucose (trong máu) và glycogen (có ở gan và cơ);
  • Lipid (chất béo): Tồn tại ở nhiều cơ quan, gồm 3 nguyên tố chính là C, H, O nhưng tỉ lệ khác với glucid. Lipit là chất dự trữ của cơ thể.
  • Axit nucleic (ADN hay ARN) chủ yếu có trong nhân tế bào, đây là các đại phân tử đóng vai trò quan trọng trong quá trình di truyền.

3.Tế bào nào dài nhất trong cơ thể người?

Để biết được tế bào nào dài nhất trong cơ thể người, chúng ta hãy cùng liệt kê một số kích thước của các tế bào lớn trong cơ thể:

  • Tiểu cầu dài: 2 - 3 micromet;
  • Hồng cầu dài: 6.2 - 8.2 micromet;
Tế bào nào dài nhất trong cơ thể người?
Tế bào thần kinh có thể dai đến 1 mét

 

  • Tế bào da dài: 7 - 12 micromet;
  • Tế bào gốc phôi thai dài: 12 - 13 micromet;
  • Bạch cầu hạt dài: 12 - 17 micromet;
  • Bạch huyết bào dài: 7 - 20 micromet;
  • Bạch cầu mono dài: 20 micromet;
  • Đại thực bào dài: 20 - 30 micromet;
  • Tế bào sụn dài: >20 micromet;
  • Tế bào mỡ dài: 100 micromet;
  • Tế bào gốc dài: 50 - 200 micromet;
  • Tinh trùng dài: 50 - 60 micromet;
  • Tế bào trứng dài: 100 - 200 micromet;
  • Tế bào cơ tim dài: 50 - 100 micromet;
  • Tế bào cơ trơn dài: 600 micromet;
  • Tế bào cơ xương: 10 - 40 milimet;
  • Tế bào thần kinh có thể dài đến 1 mét.

Như vậy có thể thấy, tế bào thần kinh là tế bào dài nhất trong cơ thể con người. Nơ-ron là đơn vị cơ bản cấu tạo nên hệ thần kinh của hầu hết các loài động vật và là thành phần quan trọng bậc nhất của não, có khả năng cảm ứng, phát ra xung động thần kinh và dẫn truyền xung điện.

Ước tính có khoảng 100 tỷ nơron trong não con người. Nơron là những tế bào dài nhất trong cơ thể người, có độ biệt hóa cao nên mất đi trung thể và khả năng phân chia, tuy nhiên nơron có khả năng tái sinh lại phần cuối của sợi trục trong những trường hợp bị thương tổn.

4.Hoạt động sống của tế bào

Tế bào nào dài nhất trong cơ thể người?
Các tế bào trong cơ thể người đều được cung cấp dinh dưỡng từ hệ thống mạch máu

 

Hoạt động sống của các tế bào trong cơ thể bao gồm nhiều quá trình như đồng hóa và dị hóa, sinh sản và cảm ứng, sinh trưởng và phát triển.

Mỗi tế bào trong cơ thể người đều được cung cấp dinh dưỡng từ hệ thống mạch máu. Đồng thời, trong mỗi tế bào quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ phức tạp từ những chất đơn giản luôn luôn diễn ra.

Tương ứng với tổng hợp là sự phân giải các hợp chất hữu cơ thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động. Hai quá trình tổng hợp và phân giải được gọi là đồng hóa và dị hóa. Chúng được xem là hai hoạt động sống quan trọng nhất của tế bào.

Ngoài ra, để duy trì tế bào cũng phải sinh sản bằng cách phân chia trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo nên những tế bào mới. Khả năng thu nhận và phản ứng trước các kích thích bên ngoài được gọi là quá trình cảm ứng.

Mặt khác, các tế bào sinh sản nhanh chóng để cơ thể sinh trường, phát triển. Quá trình này diễn ra nhanh và mạnh ở người trẻ và chậm lại ở người trưởng thành. Song song đó, tế bào trong cơ thể người cũng chết đi và được thay thế bằng các tế bào mới.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Video có thể bạn quan tâm
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN 03:00
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN
Vắc xin Varilrix dành cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn - duy nhất có tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, cho hiệu quả phòng bệnh lên đến...
 3 năm trước
 731 Lượt xem
Tin liên quan
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây