Phương pháp điều trị và các biện pháp phòng ngừa bệnh lý ở lưỡi - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Bệnh viện Hoàn Mỹ
12:20 EDT Chủ nhật, 29/08/2021
I. Nguyên nhân
- Bất thường về giải phẫu làm lưỡi thay đổi hình dạng như to lên, dài ra hay bị nứt...
- Nhiễm trùng: Thường do virus, nấm hay vi khuẩn.
- Chấn thương: Thường gặp do tai nạn giao thông, đánh nhau, cắn phải lưỡi khi nhai hay do răng quá sắc...
- Suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS hoặc dùng corticosteroid lâu ngày...
- Suy dinh dưỡng do chế độ ăn không hợp lý dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt, thiếu vitamin B12 hay Folate...
- Ung thư: Thường gặp là dạng carcinoma tế bào vẩy, hiếm hơn là Lymphoma dạng Non-Hodgkin hay Kaposi’s sarcoma.
- Do thuốc như: thuốc hạ huyết áp, corticosteroid, NSAID...
- Bệnh về máu hay bệnh toàn thân...
II. Điều trị chung và các biện pháp phòng ngừa
Ða số các bệnh lý của lưỡi thường nhẹ, lành tính, chủ yếu là gây nên những khó chịu, phiền toái cho bệnh nhân. Ðiều trị triệu chứng vẫn là chủ yếu.
1. Các phương pháp điều trị thường được áp dụng là
- Súc miệng: Có rất nhiều loại dung dịch súc miệng được bán ở các nhà thuốc như Chlorhexidine gluconate 0,2% hay đơn giản và thuận tiện hơn là súc miệng bằng nước muối cũng có hiệu quả.
- Các thuốc bôi tại chỗ: Có thể sử dụng corticoid bôi tại chỗ như Triamcinolone acetonide 0,1% hay Hydrocortisone hemisuccinate lozenges 2,5mg bôi vào chỗ loét hay sang thương 4 lần/ngày.
- Các thuốc uống toàn thân: Kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn, thuốc kháng virus như Acylovir hay thuốc kháng nấm khi bị nhiễm nấm. Tuy nhiên liều lượng và cách dùng vẫn phải do các bác sĩ và dược sĩ chỉ định.
Các biện pháp khác
- Khi bị chấn thương, nếu thấy chảy máu nhiều thì phải lập tức đến bệnh viện ngay.
- Những trường hợp bất thường về giải phẫu có thể đến bệnh viện để được phẫu thuật chỉnh hình.
- Ngưng ngay các thuốc đang uống nếu nghi ngờ nguyên nhân là do thuốc.
- Các trường hợp khối u sẽ được phẫu thuật hay xạ trị.
2. Phòng ngừa
- Vệ sinh răng miệng đều đặn, súc miệng nước muối thường xuyên.
- Không được tự tiện dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Cần ăn uống đầy đủ các chất, có thể dùng viên vitamin mỗi ngày.
- Nếu thấy có vết loét lâu ngày không lành hay khối u bất thường thì phải đến khám bác sĩ ngay.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
03:14
“BẬT MÍ” CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ NHỎ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
Viêm tai giữa là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa, thường xuất phát sau viêm mũi họng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi...
3 năm trước
579 Lượt xem
06:04
Bác sĩ gần 40 năm kinh nghiệm chia sẻ cách phòng bệnh tai mũi họng cho trẻ
“BÍ KÍP” PHÒNG BỆNH TAI MŨI HỌNG CHO TRẺ NHỎ
3 năm trước
560 Lượt xem
03:02
VIÊM TAI Ứ DỊCH - CĂN BỆNH PHỔ BIẾN MẸ KHÔNG NÊN CHỦ QUAN
Viêm tai ứ dịch dễ gặp nhất là ở độ tuổi từ 6 tháng đến 4 tuổi. Đa số trẻ được điều trị khỏi trong vòng 3 tháng. Nhưng có đến 30 - 40% trong số đó...
3 năm trước
766 Lượt xem
10:14
Cắt amidan tại Thu Cúc: An tâm ngay cả khi có tiền sử bệnh nền
Cắt amidan tại bệnh viện Thu Cúc được áp dụng công nghệ dao plasma plus hiện đại giúp giảm thiểu đau, chảy máu. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân...
3 năm trước
796 Lượt xem
13:59
Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Trẻ nhỏ viêm amidan, viêm VA cần xử lý thế nào?
3 năm trước
722 Lượt xem
Tin liên quan
Dầu ô liu có thực sự giúp loại bỏ ráy tai và điều trị nhiễm trùng tai?
Dầu ô liu là một trong những loại dầu ăn được sử dụng phổ biến nhất và là loại thực phẩm chính ở nhiều nước trên thế giới. Dầu ô liu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và các bệnh khác. Thậm chí, dầu ô liu còn được sử dụng để loại bỏ ráy tai và điều trị nhiễm trùng tai.