1

Những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Đại cương

  • Rối loạn tiêu hóa (RLTH) là một thuật ngữ thường dùng để chỉ những bất thường về chức năng dạ dày.
  • Nguyên nhân của RLTH rất đa dạng như: bệnh lý của cơ thể, thay đổi chế độ ăn, dùng thuốc… đặc biệt là sự thay đổi chế độ ăn đột ngột của trẻ em khi bắt đầu ăn dặm, sẽ gây nên TLTH thể hiện qua các triệu chứng như: đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống.
  • Với những trẻ thường xuyên có biểu hiện bất thường tại đường tiêu hóa, chắc chắn khả năng cung cấp đủ các chất cho cơ thể bị ảnh hưởng.
  • Trẻ ăn vào ói ra, kém hấp thu… lâu ngày sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và diễn tiến đến suy dinh dưỡng.
  • Vì vậy, những trẻ có biểu hiện RLTH nên được đi khám sớm và đúng chuyên khoa để có hướng điều trị đúng cho trẻ.

Một số bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ em.

Trào ngược dạ dày thực quản

  • Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược những chất chứa trong dạ dày vào trong thực quản.
  • Do cấu trúc giải phẫu dạ dày - thực quản của trẻ nhỏ không giống như người lớn, thực quản thì ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường nên bé rất dễ nôn trớ.
  • Nếu trẻ nôn ít (vài ba ngày mới ọc 1 lần hay 1 ngày ọc 2 lần), vẫn bú khỏe, lên cân tốt thì không sao và hiện tượng trào ngược này sẽ giảm dần khi trẻ lớn.
  • Dù có điều trị hay không thì đến năm 2 tuổi, khoảng 60% trẻ sẽ tự hết, 40% còn lại có thể kéo dài đến 4 tuổi.

Táo bón

  • Táo bón không phải là bệnh, mà chỉ là 1 triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc chỉ là 1 rối loạn cơ năng (thường gặp nhất).
  • Táo bón được định nghĩa khi bé có số lần đi tiêu ít hơn bình thường (thay đổi theo lứa tuổi và mỗi cá nhân) với phân to, cứng, đau khi đi tiêu và đôi khi có máu.
  • Táo bón có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm ruột, thủng ruột… Do đó, cần được khám và tìm nguyên nhân gây táo bón để có điều trị thích hợp.
  • Táo bón rất hay gặp ở trẻ còn nhỏ khi thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoáng, cũng có khi do uống nhiều sữa bò, sữa bột vì ít sữa mẹ. Các cơ bụng và thành ruột cũng có vai trò quan trọng trong việc gây ra táo bón.
  • Những đứa trẻ còi xương, sinh thiếu tháng rất hay bị táo bón.
  • Ở những trẻ lớn hơn, táo bón thường do ăn nhiều thức ăn cứng hoặc không đủ lượng vitamin B1 cần thiết, có khi do lỗ hậu môn bị rạn.
  • Việc cho trẻ ăn nhiều rau quả sẽ giúp cho cơ bụng và thành ruột co bóp tốt hơn
  • Các loại nước ận ép hoặc nước luộc củ cải cũng có tác dụng chống táo bón.
  • Cách đề phòng táo bón tốt nhất là tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào một giờ cố định trong ngày. Các thuốc nhuận tràng chỉ nên uống sau khi hỏi ý kiến của bác sĩ.

Tiêu chảy

  • Khi trẻ đi tiêu ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày thì được coi là tiêu chảy.
  • Là một bệnh thông thường, nhưng nếu bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời.
  • Do đó, điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy là phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất bằng nước oresol và phải tuân thủ hướng dẫn pha oresol, cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày
  • Để phòng bệnh tiêu chảy, cha mẹ cần chú ý đảm bảo vệ sinh cho trẻ, thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau ăn.
  • Còn khi bệnh, ngoài việc bù nước, điện giải tốt nhất, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu giúp tăng cường sức khỏe, trẻ sẽ có đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG? RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG? 05:37
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG?
 Rối loạn tiêu hóa gây ra nhiều vấn đề về cuộc sống sinh hoạt, tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, còn có...
 3 năm trước
 619 Lượt xem
ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI 01:57
ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI
 Chị Phạm Phương Nhung từng đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc nội soi tiêu hóa 2 năm trước đây. Chính từ trải nghiệm thực tế của mình nên khi...
 3 năm trước
 814 Lượt xem
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM 02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
 Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
 3 năm trước
 609 Lượt xem
NỘI SOI PHÁT HIỆN POLYP CHIẾM NỬA CHU VI LÒNG ĐẠI TRÀNG, CÓ DẤU HIỆU LOẠN SẢN NỘI SOI PHÁT HIỆN POLYP CHIẾM NỬA CHU VI LÒNG ĐẠI TRÀNG, CÓ DẤU HIỆU LOẠN SẢN 07:16
NỘI SOI PHÁT HIỆN POLYP CHIẾM NỬA CHU VI LÒNG ĐẠI TRÀNG, CÓ DẤU HIỆU LOẠN SẢN
Nhờ nội soi đại tràng NBI bệnh nhân được phát hiện có polyp kích thước lớn khoảng 3cm, chiếm nửa chu vi lòng đại tràng. Kết quả sinh thiết cho thấy...
 3 năm trước
 876 Lượt xem
NỘI SOI TIÊU HÓA KHÔNG ĐAU KHÔNG NÔN NAO KHÁCH HÀNG ĐỒNG LOẠT CHO 5 SAO NỘI SOI TIÊU HÓA KHÔNG ĐAU KHÔNG NÔN NAO KHÁCH HÀNG ĐỒNG LOẠT CHO 5 SAO 02:09
NỘI SOI TIÊU HÓA KHÔNG ĐAU KHÔNG NÔN NAO KHÁCH HÀNG ĐỒNG LOẠT CHO 5 SAO
 Khách hàng nào cũng rất hài lòng khi đến Thu Cúc trải nghiệm dịch vụ nội soi dạ dày đại tràng siêu êm ái như đi nghỉ dưỡng lại giúp phát hiện...
 3 năm trước
 594 Lượt xem
Có NBI 5P Chẳng ngại ung thư tiêu hóa Giảm tới 40% gói tầm soát sức khỏe Có NBI 5P Chẳng ngại ung thư tiêu hóa Giảm tới 40% gói tầm soát sức khỏe 01:28
Có NBI 5P Chẳng ngại ung thư tiêu hóa Giảm tới 40% gói tầm soát sức khỏe
Chỉ cần để lại TÊN_SĐT để được hỗ trợ tư vấn miễn phí!-----------------------------
 3 năm trước
 452 Lượt xem
Tin liên quan
Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?
Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?

Xuất huyết tiêu hóa dần dần sẽ gây thiếu máu, nôn ra máu hoặc phân có lẫn máu. Chảy máu trong nghiêm trọng thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng và cần can thiệp phẫu thuật.

Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Trào ngược axit có những triệu chứng nào?
Trào ngược axit có những triệu chứng nào?

Trào ngược axit có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường gặp các triệu chứng vào ban đêm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây