1

Những điều cần biết khi muốn phẫu thuật nâng mũi - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Chọn chất liệu 

  • Sụn vành tai nhưng thực tế thì sụn vành tai có số lượng rất nhỏ, chỉ đủ một lớp mỏng bọc ở đầu mũi trong những trường hợp cần làm dài đầu mũi.
  • Sụn sườn có nhiều bất lợi khi sử dụng: phải gây mê lấy sụn, để lại sẹo ở ngực nơi lấy sụn, đôi khi xảy ra biến chứng thủng màng phổi khi lấy sụn, có nguy cơ tiêu bớt và làm cong vẹo, thay đổi dáng mũi theo thời gian,...
  • Xương mào chậu: khi tạo hình để sử dụng thường không được như ý muốn của phẫu thuật viên, đồng thời thêm một vết sẹo nhỏ ở vùng xương chậu.
  • Sụn nhân tạo (silicon) ngày nay rất an toàn, nhiều kiểu dáng, dễ gọt, không thay đổi hình dáng theo thời gian và độ trơ cao, hiếm gây phản ứng thải loại.

Sau phẫu thuật 

  • Không cần kiêng ăn bất cứ loại thực phẩm gì trừ khi dị ứng hoặc chỉ nên kiêng tôm, cua, hải sản, đồ ăn lạ... nếu có cơ địa dị ứng. Không nên động chạm vào mũi, đặc biệt là vết mổ, không nên đeo kính trong khoảng 3 tháng đầu sau mổ.
  • Trong 3 tuần đầu mũi thường sưng nề, tụ máu... làm dáng mũi thay đổi mà không phải là dáng mũi mong muốn.
  • Tư thế nằm ngủ hoàn toàn không ảnh hưởng đến vị trí chất liệu, nằm nghiêng không thể làm lệch mũi như nhiều người vẫn tưởng (nếu có lệch là do nguyên nhân khác).

Các biến chứng 

  • Bầm tím và sưng nề: thường hết sau 1 - 2 tuần.
  • Nhiễm trùng: có thể xuất hiện sớm sau mổ vài ngày hoặc muộn sau vài tuần đến vài tháng, thường biểu hiện bằng sưng đỏ khu trú, bùng nhùng, chảy dịch..., cần xử lý sớm bằng kháng sinh mạnh hoặc tháo chất liệu.
  • Một số biến chứng nữa cũng hay gặp là lệch, cong, quá dài, quá ngắn,... có thể sửa lại, tốt nhất là sửa sau 3 - 6 tháng.
  • Đỏ đầu mũi: nếu không phải là do đặt sống quá cao, quá dài thì có thể là phản ứng chất liệu (hiếm khi xảy ra), cần xử lý theo nguyên nhân.
  • Thủng đầu mũi, tòi chất liệu ra đầu mũi, biến dạng đầu mũi và vách mũi là những biến chứng khá nặng nề làm thay đổi hình dáng mũi ngay cả khi tháo chất liệu hoặc theo dõi không sát, xử lý biến chứng không kịp thời sau mổ.
  • Một phẫu thuật viên dù là giỏi đến mấy cũng không thể khẳng định 100% phẫu thuật không biến chứng.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Ngập tràn hy vọng thoát viêm xoang nặng nhờ phẫu thuật nội soi hiện đại Ngập tràn hy vọng thoát viêm xoang nặng nhờ phẫu thuật nội soi hiện đại 10:26
Ngập tràn hy vọng thoát viêm xoang nặng nhờ phẫu thuật nội soi hiện đại
 Đến bệnh viện Thu Cúc trong tình trạng viêm xoang nặng, tái phát nhiều lần gây khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhưng anh N.V.Q...
 3 năm trước
 474 Lượt xem
Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 13:59
Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Trẻ nhỏ viêm amidan, viêm VA cần xử lý thế nào?
 3 năm trước
 585 Lượt xem
TÌM LẠI SỰ THÔNG THOÁNG CỦA MŨI XOANG NHỜ PHẪU THUẬT NỘI SOI HIỆN ĐẠI TÌM LẠI SỰ THÔNG THOÁNG CỦA MŨI XOANG NHỜ PHẪU THUẬT NỘI SOI HIỆN ĐẠI 10:32
TÌM LẠI SỰ THÔNG THOÁNG CỦA MŨI XOANG NHỜ PHẪU THUẬT NỘI SOI HIỆN ĐẠI
Vượt một quãng đường xa từ Lào Cai xuống Hà Nội, anh P.S đã lựa chọn phương pháp nội soi mũi xoang ưu việt tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, với mong...
 3 năm trước
 650 Lượt xem
Tin liên quan
Dầu ô liu có thực sự giúp loại bỏ ráy tai và điều trị nhiễm trùng tai?
Dầu ô liu có thực sự giúp loại bỏ ráy tai và điều trị nhiễm trùng tai?

Dầu ô liu là một trong những loại dầu ăn được sử dụng phổ biến nhất và là loại thực phẩm chính ở nhiều nước trên thế giới. Dầu ô liu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và các bệnh khác. Thậm chí, dầu ô liu còn được sử dụng để loại bỏ ráy tai và điều trị nhiễm trùng tai.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây