1

Máu lưu thông qua phổi như thế nào?

Tuần hoàn bên trong cơ thể con người gồm hai vòng tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn qua phổi). Quá trình trao đổi khí ở phổi diễn ra khi máu lưu thông qua phổi, đây quá trình quan trọng nhằm tạo ra máu giàu oxy cung cấp cho các mô và cơ quan của cơ thể.

1. Sơ lược cấu tạo giải phẫu của phổi

Phổi là một tạng thuộc hệ hô hấp, nằm trong lồng ngực, gồm có hai bên là phổi phải và phổi trái. Phổi được cố định trong khoang màng phổi bởi cuống phổi và các dây chằng.

Mặt trong của hai bên phổi có rốn phổi, là nơi mà các thành phần của cuống phổi đi qua, bao gồm: Phế quản chính, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, động mạch phế quản, tĩnh mạch phế quản, các dây thần kinh và hạch bạch huyết.

Phế quản chính được phân chia thành phế quản gốc phải và phế quản gốc trái đi vào mỗi bên phổi qua rốn phổi. Sau đó, tiếp tục chia nhỏ thành các phế quản thùy, phế quản phân thùy, phế quản tiểu thùy và cuối cùng là các tiểu phế quản tận dẫn khí vào các ống phế nang, túi phế nang và phế nang. Bề mặt phế nang dày đặc mao mạch nhằm thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí giữa máu và không khí.

Máu lưu thông qua phổi như thế nào?
Hình ảnh cấu tạo giải phẫu của phổi

2. Máu lưu thông qua phổi như thế nào?

Tuần hoàn bên trong cơ thể con người gồm hai vòng tuần hoàn, là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn qua phổi). Vòng tuần hoàn lớn là vòng tuần hoàn đưa máu giàu oxy tới nuôi sống các mô, cơ quan của cơ thể, đồng thời thu nhận carbon dioxide - một sản phẩm thải loại từ quá trình chuyển hóa. Vòng tuần hoàn nhỏ là vòng tuần hoàn đưa máu tới phổi để thải loại carbon dioxide và thu nhận oxy.

Máu từ tâm thất phải qua van động mạch phổi sẽ đi vào động mạch phổi, sau đó tiếp tục đi theo các nhánh động mạch phân chia nhỏ hơn, và cuối cùng là tới hệ mao mạch ở bề mặt các phế nang - nơi sẽ diễn ra sự trao đổi khí.

Oxy trong không khí theo thì thở vào sẽ đi vào phế nang, sau đó thấm qua thành mao mạch rất mỏng để đi vào trong dòng máu mới tới. Đồng thời, carbon dioxide sẽ từ dòng máu qua thành mao mạch vào trong không khí và được tống xuất ra khỏi cơ thể trong thì thở ra.

Máu lưu thông qua phổi như thế nào?
Sơ đồ tuần hoàn phổi và dòng máu lưu thông

 

Dòng máu sau khi đã được oxy hóa sẽ theo hệ thống tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái, sau đó qua van hai lá xuống tâm thất trái rồi qua van động mạch chủ vào vòng tuần hoàn lớn, đưa oxy đi nuôi sống các mô, cơ quan của cơ thể.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây