Nhiễm nấm da chân: Đừng chủ quan
1. Nấm da chân là bệnh gì?
Nấm da chân là một bệnh nhiễm nấm thường gặp ở mọi đối tượng và độ tuổi, tuy nhiên, bệnh phổ biến ở nam giới, những người thường xuyên tập luyện thể thao như vận động viên và gặp nhiều ở người trưởng thành hơn trẻ em.
Bệnh nấm da chân có thể lây lan khi dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm nấm. Bệnh có thể xuất hiện dưới các dạng như: viêm kẽ, dày sừng, loét, mụn nước, nấm ở kẽ chân.
2. Nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi gây nấm da chân
Nấm da chân chủ yếu do nấm Trichophyton rubrum gây bệnh, một số ít trường hợp khác là do nấm Candida ở kẽ ngón chân. Ngoài nấm, các yếu tố sau tạo điều kiện thuận lợi để nấm phát triển, lây lan và nhiễm nấm như:
- Môi trường khí hậu ẩm ướt
- Sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm
- Tiếp xúc ở những nơi công cộng như hồ bơi
- Thường xuyên ra nhiều mồ hôi ở chân do nhiệt độ cao, mang giày dép chật, không thoát mồ hôi
- Bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc mắc bệnh tiểu đường
XEM THÊM: Nấm kẽ chân, phải làm sao?
3. Biểu hiện khi nhiễm nấm da chân
Nhiễm nấm da chân thường xuất hiện ở giữa các ngón chân, lòng hoặc mu bàn chân, ở một hoặc cả hai bàn chân, với biểu hiện tùy vị trí bị nhiễm nấm như:
- Viêm ngứa, nứt nẻ, tiết dịch, đóng vảy giữa các ngón chân.
- Hồng, đỏ da ở lòng bàn chân.
- Ngứa, đỏ da, đóng vảy dày sừng, hình tròn, có mụn nước ở mu bàn chân.
- Nổi mụn nước gây đau và ngứa, da bọng nước ở lòng hoặc mu bàn chân.
- Nhiễm nấm da chân nếu không điều trị có thể gây lở loét do mụn mủ tiết dịch, sau khi khô lại thì đóng vảy dày sừng, nứt nẻ gây đau. Những tổn thương này thường xuất hiện ở giữa các ngón chân hoặc lòng bàn chân. Tình trạng nghiêm trọng này thường kết hợp với nhiễm khuẩn.
Đặc biệt, với những người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc mắc bệnh tiểu đường, nhiễm nấm da chân thường gây lở loét bàn chân.
XEM THÊM: Bị viêm da cơ địa thể nặng ở mu bàn chân, lở loét, chảy dịch và ngứa phải làm sao?
4. Điều trị, chăm sóc khi bị nhiễm nấm da chân
4.1 Điều trị nấm da chân
Khi thấy các biểu hiện nêu trên và nghi ngờ nhiễm nấm da chân, người bệnh nên đến thăm khám các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán xác định bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Tránh tự ý mua thuốc về bôi hoặc uống vì bệnh cần chẩn đoán phân biệt với viêm da dị ứng do tiếp xúc, vảy nến hoặc tổ đỉa.
Nếu nhiễm nấm da chân mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định bôi một số loại kem chống nấm như Clotrimazole, Miconazole hoặc Terbinafine trong khoảng 2 tuần.
Nếu sau 2 tuần điều trị mà không thuyên giảm, vùng da bị tổn thương không trở lại bình thường hoặc đau, ngứa nhiều hơn, người bệnh nên tái khám để được chẩn đoán và chỉ định thuốc điều trị khác, đặc biệt là khi xuất hiện mụn mủ, mụn nước, vết loét.
Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc điều trị nấm bàn chân có tác dụng kháng nấm mạnh hơn như Ciclopirox, Econazole, thuốc Ketoconazole, Naftifine, Oxiconazole, Sulconazole, ... Ngoài ra, một số loại kem, dung dịch bôi khác có thể được cân nhắc sử dụng để điều trị triệu chứng của bệnh như:
- Giảm vảy sừng: Dung dịch gồm có ure và axit salicylic hoặc axit lactic. Sau khi bôi hợp chất này để làm giảm vảy sừng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để kem chống nấm thẩm thấu vào da dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Giảm tiết mồ hôi: Dung dịch có thành phần là nhôm clorua có tác dụng giảm tiết mồ hôi ở chân, giúp ngăn ngừa, hạn chế nhiễm nấm da chân.
- Giảm nhiễm trùng: Để ngăn ngừa hoặc giảm tình trạng vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể bôi kem kháng sinh.
- Giảm ngứa: Để giảm ngứa do vi khuẩn nấm gây ra có thể bôi thuốc kháng histamin.
Trong trường hợp việc sử dụng thuốc bôi không làm triệu chứng của nấm bàn chân thuyên giảm, có thể chuyển sang uống thuốc kháng nấm như Fluconazole, Griseofulvin, Itraconazole, Ketoconazole, Terbinafine, ... trong 3 - 4 tuần.
4.2 Chăm sóc da khi bị nhiễm nấm bàn chân
Chăm sóc da chân bằng các cách sau khi đang bị nhiễm nấm da chân là rất cần thiết, giúp ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm:
- Luôn giữ chân khô thoáng, sạch sẽ., tránh tạo môi trường ẩm ướt để vi khuẩn nấm hình thành và phát triển.
- Rửa chân sạch sẽ mỗi ngày, sau khi rửa có thể sử dụng khăn để lau khô.
- Luôn sử dụng riêng vật dụng cá nhân, đặc biệt là khăn tắm, khăn riêng ở chân.
- Sử dụng tất có chất liệu từ vải cotton giúp làm thoáng da bàn chân khi mang giày kín. Tuy nhiên, cần lưu ý thay tất để tránh tạo môi trường làm nấm bàn chân.
- Thường xuyên sử dụng dép, đặc biệt là ở nơi công cộng.
- Tránh mang giày được làm từ cao su, nhựa.
- Sử dụng thuốc kháng nấm dạng bột để vào trong giày khi mang.
Khi thấy các triệu chứng ngứa, nổi mụn nước, tiết dịch, đóng vảy dày sừng hoặc thậm chí là gây lở loét ở bàn chân, người bệnh nên đến thăm khám các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc hợp lý.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Lăn kim là một phương pháp thẩm mỹ hiệu quả nhằm kích thích lưu thông máu trên da, giảm sẹo mụn và tăng cường sản xuất collagen. Tuy nhiên, quy trình này đôi khi có thể gây tổn thương da, người thực hiện phương pháp này phải chăm sóc da sau lăn kim để củng cố hàng rào bảo vệ da trong quá trình lành lại.