1

Nguy cơ tử vong do ấu trùng mò đốt - Bệnh viện 108

Ca bệnh:

Bệnh nhân nam 83 tuổi tiền sử tăng huyết áp, nghề nghiệp làm vườn, khởi phát bệnh 10 ngày trước vào viện với biểu hiện sốt cao, có cơn rét run kèm theo đau đầu và ho thúng thắng.

Người bệnh đã được điều trị tại bệnh viện huyện nhưng không đỡ, ngày càng nặng hơn. Bệnh nhân được chuyển đến khoa Bệnh lây đường hô hấp và hồi sức trong tình trạng ý thức lơ mơ, kích thích vật vã, sốt cao liên tục, huyết áp tụt thấp, khó thở và thiểu niệu.

Thăm khám phát hiện có 1 vết loét điển hình do ấu trùng mò đốt ở vùng bìu với kích thước 1x1,5 cm, hình bầu dục, có vẩy thâm; xét nghiệm test nhanh và PCR với O. tsutsugamushi trong máu đều dương tính.

Bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh sốt mò biến chứng suy đa tạng (hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, rối loạn đông máu).

Người bệnh được áp dụng các biện pháp điều trị hồi sức tích cực với kháng sinh đặc hiệu, thuốc vận mạch nâng huyết áp, thông khí nhân tạo, điều trị suy đa tạng, điều chỉnh rối loạn đường máu, cân bằng nước – điện giải, kiềm toan kết hợp nuôi dưỡng tích cực nâng đỡ thể trạng.

Sau 7 ngày điều trị, người bệnh hết sốt, bỏ được máy thở và rút ống nội khí quản, ngừng thuốc vận mạch, chức năng gan thận cải thiện.

Bệnh nhân khỏi bệnh và ra viện sau 21 ngày điều trị trong tình trạng bệnh đã hồi phục hoàn toàn.

Sốt mò (scrub typhus):

  • Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lưu hành ở Việt Nam và nhiều nước vùng nhiệt đới-cận nhiệt đới.
  • Bệnh có biểu hiện đặc trưng bởi sốt cao kéo dài, đau đầu dữ dội, da niêm mạc xung huyết và phát ban, vết loét ngoài da đặc trưng do ấu trùng mò đốt, sưng đau hạch ngoại vi gần nơi vết loét.
  • Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ xuất hiện tổn thương nhiều cơ quan, gây suy đa phủ tạng và tử vong.
  • Tác nhân gây sốt mò là Orientia tsutsugamushi, một loại vi khuẩn Gram âm thuộc họ Rickettsiacea.
  • Nguồn bệnh và trung gian truyền bệnh là loài mò Leptotrombidium. Bệnh sốt mò lưu hành ở những nơi có cây cỏ thấp, là sinh cảnh tự nhiên của quần thể mò - chuột, thường là vùng nông thôn. 

Dự phòng bệnh:

  • Tránh đi vào khu vực có lùm cây cỏ lúp xúp
  • Mặc quần áo kín, mặc quần áo có ngâm tẩm các hóa chất chống côn trùng như benzyl benzoat
  • Bôi các hóa chất xua côn trùng như diethyltoluamide lên các vùng da hở.
  • Kiểm soát quần thể mò - chuột bằng cách tiêu diệt chuột, sử dụng hóa chất diệt côn trùng, diệt cỏ hoặc đốt cỏ.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12131 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM 02:07
TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM
Không khí lạnh bủa vây miền Bắc và miền Trung, Cúm Mùa có cơ hội tấn công mạnh mẽ và gây ra những hậu quả trầm trọng ở người lớn tuổi.
 3 năm trước
 579 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây