1

Điểm mặt 3 vi rút corona gây dịch bệnh đầu thể kỷ 21 - Bệnh viện 108

Betacoronavirus:

  • Là một trong 4 Chi thuộc họ Coronaviridae
  • Các vi rút trong Họ này có nhiều loài đã xác định là gây bệnh cho người
  • Bao gồm: coronavirus 229E (HCoV-229E), coronavirus OC43 (HCoV-OC43), coronavirus NL63 (HCoV-NL-63), coronavirus HKU1, SARS-CoV, MERS-CoV và gần đây nhất là SARS-CoV-2. Các coronavirus gây bệnh cho người thường có vật chủ là loài dơi.

Về hình thái học:

  • L các hạt hình cầu có kích thước lớn, đường kính trung bình của các hạt vi rút khoảng 120 nm, vi rút có vỏ ngoài là lớp lipid kép, bao bọc các protein màng (M), protein vỏ (E) và các gai (S-spike).
  • Bên dưới lớp vỏ của vi rút là các nucleocapsid, chúng được hình thành từ nhiều bản sao của protein nucleocapsid (N), liên kết với RNA của vi rút, tạo nên cấu trúc kiểu chuỗi hạt liên tục.
  • Bộ gen của các Betacoronavirus có chứa a xít nhân là chuỗi RNA đơn, dương.
  • Kích thước bộ gen của coronavirus dao động từ 26,4 đến 31,7 kilobase, đây là bộ gen lớn nhất trong các vi rút RNA gây bệnh.
  • Tổ chức bộ gen của coronavirus là đuôi 5′-leader-UTR-replicase / transcriptase-spike (S) -envel (E) -membrane (M) -nucleocapsid (N) -3′UTR-poly (A).
  • Các khung đọc mở chiếm hai phần ba bộ gen vi rút, chúng mã hóa bốn protein cấu trúc chính: protein S, E, M và N. Xen kẽ giữa các khung đọc này là các khung đọc cho các protein phụ. Số lượng protein phụ và chức năng của chúng tùy thuộc vào loài coronavirus cụ thể.

SARS-CoV:

  • Vi rút này được phân lập, phát hiện bởi 2 nhà vi rút học người Đức là Christian Drosten và Stephan Günther, nghiên cứu của họ được công bố lần đầu tiên trên tạp chí N Engl J Med năm 2003.
  • Khi phân tích bộ gen của vi rút, các tác giả thấy rằng SARS-CoV có liên quan với các corona đã biết, và có trình tự nucleotide giống hệt nhau từ 50-60%. SARS-CoV gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). 
  • SARS-CoV xuất hiện ở tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc vào năm 2002 và lan sang năm châu lục thông qua các tuyến du lịch, hàng không, lây nhiễm cho 8.098 người và khiến 774 người tử vong.
  • Việt Nam là một trong 25 nước hứng chịu dịch bệnh với 65 người bị nhiễm, 5 người tử vong, nhưng ngày 28/4/2003, Việt Nam được WHO công nhận là nước đầu tiên khống chế được dịch bệnh, kết thúc chuỗi 45 ngày kinh hoàng chống SARS.

MERS-CoV:

  • Được đăng tải trên tạp chí N Engl J Med năm 2012 bởi Zaki và công sự về việc nuôi cấy thành công MERS-CoV .
  • Đây là loài coronavirus mới được phân lập lần đầu từ đờm của một người đàn ông 60 tuổi bị viêm phổi cấp tính và suy thận sau đó tử vong ở Ả Rập Saudi.
  • Vào năm 2012, MERS-CoV đã nổi lên là căn nguyên gây hội chứng hô hấp Trung đông (MESR) gây suy hô hấp cấp dẫn tới tử vong ở Bán đảo Ả Rập.
  • Đã có 2449 trường hợp được xác định dương tính với MERS-CoV.
  • MERS-CoV được cho là có nguồn gốc từ loài dơi nhưng vật chủ trung gian gây nhiễm cho con người là những con lạc đà.

SASR CoV-2

  • Ngày 31 tháng 12 năm 2019, giới chức Y tế Trung Quốc thống báo với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc phát hiện một chủng virus mới chưa từng biết tới, gây ra căn bệnh giống như viêm phổi ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Lúc đó họ gọi là bệnh "viêm phổi lạ".
  •  SASR CoV-2 là một Betacoronavirus mới với bộ gen có trình tự giống hệt với SARS-CoV tới 79,6%.
  • Ngày 10 tháng 1 năm 2020, trình tự bộ gene đầu tiên của SASR CoV-2 lần đầu tiên được công bố trên virological.org (chủng đầu tiên có tên là Wuhan-Hu-1 với mã số đăng ký trên GenBank là MN908947).
  • Tiếp theo đó tới 12 tháng 1 năm 2020, Trung Quốc tiếp tục chia sẻ dữ  liệu của bốn bộ gen khác của SASR CoV-2 trên ngân hàng dữ liệu trình tự của virus được quản lý bởi tổ chức Sáng kiến chia sẻ dữ liệu cúm toàn cầu (GISAID).  
  • SASR CoV-2 đã gây nên đại dịch COVID-2019 cho thế kỷ 21 đã gây bệnh cho hơn 2,5 triệu người và giết chết hơn 177.000 người, với 218 quốc gia và vùng lãnh thổ có người nhiễm (tính đến tháng 4/2020).
  • Việt Nam là 1 trong số ít quốc gia có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp với 268 người bị nhiễm và chưa có ca tử vong nào.  
  • Ngày 11 tháng 3 năm 2020 tại Geneva, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố dịch COVID 19 do SARS-CoV-2 là đại dịch trên toàn cầu.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12131 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây