1

Sinh thiết màng phổi - bệnh viện 103

1. Lịch sử

Sinh thiết màng phổi mù được thực hiện từ 1955 bằng kim Sillivermann. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều các loại kim sinh thiết màng phổi được chế tạo. Một số loại kim sinh thiết màng phổi thường được áp dụng như kim Cope, kim Abrams, kim Tru-cut, Kim Castelain, kim Boutin. Trên thế giới người ta ưa sử dụng nhất hai loại kim là: Abrams và Castelain .

Mỗi loại kim sinh thiết là một qui trình kỹ thuật riêng. Nguyên lý chung của kỹ thuật này là cấu tạo của kim ít nhất có hai bộ phận: bộ phận nòng kim, để đâm qua thành ngực, đồng thời cũng là điểm tựa để cắt bệnh phẩm. Bộ phận thứ hai là lưỡi cắt, đặt bên trong của nòng cắt, kéo ra hoặc đẩy vào hai bộ phận này, khi áp sát vào màng phổi lá thành, sẽ cắt được các mảnh bệnh phẩm to hay bé.

Hiện nay sinh thiết màng phổi vẫn được coi là một biện pháp chẩn đoán mang tính hiện đại. Kỹ thuật này ít nguy hiểm, nên nó được chỉ định rộng rãi trong chẩn đoán các nguyên nhân tràn dịch màng phổi .

Năm 1955, De Fancis, Albane, Klosk đề xuất việc sinh thiết màng phổi (STMP) bằng kim. Những năm sau đó, kỹ thuật STMP bằng kim Abrams được phổ biến đã chứng minh rằng có sự khác biệt giữa những tổn thương lao ở phổi với những tổn thương lao ở màng phổi. Sau đó kỹ thuật này được áp dụng rộng rãi để chẩn đoán lao màng phổi nhờ các loại kim như Abrams, Cope, Castelain…

Sinh thiết màng phổi là việc sử dụng kim sinh thiết (sinh thiết màng phổi kín hay còn được gọi là sinh thiết màng phổi mù), hoặc kìm sinh thiết (sinh thiết màng phổi khi nội soi khoang màng phổi) .

2. Các kỹ thuật sinh thiết màng phổi

2.1. Sinh thiết màng phổi kín (hoặc còn được gọi là sinh thiết màng phổi mù)

Dùng kim sinh thiết màng phổi (kim castelain, abram hoặc cope) chọc qua thành ngực vào vùng có dịch ở khoang màng phổi. Sau khi đã chắc chắn đưa được kim dẫn đường vào khoang màng phổi, nòng của kim dẫn đường được rút ra, sau đó kim cắt được đưa vào để cắt bệnh phẩm. Mỗi lần sinh thiết thường lấy 3-4 mảnh để gửi xét nghiệm mô  bệnh học .

Ưu điểm: dễ triển khai .

Nhược điểm: do là sinh thiết màng phổi mù, nên có thể sinh thiết không đúng vị trí tổn thương, bên cạnh đó có thể có tai biến như chảy máu, tràn khí màng phổi, nhiễm trùng .

2.2. Sinh thiết màng phổi qua nội soi

Thực hiện khi nội soi lồng ngực, đưa ống soi quan sát khắp bề mặt màng phổi, khi phát hiện tổn thương, tiến hành sinh thiết bằng kìm. Vị trí sinh thiết thường là phần màng phổi bám vào thành ngực, bên dưới là xương sườn để tránh nguy cơ cắt vào các mạch máu ở khoang liên sườn .

Ưu điểm: giúp sinh thiết chính xác tổn thương, do vậy làm gia tăng khả năng chẩn đoán. Giúp giảm tỷ lệ tai biến do sinh thiết được tiến hành khi nhìn rõ vị trí sinh thiết .

Nhược điểm: bệnh nhân phải chịu thêm cuộc phẫu thuật, giá thành kỹ thuật cao .

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? 01:57
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào?
 Hàng năm có khoảng 450 triệu người trên thế giới bị viêm phổi, đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người,...
 3 năm trước
 667 Lượt xem
Tin liên quan
Viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, thường là sau khi bị nhiễm trùng hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Nếu bạn cho rằng con của bạn có thể bị viêm phổi, hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay.

Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?
Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?

Triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp thường có tính tương đồng, điều này gây khó khăn và trở ngại trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây