1

Loét tiêu hóa: làm sao để chữa lành và tránh tái phát?- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

A- Loét tiêu hóa là gì?

Loét tiêu hóa là vết loét trên niêm mạc đường tiêu hóa. Đường tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày, tá tràng (phần đầu của ruột) và ruột. Hầu hết các vết loét xuất hiện ở tá tràng. Những vết loét này được gọi là loét tá tràng. 

  • Loét ở dạ dày được gọi là loét dạ dày.
  • Loét ở thực quản được gọi là loét thực quản.

B. Nguyên nhân gây loét?

  • Các bác sĩ thường cho rằng loét gây ra bởi stress hoặc do thức ăn có quá nhiều chất chua. Hiện nay, chúng ta đã biết là điều này không còn đúng sự thật vì hầu hết các vết loét đều do nhiễm trùng. Nhiễm trùng này gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori, hoặc gọi tắt là H. pylori.
  • Acid và các dịch tiết khác của dạ dày có thể góp phần hình thành loét bằng cách gây bỏng ở niêm mạc đường tiêu hóa. Điều này xảy ra khi dạ dày người bệnh sản sinh ra quá nhiều acid hoặc khi niêm mạc đường tiêu hóa đã sẵn bị tổn thương do một nguyên nhân nào khác.
  • Căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần không nhất thiết phải gây ra loét, nhưng có thể làm nặng hơn một vết loét có sẵn.
  • Loét còn được gây ra bởi các thuốc kháng viêm. Mặc dù không thấy xuất hiện vấn đề gì nghiêm trọng ở đa số những trường hợp dùng thuốc này, việc sử dụng chúng lâu dài có thể gây thương tổn ở niêm mạc dạ dày dẫn đến loét. 

C. Làm sao để biết được bệnh nhân có loét tiêu hóa?

  • Bác sĩ hỏi về các triệu chứng của bệnh nhân và có thể bắt đầu điều trị bằng một số thuốc trước khi tiến hành các xét nghiệm.
  • Điều này dựa trên cơ sở khoa học là các vết loét thường diễn biến tốt hơn trong vòng một tuần điều trị.
  • Có thể sẽ không cần kiểm tra thêm nếu tình hình diễn tiến khả quan hơn.
  • Nếu các triệu chứng không thuyên giảm, cần làm nội soi hoặc chụp dạ dày có cản quang để thám sát đường tiêu hóa trên.
  • Bác sĩ quan sát dạ dày của người bệnh bằng một ống nhỏ có gắn camera trong khi nội soi.
  • Có thể lấy một mẫu sinh thiết niêm mạc dạ dày để phát hiện H. pylori.
  • Xét nghiệm kiểm tra máu và hơi thở cũng có thể được sử dụng để tầm soát H. pylori.

 D. Những dấu hiệu cho thấy có thể bị loét tiêu hóa

  • Cảm thấy khá hơn sau khi ăn uống, rồi tệ hơn 1 hoặc 2 giờ sau đó (loét tá tràng)
  • Cảm thấy đau và khó chịu hơn sau khi ăn uống (loét dạ dày)
  • Đau thượng vị đánh thức bệnh nhân vào ban đêm
  • Ăn mau no
  • Cảm giác nặng, đầy hơi, nóng hay đau âm ỉ vùng thượng vị
  • Ói mửa
  • Giảm cân không chủ ý

E. Loét tiêu hóa được điều trị ra sao?

  • Một trong những cách để điều trị loét tiêu hóa là tiệt trừ vi khuẩn H. pylori.
  • Điều trị còn nhằm mục đích giảm lượng acid dạ dày, trung hòa acid và bảo vệ vùng tổn thương giúp nó có thể tự lành.
  • Điều quan trọng là phải ngưng hút thuốc và uống rượu vì chúng gây tổn thương cho niêm mạc đường tiêu hóa.

F. Điều trị bộ ba là gì?

  • Bộ ba trị liệu là một liệu pháp dùng để loại bỏ vi khuẩn H. pylori. Nó là sự kết hợp của 2 kháng sinh với Subsalicylate bismuth (Pepto-Bismol). Một số kết hợp khác cũng có thể có hiệu quả.
  • Liệu pháp này thường kết hợp với các thuốc làm giảm lượng acid do dạ dày tiết ra.

G. Các loại thuốc khác?

  • Một số thuốc khác có thể được sử dụng để giúp điều trị các vết loét.
  • Hai loại thuốc (thuốc chẹn thụ thể H2 và thuốc ức chế bơm proton) làm giảm lượng acid tiết ra bởi dạ dày.
  • Bệnh  nhân thường cảm thấy đỡ hơn trong vòng 3 ngày.
  • Thuốc kháng acid trung hòa lượng acid do dạ dày sản xuất ra.
  • Sucralfate, một loại thuốc bao phủ và che chở, bảo vệ ổ loét khỏi chất acid chờ thời gian chữa lành.
  • Misoprostol, một loại thuốc khác, làm giảm lượng acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nó thường được sử dụng để ngăn ngừa loét dạ dày ở những bệnh nhân cần dùng đến thuốc kháng viêm và những người đã có kích ứng hoặc loét dạ dày trong quá khứ.

H. Bệnh nhân cần dùng thuốc trong bao lâu?

  • Điều trị loại bỏ vi khuẩn H. pylori thường mất khoảng 2 đến 3 tuần. Sau đó là dùng thuốc giảm acid dạ dày trong 8 tuần.  Hầu hết các vết loét đều lành trong khoảng thời gian này.
  • Nếu các triệu chứng trở lại sau khi ngừng uống thuốc, có thể cần phải đổi một loại thuốc khác hoặc dùng một liều thuốc thấp để duy trì mỗi ngày, ngay cả khi không đau, để ngăn ngừa loét tái phát.

G. Lời khuyên khi chữa trị loét tiêu hóa

  • Không hút thuốc.
  • Tránh các loại thuốc kháng viêm như aspirin và ibuprofen.
  • Tránh các chất caffeine và rượu (hoặc chỉ dùng một lượng nhỏ sau khi ăn no).
  • Tránh các thức ăn nhiều gia vị nếu chúng gây ra chứng ợ nóng.

H. Các thực phẩm có ảnh hưởng đến loét tiêu hóa hay không?

  • Có thể ảnh hưởng. Nhưng điều này không đúng với tất cả mọi người.
  • Một số thực phẩm và thức uống có thể khiến cơn đau nặng hơn. Chúng bao gồm cà phê thường và cà phê đã khử chất caffein, trà, sô cô la, chiết xuất thịt, rượu, hạt tiêu đen, bột ớt, hạt cải và hạt nhục đậu khấu, các thức ăn có vị chua.
  • Nên tránh những thức ăn này nếu chúng gây khó chịu sau khi dùng.
  • Nên giữ chế độ ăn uống cân bằng.
  • Hãy thử chia khẩu phần hàng ngày thành các bữa ăn nhỏ, ăn thường xuyên hơn khi đang bị đau do loét tiêu hóa.

I. Loét tiêu hóa có nghiêm trọng?

Hầu hết những trường hợp loét tiêu hóa chỉ có biểu hiện đau vùng thượng vị. Một số bệnh nhân khác lại không có bất kỳ triệu chứng nào cả. Tuy nhiên, vết loét có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe như:

  • Đôi khi các vết loét có thể chảy máu.
  • Nếu các vết loét trở nên quá sâu, chúng có thể gây thủng dạ dày.
  • Loét co kéo có thể gây tắc nghẽn khiến thức ăn không đi qua được dạ dày (hẹp môn vị). Điều này sẽ gây ra buồn nôn, ói mửa và giảm cân.

J. Những dấu hiệu cảnh báo loét tiêu hóa trầm trọng

  • Nôn ra máu.
  • Nôn mửa ra thức ăn từ những ngày trước.
  • Cảm thấy lạnh run.
  • Cảm thấy yếu lả bất thường hoặc chóng mặt.
  • Có máu trong phân (máu có thể làm cho phân có màu đen giống hắc ín).
  • Buồn nôn liên tục hoặc nôn mửa tái diễn.
  • Đau dữ dội, đột ngột ở thượng vị
  • Giảm cân tiếp diễn.
  • Uống thuốc nhưng vẫn không hết đau.
  • Đau lói ra sau lưng.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
CÔNG NGHỆ NỘI SOI NBI 5P: TIÊU CHUẨN VÀNG TRONG PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ CÔNG NGHỆ NỘI SOI NBI 5P: TIÊU CHUẨN VÀNG TRONG PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ 01:28
CÔNG NGHỆ NỘI SOI NBI 5P: TIÊU CHUẨN VÀNG TRONG PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ
Loại bỏ khối u ngay trong quá trình nội soi mà không cần phẫu thuậtCông nghệ nội soi NBI 5P đang được ứng dụng hiệu quả tại Hệ thống y tế...
 3 năm trước
 874 Lượt xem
ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI 01:57
ĐẾN ĐÂY NỘI SOI TIÊU HOÁ THEO LỜI KHUYÊN CỦA VỢ, TÔI ĐÃ CÓ TRẢI NGHIỆM THẬT THƯ THÁI
 Chị Phạm Phương Nhung từng đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc nội soi tiêu hóa 2 năm trước đây. Chính từ trải nghiệm thực tế của mình nên khi...
 3 năm trước
 824 Lượt xem
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM 02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
 Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
 3 năm trước
 620 Lượt xem
NGHI NGỜ ĐAU DẠ DÀY, ĐI NỘI SOI PHÁT HIỆN TĂM DÀI 3CM TRONG Ổ BỤNG NGHI NGỜ ĐAU DẠ DÀY, ĐI NỘI SOI PHÁT HIỆN TĂM DÀI 3CM TRONG Ổ BỤNG 00:05
NGHI NGỜ ĐAU DẠ DÀY, ĐI NỘI SOI PHÁT HIỆN TĂM DÀI 3CM TRONG Ổ BỤNG
 Bệnh nhân Thái Hoài Hương (19 tuổi, Hà Nội) đã có 1 tuần mất ngủ bởi những cơn đau bụng xuất hiện vào ban đêm. Nghĩ bị đau dạ dày, Hương tự...
 3 năm trước
 608 Lượt xem
NỘI SOI TIÊU HÓA KHÔNG ĐAU KHÔNG NÔN NAO KHÁCH HÀNG ĐỒNG LOẠT CHO 5 SAO NỘI SOI TIÊU HÓA KHÔNG ĐAU KHÔNG NÔN NAO KHÁCH HÀNG ĐỒNG LOẠT CHO 5 SAO 02:09
NỘI SOI TIÊU HÓA KHÔNG ĐAU KHÔNG NÔN NAO KHÁCH HÀNG ĐỒNG LOẠT CHO 5 SAO
 Khách hàng nào cũng rất hài lòng khi đến Thu Cúc trải nghiệm dịch vụ nội soi dạ dày đại tràng siêu êm ái như đi nghỉ dưỡng lại giúp phát hiện...
 3 năm trước
 606 Lượt xem
Tiếng lành đồn xa: Nghe nói nội soi đại tràng ở Thu Cúc "rất thích" vị khách quyết chọn Thu Cúc cho lần nội soi đầu tiên Tiếng lành đồn xa: Nghe nói nội soi đại tràng ở Thu Cúc "rất thích" vị khách quyết chọn Thu Cúc cho lần nội soi đầu tiên 12:08
Tiếng lành đồn xa: Nghe nói nội soi đại tràng ở Thu Cúc "rất thích" vị khách quyết chọn Thu Cúc cho lần nội soi đầu tiên
Để lần đầu tiên nội soi đại tràng diễn ra dễ chịu và thuận lợi nhất, bác Đào Thế Đông đã quyết định lựa chọn thực hiện tại Bệnh viện Thu Cúc sau...
 3 năm trước
 646 Lượt xem
Tin liên quan
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?
Xuất huyết tiêu hóa có nguy hiểm không?

Xuất huyết tiêu hóa dần dần sẽ gây thiếu máu, nôn ra máu hoặc phân có lẫn máu. Chảy máu trong nghiêm trọng thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng và cần can thiệp phẫu thuật.

Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị
Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị

Loét dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu trì hoãn hoặc không điều trị đúng cách thì tình trạng sẽ ngày càng nặng và còn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây