1

Nôn nặng ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi - bệnh viện 103

1. Nôn nặng ra sữa

1.1. Hẹp môn  vị do phì đại cơ ( Stenose hyper trophyque de pylore,  Infastile pyloric stenosis)

Hay gặp ở trẻ trai và trẻ đầu lòng (40%)

  • Có thời gian trống (trung bình sau đẻ 2 tuần) khoảng trống này ngắn vài ngày sau đẻ đến 1 tháng sau đẻ mới nôn nặng
  • Có triệu chứng nôn nặng và chụp dạ dày để xác định: sau 3 ngày điều trị thử bằng Diazepam (uống) không khỏi để phân biệt với co thắt môn vị.
  • Mổ sớm, mổ u cơ môn vị ngoài niêm mạc.

1.2. Thoát vị trượt qua khe thực quản

(Lạc chỗ tâm phình vị – Thực quản – Phình vị lớn) -Duhamel (1953)

Nguyên nhân:

  • Do dây chằng cố định tâm phình vị và thực quản bụng bị lỏng lẻo bởi các động tác hô hấp cuốn hút về lồng ngực, tâm vị dễ dàng đi qua khe thực quản trượt lên trung thất, góc Hisngayf càng vuông rồi tù, một cơ chế van có cực ở phần nối tiếp thực quản với phình vị lớn nên có luồng trào ngược dạ dày thực quản, lâu dần tạo thành túi thoát vị, tâm vị lằm trên cơ hoành do luồng trào ngược gây nên…….về hẹp thực quản
  • Bệnh xuất hiện ở lứa tuổi 3- 9 tháng điều trị chủ yếu nội khoa theo tư thế về chế độ ăn: ăn đặc hơn, ngay sau bế bé tư thế đứng khoảng nửa giờ.
  • XQ: Thấy tâm vị nằm hẳn trên cơ hoành, hình thành túi thoát vị, …trung thành, nổi rõ tia máu thì phải mổ.
  • Mổ phần tiếp thực quản bụng đi qua tâm vị xuống tái tạo lại góc His và khâu lại khe thực quản.

1.3. Co thắt tâm vị

Nguyên nhân:

  • Do bị thoái hoá ….thần kinh Auerbach của 1/3 dưới, thức ăn không chuyển tiếp xuống dạ dày vì trẻ nôn nặng…. Do trào ngược, bệnh hay gặp trẻ nhỏ sau đẻ đến 3 tuổi
  • Do hơi nuốt vào ít nên thường không có bóng hơi dạ dày thực quản dãn to, 1/3 dưới hẹp như sợi chỉ
  • Phẫu thuật: mổ cơ thực quản ngoài niêm mạc theo phẫu thuật Heller, rạch thanh mạc cơ thực quản 2- 3 cm. Khâu mép trái cơ thực quản với phình vị lớn 3- 4 mũi chỉ lụa 4-5/0

1.4. Các dạng hiếm gặp.

  • Teo môn vị, môn vị có màng ngăn, không có lỗ. Trẻ nôn ra sữa, chụp có hình mức nước hơi.
  • Hẹp môn vị do màng ngăn niêm mạc có lỗ. Tuỳ kích thước lỗ màng ngăn mà có triệu chứng sớm hay muộn.
  • Teo tá tràng trên bóng Valter.

2. Nôn nặng ra dịch mật

Nguyên nhân: Do tắc tá tràng dưới bóng Valter.

2.1. Teo tá tràng dưới bóng Valter.

Trẻ sơ sinh nôn ra dịch mật.

  • Có sóng nhu động điển hình ở vùng thượng vị.
  • Xquang: Có 2 mức nước- hơi điển hình: 1 dưới gan tương ứng với tá tràng, 1 dưới hoành trái (của dạ dày).
  • Phẫu thuật: mổ nối tá hỗng tràng qua mạc treo đại tràng ngang.

2.2. Tắc tá tràng do vòng đai tụy.

Nguyên nhân:

  • Thời kỳ bào thai do tồn tại phần tụy bụng đáng lẽ ra được kéo sang trái để gắn liền với phần lưng tuỵ bào thai định hình quanh tá tràng.
  • Trong đai tụy thường có ống Wirsung gây hẹp lòng tá tràng. Khi mổ cắt đai tụy, dễ cắt phải ống Wirsung. Hay gặp ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi và có thể ở tuổi lớn khi đai tụy không hoàn toàn.

Xquang: Có 2 mức nước- hơi.

Phẫu thuật: Nối tá hỗng tràng.

2.3 Tắc tá tràng do hẹp môn vị hoặc do màng ngăn niêm mạc.

Trong thời kỳ bào thai, ống tiêu hoá, toàn bộ ruột (trùng tràng) quay quanh một trục là động mạch mạc treo tràng trên. Ruột nguyên thủy sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ tới 900 thì toàn bộ ruột non nằm sang bên phải ổ bụng, khi đó toàn bộ đại tràng nằm bên trái. Ở 1800 thì manh tràng tới góc gan, rồi 2700 thì toàn bộ ruột hầu như ở vị trí định hình bình thường và cùng với quay là quá trình dính và cố định ruột.

Do đó nếu ruột ngừng quay ở 900 thường hay gặp * đã có cố định thì từ góc gan có thể có dây chằng cố định vào phúc mạc sau và nó vắt ngang qua phần II tá tràng giữa D2 và D3 gây tắc tá tràng dưới bóng Valter. Đó là dây chằng Ladd.

  • Tắc tá tràng do quay lầm lỗi của ruột có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Xquang: Hình ảnh tắc ruột điển hình, chụp cản quang khung đại tràng thấy khung đại tràng nầm bên trái ổ bụng.
  • Trùng tràng bị xoắn do dây chằng Ladd bó cấp tính, làm nôn nặng*.

2.5 Tắc tá tràng do kẹp động mạch mạc treo tràng trên và động mạch chủ.

  • Động mạch mạc treo tràng trên vắt qua phần nối D3 ­và D4, từ động mạch chủ đi ra theo eo tụy và bờ trái phần dưới đầu tụy.
  • Nếu góc giữa động mạch mạc treo tràng trên và động mạch chủ quá nhọn thì   có kẹp gây tắc tá tràng, hay gặp ở trẻ hơn người lớn; nằm sấp đỡ nôn.

Tóm lại: Trước một trẻ sơ sinh và nhũ nhi nôn nặng cần chú ý ngay để hỏi gia đình nôn ra sữa hay nôn ra mật. Nếu nôn nặng phải tìm nguyên nhân và thường liên quan đến lứa tuổi.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?

Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1555 lượt xem

Trẻ sinh non 34 tuần, 4 tháng đi ngoài phân xanh đen, bết dính và nặng mùi là bị làm sao?

Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2277 lượt xem

Trẻ sinh non chỉ nặng 2,2kg cần uống sữa công thức gì cho mau lớn?

Con em sinh non lúc thai kỳ mới 33 tuần 5 ngày. Hiện tại bé chỉ nặng 2,2kg. Sữa mẹ rất ít nên em muốn bổ sung sữa ngoài cho bé mau lớn. Bác sĩ tư vấn giúp em dòng sữa nào có đủ chất và giúp bé tăng cân không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2846 lượt xem

Trẻ sinh non 36 tuần chỉ nặng 1,7kg, sau 8 tuần nặng 4,3kg và bú ít đi có sao không?

Bé nhà em sinh non khi em mới được 36 tuần. Bé nặng 1,7kg. Sau 8 tuần, bé nặng 4,3kg. Bé nhà em cứ ngậm ti mẹ là ngủ, bú không no nên em cho bé bú bình bằng sữa mẹ vắt ra. Tháng đầu tiên cứ 2 tiếng bé bú một lần, mỗi cữ bú khoảng từ 70-80ml. Nhưng 2 tuần trở lại đây, bé bú ít đi, 3 tiếng mới bú một lần, mỗi cữ chỉ được 40-50ml, cho bú nhiều hơn bé cũng ói ra hết. Bé bú ít và ngủ nhiều hơn. Bé nhà em bú ít đi như thế có sao không ạ? Và cho bé uống sữa trữ tủ lạnh có tốt không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1923 lượt xem

Trẻ sinh đôi 4 tháng tuổi nặng 5,8kg và 6,1kg có bị thiếu cân không?

Em sinh đôi 2 bé lúc 37 tuần rưỡi. Một bé nặng 2,5kg, bé còn lại nặng 2,7kg. Hiện nay 2 bé đã được 4 tháng rưỡi và cân nặng của các bé lần lượt là 5,8kg và 6,1kg. 2 bé có chiều cao khoảng 60cm. Mỗi ngày các bé bú khoảng 700ml sữa ạ. Cho em hỏi các bé như vậy có bị thiếu cân không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  824 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 605 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 842 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 592 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12004 Lượt xem
VÀNG DA SINH LÝ vs VÀNG DA BỆNH LÝ VÀNG DA SINH LÝ vs VÀNG DA BỆNH LÝ 05:09
VÀNG DA SINH LÝ vs VÀNG DA BỆNH LÝ
 2 năm trước
 693 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh xơ nang (Cystic fibrosis - CF) ở trẻ sơ sinh
Bệnh xơ nang (Cystic fibrosis - CF) ở trẻ sơ sinh

Xơ nang (Cystic fibrosis - CF) là một bệnh di truyền, có thể đe dọa đến mạng sống của trẻ. Trẻ mắc bệnh xơ nang có một gen bị lỗi, ảnh hưởng đến chuyển động của muối natri clorua ở trong và ngoài một số tế bào nhất định.

Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh
Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh

Nấm da phổ biến nhất ở trẻ em trên 2 tuổi, nhưng trẻ sơ sinh và người lớn cũng có thể mắc phải.

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì? Biểu hiện của bệnh này như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh
Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh

Trẻ em dưới 5 tuổi - đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi - có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng nếu bị cúm. Mỗi năm khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện vì các biến chứng của cúm như viêm phổi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây