Tâm sự đầy tiếc nuối của bệnh nhân ung thư phổi hút thuốc lá hàng chục năm- Bệnh viện K
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 90% bệnh nhân mắc ung thư phổi đều hút thuốc lá. Trong khói thuốc lá có khoảng 4000 hoạt chất gây độc hại cho cơ thể, đặc biệt chất 3-4 benzopyzen là chất gây ung thư rất rõ trong thực nghiệm. Vì vậy có những bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư phổi nhưng họ không hút thuốc, mà có thể họ đã tiếp xúc với một số lượng đáng kể khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động, hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài).
Như trường hợp bệnh nhân này, anh Bùi Văn Hùng, 33 tuổi quê tại Ninh Bình, anh chỉ đến khám tại Bệnh viện K khi thấy triệu chứng tức ngực, khó thở, người mệt mỏi và được các bác sỹ cho biết có u ác ở phổi. Khai thác nhanh bệnh sử, anh cho biết “Tôi hút thuốc lá từ năm 18 tuổi, hiện giờ là được 15 năm, ngày hút nhiều nhất là 1,5 đến 2 bao thuốc. Biết thuốc lá có hại, tôi cũng không hút nữa mà chuyển sang hút thuốc lá điện tử thì 6 tháng sau phát hiện ung thư phổi. Đến khi bị bệnh thì tôi mới bỏ hẳn thuốc lá, giờ rất ân hận vì nếu biết như thế này tôi sẽ quyết tâm từ bỏ thuốc sớm hơn không để lại hậu quả như bây giờ, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, khiến gia đình thêm lo lắng và gánh nặng này sẽ kéo dài”.
Cùng phòng bệnh với anh Hùng, bác Long Xuân Hiền 60 tuổi quê tại Lạng Sơn phát hiện bệnh 2 khối u ở phổi từ năm 2000, hiện bệnh di căn xương, “Với công việc trước đây thường xuyên làm đêm, tôi hút từ năm 18 tuổi, cứ từ 7h tối đến 5h sáng hôm sau mà tôi hút ít nhất là 2 bao 1 đêm. Khi các con lớn dần, có cháu nhỏ, khuyên mãi nên tôi cũng bỏ được thói quen hút thuốc. Thời gian đầu bỏ thuốc, tôi cũng có lúc nản lòng vì đó là thói quen lâu năm rồi. Đến năm 2000, thấy làm việc nặng là khó thở, tức ngực khi vận động, đi khám thì phát hiện ung thư phổi và đến bây giờ khối u di căn, cuộc chiến của tôi có lẽ còn dài. Giờ ân hận lắm, tôi thấy có lỗi với con cháu và gia đình mình. Giá như tôi không hút thuốc lá thì có lẽ sẽ không để lại hậu quả như thế này”.
Sự an hận, tiếc nuối cho sức khỏe và thời gian của mình cũng như là người thân trong gia đình luôn hiện hữu trên gương mặt đượm buồn của rất nhiều bệnh nhân ung thư phổi đang điều trị tại Bệnh viện K. Bởi việc tránh xa thuốc lá hay từ bỏ thói quen này là vấn đề mỗi người hoàn toàn có thể chủ động làm được. Nhưng đa phần người bệnh điều trị ung thư phổi tại bệnh viện K lại chỉ từ bỏ thói quen này khi đã có dấu hiệu mắc bệnh. Để bây giờ, trong câu chuyện hàng ngày các bệnh nhân chỉ thường nhắc đến “Giá như ngày xưa bỏ thuốc sớm hơn ....”
Câu chuyện của 02 bệnh nhân này đã được ghi hình và sẽ phát trên kênh fanpage và Youtube của Bệnh viện K. Kính mong Quý người bệnh cùng gia đình và người dân quan tâm cùng theo dõi, chia sẻ để lan tỏa thông điệp “Nói không với thuốc lá”
Nguồn tham khảo: Bệnh viện K
Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, khi bạn nghe ai đó bị ung thư phổi, bạn có thể cho rằng anh ta hút thuốc lá. Nhưng thực tế nhiều hơn thế.
Yêu cầu bất cứ ai nêu ra nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư phổi, và họ có thể biết câu trả lời: hút thuốc lá. Nhưng bạn có nhiều khả năng bị “chưng hửng” nếu bạn hỏi họ về nguyên nhân phổ biến thứ hai.
Có rất nhiều thứ bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi. Điều thứ nhất cần làm là không hút thuốc và tránh khói thuốc lá của người khác.
Một số bệnh ung thư phổi có thể sản xuất một hoóc môn hoặc chất nhất định như calci với nồng độ trong máu cao bất thường.