1

Sự thay đổi của tử cung trong suốt quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, tử cung là cơ quan bị ảnh hưởng và có nhiều thay đổi nhất. Đây là nơi chứa đựng bào thai và nuôi dưỡng thai nhi phát triển (bao gồm phôi thai, nước ối và nhau thai). Điều này nhờ vào tính đàn hồi của các giải mô trong cấu tạo của tử cung. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về sự thay đổi của tử cung trong quá trình mang thai.

1. Vì sao chiều dài tử cung khi mang thai có thể thay đổi được?

Khi mang thai, tử cung là nơi để trứng đã thụ tinh làm tổ và phát triển. Do đó, tử cung cũng phát triển theo để thích nghi với sự phát triển của bào thai. Chiều dài tử cung khi mang thai có thể thay đổi được mà không gây khó khăn đối với các cơ quan khác là nhờ tính đàn hồi của các cơ thành bụng đang căng ra; bên cạnh đó, các cơ quan khác cũng thích ứng tốt với vị trí mới khi bị tử cung đẩy ra. Nhờ đặc tính này mà thai nhi có thể lớn và phát triển trong bụng mẹ.

2. Chiều dài tử cung khi mang thai thay đổi như thế nào?

Tử cung là cơ bắp nhỏ nằm trong xương chậu của phụ nữ. Khi mang thai, tử cung có kích thước từ 7,5 x 5 x 2,5 cm đến 30 x 23 x 20 cm, trọng lượng từ 50g đến 1kg và đạt khối lượng từ 6ml đến 5 lít. Quá trình thay đổi chiều dài của tử cung khi mang thai như sau:

  • Bình thường, tử cung có hình dáng giống quả lê. Ở tháng đầu tiên của thai kỳ, tử cung không to lên đáng kể và được mô tả như một quả quýt lớn;
  • Tháng thứ 2 của thai kỳ: Tử cung to lên như một quả cam;
  • Tháng thứ 3 của thai kỳ: Tử cung có dạng giống hình cầu. Với sự thay đổi về chiều dài tử cung khi mang thai, lúc này thai phụ có thể nhìn thấy tử cung hiện rõ ở phía trên vùng mu. Đến tuần thứ 11 của thai kỳ, tử cung to bằng nắm tay và đè lên bàng quang, khiến cho mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn và gây táo bón, trĩ...;
  • Tháng thứ 4 của thai kỳ: Tử cung đã có sự thay đổi khá rõ, chiều cao của tử cung đạt tới giữa khoảng cách vùng mu và rốn. Đến tuần 14, tử cung đã to như một quả bưởi;
  • Tháng 5 - 6 của thai kỳ: Chiều dài tử cung khi mang thai thay đổi và đã cao tới rốn;
Sự thay đổi của tử cung trong suốt quá trình mang thai
Tháng 5 - 6 của thai kỳ: Chiều dài tử cung khi mang thai thay đổi và đã cao tới rốn

  • Tháng thứ 7 của thai kỳ: Tử cung có hình dạng giống quả lê lộn ngược và đã cao vượt lên trên rốn khoảng 4 - 5 cm. Khi tử cung ngày càng cao lên trong khoang bụng thì da bụng bắt đầu giãn ra và lúc này sự phát triển của thai nhi có thể gây rối loạn tiêu hóa cho mẹ do sức ép từ dưới lên;
  • Tháng thứ 8 của thai kỳ: Lúc này tử cung đã cao đến giữa chỏm xương ức và rốn;
  • Tháng thứ 9, khi chuẩn bị sinh: Đây là lúc chiều dài tử cung khi mang thai đạt kích thước lớn nhất. Tuy nhiên, thai phụ cũng có thể có cảm giác tử cung đã bắt đầu đi xuống trở lại vào 2 đến 3 tuần trước khi sinh. Khi sức ép của bụng giảm xuống thì việc hô hấp sẽ dễ dàng hơn.

3. Sự thay đổi của cổ tử cung khi mang thai như thế nào?

Ngoài sự thay đổi về kích thước và vị trí trong thai kỳ, cổ tử cung - một phần của tử cung còn có những thay đổi sau:

  • Từ tuần thứ 4 của thai kỳ, cổ tử cung sẽ dần thay đổi về cả màu sắc lẫn kết cấu;
  • Sau khi trứng thụ tinh được 5 tuần, cổ tử cung bắt đầu hình thành một nút nhầy để giúp tử cung giữ bào thai và tránh bị những tác nhân bên ngoài gây viêm nhiễm.

Chiều dài tử cung khi mang thai thay đổi rất nhiều. Khi thai nhi càng lớn, tử cung càng giãn rộng và khiến vùng thắt lưng của mẹ bầu bị trũng xuống, khiến thai phụ thường có cảm giác đau lưng. Do đó, các thai phụ hãy tập luyện thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên để cơ bụng chắc hơn, giúp vùng thắt lưng thoải mái, tránh đau lưng. Sau khi sinh, mẹ bầu có thể kiểm tra lại vị trí tử cung vì tử cung sẽ trở về vị trí ban đầu.

XEM THÊM:

  • Những điều bạn có thể chưa biết về tử cung
  • Thay đổi ở hệ tiết niệu khi mang thai
  • Sự phát triển của thai nhi tuần 14

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Video có thể bạn quan tâm
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh 03:22
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh
Video hướng dẫn về cấy que tránh thai
 3 năm trước
 978 Lượt xem
Tin liên quan
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng tinh dầu, bao gồm cả tinh dầu khuynh diệp trong thời gian mang thai nhưng khuynh diệp là một loại thảo dược tương đối an toàn với phụ nữ mang thai nếu sử dụng đúng cách.

Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất
Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất

Chăm sóc vùng kín là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ. Các vấn đề xảy ra với âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và độ pH âm đạo là yếu tố rất quan trọng. Đo độ pH có thể giúp chẩn đoán, theo dõi và điều trị viêm âm đạo

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây